Câu hỏi

30/05/2013 01:07
Kinh nghiệm đi xe đường trường?
Sắp tới tôi có việc phải đi Thanh Hoá (Sầm Sơn). Lần đầu tiên tự lái bằng xe con nên không biết từ Hà Nội - Thanh Hoá có khu vực nào phải hạn chế tốc độ và kinh nghiệm khi chạy đường trường như thế nào?
Nguồn: vnexpress.
MrCuong
30/05/2013 01:07
Mr_XjnhZaj
30/05/2013 01:07
Nguồn: vnexpress.
Danh sách câu trả lời (27)

Tôi đã đọc các ý kiến tham gia góp ý với bạn. Theo tôi bạn đã học luật tốt nhất là chấp hành nghiêm theo luật qui định nhất là về tốc độ. Trong thị trấn, thị xã, thành phố tốc độ <50km/h đường trường>80km/h. Khi vượt xe phải chú ý thật an toàn mới vượt.
Có ý kiến khuyên bạn nên đi sau xe khách biển Thanh Hóa (36). Theo tôi ý kiến này không chính xác vì đi sau xe khác bạn luôn khuất tầm nhìn và không chủ động xử lý, hơn nữa xe khách luôn đi rất ẩu và luôn vượt tốc độ cho phép. bạn nên chủ động đi với tốc độ theo luật qui định và mình ưa thích, luôn đề phòng các nơi khuất tầm nhìn để chủ động xử lý
Nguyễn Thế Việt
Có ý kiến khuyên bạn nên đi sau xe khách biển Thanh Hóa (36). Theo tôi ý kiến này không chính xác vì đi sau xe khác bạn luôn khuất tầm nhìn và không chủ động xử lý, hơn nữa xe khách luôn đi rất ẩu và luôn vượt tốc độ cho phép. bạn nên chủ động đi với tốc độ theo luật qui định và mình ưa thích, luôn đề phòng các nơi khuất tầm nhìn để chủ động xử lý
Nguyễn Thế Việt

Tự tin, nhưng không ẩu
Cuối tháng 6 vừa rồi, tôi cũng vừa từ Hà Nội đi Quảng Bình và cũng là dân lần đầu đi xa, sau khi đã có bằng chỉ mới được hơn 4 tháng thôi (số lần đi xe trên đường phố HN chỉ vài lần). Có chút ít gọi là kinh nghiệm thu hoạch sau chuyến đi như sau:
.Hết sức tự tin nhưng không được ẩu. Vì ngày sắp khởi hành tôi cũng hồi hộp lắm, thậm chí có lúc định thôi không đi nữa.
2.Trước ngày đi tốt nhất nên đem xe đến trạm bảo hành kiểm tra lại mấy thông số cần thiết như lốp, phanh, làm mát, điều hoà..để tạo tâm lí yên tâm về máy móc.
3. Trước đó tôi hay mở mục tư vấn này để học hỏi kinh nghiệm các bác tài trao đổi trên mạng như kinh nghiệm vào cua, phanh, đường trơn, cách vượt, cách phanh, cách cầm vô lăng, tư thế ngồi...
4.Đúng như nhiều ý kiến đã góp ý cứ tuân theo bảng chỉ dân tốc độ mà đi, đừng đua đòi phóng nhanh, vượt ẩu. Phương châm là dân lái mới nên nhún nhường bậc đàn anh (cứ nên coi tất cả bác tài gặp trên đường đều là bậc cao niên trong nghề lái), nhưng cũng đừng rụt rè qúa, phải vứng tâm theo luật và lí thuyết mình đã học.
5. Đúng là cần tỉnh táo, đêm trước khi đi phải ngủ đủ ít ra là 6, 7 tiếng. Trên đường cứ khoảng lân cận 100 km nên nghỉ (hoặc thay lái thì tốt) chục phút cho tỉnh táo. Có dấu hiệu buồn ngủ là phải dừng luôn bên đường, nếu chợp mắt dù chỉ 5 phút cũng tốt..
6.Tôi cũng khiếp CSGT lắm vì họ cứ như ở đâu ra ấy, nhưng mình cố gắng giữ đúng tốc độ thì cũng yên tâm. Nếu có bị phạt oan cũng tự an ủi "mới lái bị phạt một tí cho biết mùi", để cả chuyến đi không bị ấm ức, phân tâm dễ sảy ra tai nạn.
7. Thường khi gần đến đích (hay kết thúc chuyến đi) rất phấn khích vì thành tích ban đầu, lúc ấy dễ phạm sai sót đáng tiếc như quá tốc độ, va chạm.v.v. Vì thế càng gần cuối đoạn đường càng cần phải tĩnh tâm đừng quá hoan hỉ vui mừng.
8. Nên có một người ngồi bên tay lái như bà xã cũng được (tốt nhất là người biết lái hơn, hoặc như mình cũng được) giúp nhắc nhở biển báo, tình huống sắp gặp xe trước mặt hay xe sau, qua cầu, chỗ đông người ...cần chú ý.
Vì thường người mới lái sự quan sát trên đường còn kém nhanh nhạy lắm. Tôi vừa hoàn thành chuyến đi đang rất phấn khởi, có cảm giác tay nghề được nâng lên chút ít, tự tin hơn. Còn nhớ được chút ít kinh nghiệm, xin chia sẻ với bạn.
Chúc bạn thành công.
Phạm Toàn
Cuối tháng 6 vừa rồi, tôi cũng vừa từ Hà Nội đi Quảng Bình và cũng là dân lần đầu đi xa, sau khi đã có bằng chỉ mới được hơn 4 tháng thôi (số lần đi xe trên đường phố HN chỉ vài lần). Có chút ít gọi là kinh nghiệm thu hoạch sau chuyến đi như sau:
.Hết sức tự tin nhưng không được ẩu. Vì ngày sắp khởi hành tôi cũng hồi hộp lắm, thậm chí có lúc định thôi không đi nữa.
2.Trước ngày đi tốt nhất nên đem xe đến trạm bảo hành kiểm tra lại mấy thông số cần thiết như lốp, phanh, làm mát, điều hoà..để tạo tâm lí yên tâm về máy móc.
3. Trước đó tôi hay mở mục tư vấn này để học hỏi kinh nghiệm các bác tài trao đổi trên mạng như kinh nghiệm vào cua, phanh, đường trơn, cách vượt, cách phanh, cách cầm vô lăng, tư thế ngồi...
4.Đúng như nhiều ý kiến đã góp ý cứ tuân theo bảng chỉ dân tốc độ mà đi, đừng đua đòi phóng nhanh, vượt ẩu. Phương châm là dân lái mới nên nhún nhường bậc đàn anh (cứ nên coi tất cả bác tài gặp trên đường đều là bậc cao niên trong nghề lái), nhưng cũng đừng rụt rè qúa, phải vứng tâm theo luật và lí thuyết mình đã học.
5. Đúng là cần tỉnh táo, đêm trước khi đi phải ngủ đủ ít ra là 6, 7 tiếng. Trên đường cứ khoảng lân cận 100 km nên nghỉ (hoặc thay lái thì tốt) chục phút cho tỉnh táo. Có dấu hiệu buồn ngủ là phải dừng luôn bên đường, nếu chợp mắt dù chỉ 5 phút cũng tốt..
6.Tôi cũng khiếp CSGT lắm vì họ cứ như ở đâu ra ấy, nhưng mình cố gắng giữ đúng tốc độ thì cũng yên tâm. Nếu có bị phạt oan cũng tự an ủi "mới lái bị phạt một tí cho biết mùi", để cả chuyến đi không bị ấm ức, phân tâm dễ sảy ra tai nạn.
7. Thường khi gần đến đích (hay kết thúc chuyến đi) rất phấn khích vì thành tích ban đầu, lúc ấy dễ phạm sai sót đáng tiếc như quá tốc độ, va chạm.v.v. Vì thế càng gần cuối đoạn đường càng cần phải tĩnh tâm đừng quá hoan hỉ vui mừng.
8. Nên có một người ngồi bên tay lái như bà xã cũng được (tốt nhất là người biết lái hơn, hoặc như mình cũng được) giúp nhắc nhở biển báo, tình huống sắp gặp xe trước mặt hay xe sau, qua cầu, chỗ đông người ...cần chú ý.
Vì thường người mới lái sự quan sát trên đường còn kém nhanh nhạy lắm. Tôi vừa hoàn thành chuyến đi đang rất phấn khởi, có cảm giác tay nghề được nâng lên chút ít, tự tin hơn. Còn nhớ được chút ít kinh nghiệm, xin chia sẻ với bạn.
Chúc bạn thành công.
Phạm Toàn
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip