Câu hỏi

30/05/2013 01:06
Cầm vô-lăng thế nào an toàn nhất?
Tôi lái xe liên tục (Innova của gia đình) đã được 2 năm nhưng cách cầm vô-lăng thì hình như chưa ổn vì dùng mỗi tay trái. Cầm hai tay thấy tròng trành, mỏi và có cảm giác bất an. Theo các bạn thế nào là an toàn nhất.
Tôi cũng tự thấy khá thuần thục trên khắp nẻo đường. Tuy nhiên cách cầm vô lăng thì hay bị góp ý, nhất là khi ông anh trai ngồi bên cạnh. Lúc đầu thì tôi ôm vô lăng bằng hai tay (10h 15') nhưng rồi không biết từ lúc nào thói quen này bị thay đổi, chỉ lái được bằng tay trái.
Trên bất cứ chặng đường nào, tốc độ bao nhiêu, trong phố đông, ngoài đường trường hay kể cả lúc vượt xe khác tôi chỉ cảm thấy thoải mái và an toàn khi cầm lái bằng một tay trái ở vị trí 9h trong khi tay phải chẳng để làm gì ngoài việc chạy số và lúc vào cua. Nếu cầm bằng hai tay thì thấy tròng trành, mỏi tay phải và cảm giác bất an.
Theo vnexpress.net
Lucky
30/05/2013 01:06
hoanganh
30/05/2013 01:06
namtuoc
30/05/2013 01:06
hoahong
30/05/2013 01:06
tranquangvinh
30/05/2013 01:06
Tôi cũng tự thấy khá thuần thục trên khắp nẻo đường. Tuy nhiên cách cầm vô lăng thì hay bị góp ý, nhất là khi ông anh trai ngồi bên cạnh. Lúc đầu thì tôi ôm vô lăng bằng hai tay (10h 15') nhưng rồi không biết từ lúc nào thói quen này bị thay đổi, chỉ lái được bằng tay trái.
Trên bất cứ chặng đường nào, tốc độ bao nhiêu, trong phố đông, ngoài đường trường hay kể cả lúc vượt xe khác tôi chỉ cảm thấy thoải mái và an toàn khi cầm lái bằng một tay trái ở vị trí 9h trong khi tay phải chẳng để làm gì ngoài việc chạy số và lúc vào cua. Nếu cầm bằng hai tay thì thấy tròng trành, mỏi tay phải và cảm giác bất an.
Theo vnexpress.net
Danh sách câu trả lời (27)

Lái xe bằng tay trái là đúng, khi vào cua thì đảo vô lăng bằng cả hai, thỉnh thoảng đổi tay phải cho đỡ mỏi. Chú ý tư thế ngồi lái phải thoải mái, để khoảng cách vừa đúng để ngồi dựa hẳn vào ghế, không nhấp nhổm, chú ý ngồi thẳng người, chân duỗi thoải mái, chân trái để sang bên cạnh bàn côn và duỗi thoải mái.

Xin bổ sung thêm một ý kiến nhỏ:
Phản xạ tự nhiên khi phanh xe của chúng ta gồm hai dạng.
1. Chân duỗi (đạp phanh) thì tay cũng duỗi (đối với người muốn tạo khoảng cách an toàn).
2. Chân duỗi, tay ghì (phản xạ hai tay che ngực hoặc đầu).
Các bác chạy xe một tay, tay kia để hờ lên cần số lúc phanh gấp sẽ ra sao nhỉ??? Không đẩy thì kéo cần số, đang phanh nghe số kêu kèn kẹt lại hốt hoảng buông phanh thì toi!!
Mong các bác tập thành thói quen lái xe bằng hai tay để anh em ta còn được trao đổi dài dài trên diễn đàn.
Phản xạ tự nhiên khi phanh xe của chúng ta gồm hai dạng.
1. Chân duỗi (đạp phanh) thì tay cũng duỗi (đối với người muốn tạo khoảng cách an toàn).
2. Chân duỗi, tay ghì (phản xạ hai tay che ngực hoặc đầu).
Các bác chạy xe một tay, tay kia để hờ lên cần số lúc phanh gấp sẽ ra sao nhỉ??? Không đẩy thì kéo cần số, đang phanh nghe số kêu kèn kẹt lại hốt hoảng buông phanh thì toi!!
Mong các bác tập thành thói quen lái xe bằng hai tay để anh em ta còn được trao đổi dài dài trên diễn đàn.

Chào các bác!
Xin góp ý với các bác như sau:
1.Luật giao thông đường bộ: cấm người khuyết tật (mất 1 tay) điều khiển phương tiện giao thông (kể cả xe ô tô số tự động hoặc loại chuyển đổi).
2. Giáo trình dạy lái xe trên toàn thế giới quy định: Phải điều khiển vô lăng bằng cả hai tay, tay phải ở vị trí 3-4 giờ, tay trái ở vị trí 9-10 giờ. Thiết kế các cần điều khiển phụ cũng đặt đúng vị trí này (bạn nào mới lái xe đừng thắc mắc tại cao hai cần điều khiển phụ hai bên vô lăng lại không cân nhau nhé)
3. Tư thế co hờ hai tay trước ngực với bàn tay nắm (khi hai tay cầm vô lăng) là tư thế phòng thủ cơ bản của linh trưởng hai chân, trong đó có con người. Ở tư thế này, thần kinh của bạn ở trạng thái cảnh giác nhất, sẵn sàng nhất, cho bạn phản xạ nhanh nhất (chẳng phải vô tình mà ở các môn thể thao võ thuật thi đấu đối kháng tay không, các vận động viên luôn thu tay về trước ngực đâu)
Tổng kết: Đã là thực tiễn khoa học và quy tắc chuẩn mực rồi thì đừng tìm cách làm khác đi. Bác nào đã có thói quen xấu này thì xin hãy sửa ngay, dù cảm thấy không thoải mái. Sau này thành nếp rồi sẽ không bị ức chế nữa đâu.
Chút quên: Từ 1/7/2009, người ngồi trên xe bắt buộc phải đeo dây an toàn, anh em chạy xe chúng ta lưu ý nhắc nhở nhau cùng thực hiện nhá, quyết không mất tiền vì lỗi này!!!!
Xin góp ý với các bác như sau:
1.Luật giao thông đường bộ: cấm người khuyết tật (mất 1 tay) điều khiển phương tiện giao thông (kể cả xe ô tô số tự động hoặc loại chuyển đổi).
2. Giáo trình dạy lái xe trên toàn thế giới quy định: Phải điều khiển vô lăng bằng cả hai tay, tay phải ở vị trí 3-4 giờ, tay trái ở vị trí 9-10 giờ. Thiết kế các cần điều khiển phụ cũng đặt đúng vị trí này (bạn nào mới lái xe đừng thắc mắc tại cao hai cần điều khiển phụ hai bên vô lăng lại không cân nhau nhé)
3. Tư thế co hờ hai tay trước ngực với bàn tay nắm (khi hai tay cầm vô lăng) là tư thế phòng thủ cơ bản của linh trưởng hai chân, trong đó có con người. Ở tư thế này, thần kinh của bạn ở trạng thái cảnh giác nhất, sẵn sàng nhất, cho bạn phản xạ nhanh nhất (chẳng phải vô tình mà ở các môn thể thao võ thuật thi đấu đối kháng tay không, các vận động viên luôn thu tay về trước ngực đâu)
Tổng kết: Đã là thực tiễn khoa học và quy tắc chuẩn mực rồi thì đừng tìm cách làm khác đi. Bác nào đã có thói quen xấu này thì xin hãy sửa ngay, dù cảm thấy không thoải mái. Sau này thành nếp rồi sẽ không bị ức chế nữa đâu.
Chút quên: Từ 1/7/2009, người ngồi trên xe bắt buộc phải đeo dây an toàn, anh em chạy xe chúng ta lưu ý nhắc nhở nhau cùng thực hiện nhá, quyết không mất tiền vì lỗi này!!!!

Tôi không biết người khác thì sao, còn tôi thì lái bằng tay trái (một tay) và cầm lái chỗ 8h là thấy thoải mái nhất. Còn tay phải để lên đùi (dĩ nhiên là đùi của mình). Nhiều người thì quen lái 2 tay nên khi lái một tay thấy khó lái. Còn về độ an toàn khi lái 1 hay 2 tay ddều như nhau.
Bằng chứng là tôi thấy ba tôi lái bằng hai tay. Mỗi khi ổng muốn đổi làn đường hay tránh vật gì đó, ổng bẻ rất mạnh là người ngồi trong xe có cảm giác mất hồn mỗi khi ổng tránh. Bởi vì khi gặp sự cố trước mặt thì giác quan điều khiển 2 tay làm việc cùng một lúc nên rất là mạnh. Có lẽ vì thế mà tôi thấy nhiều xe đâm vào lề, dải phân cách và vào cả nhà dân.
Còn tôi lái một tay nên khi gặp vấn đề trước mặt thì tôi vẫn tránh được và khi tránh thì không đến nỗi làm cho xe bị nghiêng hay người ngồi trên dồn về một bên. Nói chung tay nào cũng như nhau, còn về độ an toàn thì còn phải tùy thuộc vào người cầm tay lái điều khiển chiếc xe rất là nhiều.
Nhưng nói về cách thoái mái thì cầm 1 tay trái là thoải mái nhất, và cầm ở chỗ 8h, vì khi có vấn ddề thì mình cũng lách dễ dàng và mình có thể dựa cùi chỏ lên dùi nên sẽ không thấy mỏi và vướng víu.
Bằng chứng là tôi thấy ba tôi lái bằng hai tay. Mỗi khi ổng muốn đổi làn đường hay tránh vật gì đó, ổng bẻ rất mạnh là người ngồi trong xe có cảm giác mất hồn mỗi khi ổng tránh. Bởi vì khi gặp sự cố trước mặt thì giác quan điều khiển 2 tay làm việc cùng một lúc nên rất là mạnh. Có lẽ vì thế mà tôi thấy nhiều xe đâm vào lề, dải phân cách và vào cả nhà dân.
Còn tôi lái một tay nên khi gặp vấn đề trước mặt thì tôi vẫn tránh được và khi tránh thì không đến nỗi làm cho xe bị nghiêng hay người ngồi trên dồn về một bên. Nói chung tay nào cũng như nhau, còn về độ an toàn thì còn phải tùy thuộc vào người cầm tay lái điều khiển chiếc xe rất là nhiều.
Nhưng nói về cách thoái mái thì cầm 1 tay trái là thoải mái nhất, và cầm ở chỗ 8h, vì khi có vấn ddề thì mình cũng lách dễ dàng và mình có thể dựa cùi chỏ lên dùi nên sẽ không thấy mỏi và vướng víu.

Trong thực tế xe chạy với tốc độ dưới 50 km/h thì lái bằng 1 tay cũng không sao. Nhưng ở tốc độ cao hơn thì không nên vì điểm đặt bánh lái sẽ không chính xác và xe dễ bị lạng. Chính vì vậy bạn nên tập để lái được cả hai tay để khi có ngứa bên vai phải còn lấy tay trái để gãi chứ. Bạn chỉ quen lái bằng tay trái thì khi qua trạm soát vé bạn trả vé bằng tay phải à.
Nên theo tôi thuận cả hai tay vẫn tốt hơn,cung như cầu thủ bóng đá thuận cả hai chân.
Vài lời góp ý với bạn
Nên theo tôi thuận cả hai tay vẫn tốt hơn,cung như cầu thủ bóng đá thuận cả hai chân.
Vài lời góp ý với bạn
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip