
Khi đến ngày là lại bị đau bụng và hơi buốt lưng bình thường hay là bệnh ?
Bạn gái mình mỗi khi đến ngày là lại bị đau bụng và hơi buốt lưng
như thế thì bạn gái mình dang có bệnh hay là bình thường hả mọi người

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể người phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn là một dấu hiệu của một sức khỏe sinh sản tốt. Tuy nhiên, khi hành kinh, người phụ nữ thường trải qua một số triệu chứng khó chịu, trong đó có đau bụng. Một số phương pháp đơn giản và hiệu quả sau sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi "đến tháng".
Chườm nước nóng
Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.
Đắp gừng tươi
Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
Dán cao hoặc xoa dầu
Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.
Massage nhẹ
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, các bạn nữ nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...
Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng trương hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.

Chào bạn
Đau bụng và đau lưng khi hành kinh là bình thường mà bạn.
Nói về đau lưng trong những ngày hành kinh, thầy thuốc thường muốn tìm hiểu thêm những yếu tố khác như bao nhiêu tuổi, đã kết hôn hay đã sinh đẻ? Đau lưng đơn thuần hay kèm cả đau quặn vùng tử cung... Thư không nói rõ cho nên chúng tôi chỉ có thể cung cấp một số thông tin chung.
Đau khi hành kinh thường là những cơn đau quặn trong những ngày hành kinh; chỉ đơn thuần đau mỏi lưng là diễn biến nhẹ của đau bụng kinh.
Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormôn trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.
Nếu kinh nguyệt đau ở phụ nữ đã từng có chu kỳ kinh bình thường hơn 3 năm thì gọi là kinh nguyệt đau thứ phát. Thể đau bụng kinh này thường gặp nhiều hơn và do một bệnh chính nào đó như lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn tiểu khung hay u sơ tử cung.
Đau bụng kinh có nhiều mức độ, một số chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới hay sau lưng, nhiều người khác lại có những cơn đau quặn dữ dội. Đau nhiều nhất vào lúc bắt đầu hành kinh. Cũng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn.
Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khoẻ nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.
Nguyên nhân đau bụng kinh chưa rõ lắm nhưng có liên quan đến các trạng thái như: viêm nhiễm, táo bón, chấn động tâm lý, mất thăng bằng về hormôn và sự tăng cao nồng độ Prostaglandin (gây co thắt tử cung, ức chế sự cung cấp oxygen cho tử cung và làm tăng độ nhạy cảm thần kinh). Lạc nội mạc tử cung là một nguyên nhân cần nghĩ đến khi đau bụng kinh kéo dài và nặng hơn trước.
Thuốc giảm đau thông thường như aspirin, ibuprofen có thể có tác dụng tốt với những trường hợp đau bụng kinh nhẹ hay trung bình; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc chống prostaglandine (chất gây tử cung co bóp). Với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động nhẹ nhàng, tắm nóng có thể giúp giảm đau.
Cần đi khám bác sĩ phụ khoa nếu: Bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc thấy đau hơn so với trước đây.