
Kỳ kinh déo dài có sao ko?
tôi có kinh từ ngày 20 đến ngày thứ tư của kỳ kinh vẫn thấy ra,lượng kinh rất ít,trước đó 10ngày tôi mới kết thúc kỳ kinh dài 6 ngày,tôi có bị sao?

Câu hỏi của hầu hết chị em đặt ra là: Vòng kinh bao nhiêu ngày thì được coi là bình thường, và các yếu tố nào tác động đến chu kỳ này? Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể khác nhau ở các chị em.
Một thực tế là, có những điều được coi là hoàn toàn bình thường với chị em này thì lại có thể là bất thường với chị em khác. Nhưng có một điểm chung là, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21- 35 ngày có thể được coi là bình thường.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ đèn đỏ
Tuổi của một người phụ nữ: Khi một cô gái bắt đầu có kinh, có thể có chu kỳ sẽ khá bất thường hoặc rất dài vì chưa ổn định, có khi kéo dài tới 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu của một chu kì cho đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Điều này là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn.
Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Yếu tố di truyền: Khoảng cách của các chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Một người phụ nữ có thể có “mô hình” kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.
Căng thẳng: Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt.
Mất cân bằng nội tiết tố: Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
28 ngày được coi là thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ được cộng hoặc trừ đi 7 ngày (21 ngày hoặc 35 ngày) cũng có thể được như bình thường. Vì vậy, một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn cũng là bình thường, hoặc dài hơn cũng không có gì khác thường, bởi nó pù hợp với cơ địa của mỗi người.
Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kì ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày. Vì vậy, nếu chu kỳ ngắn nhất của chị em là 25 ngày và dài nhất là 32 ngày thì được coi là phạm vi bình thường. Nếu khoảng cách này chênh nhau 8-20 ngày thì bị coi là chu kì bất thường, còn trên 21 ngày thì bị coi là rất bất thường, chị em cần lưu ý và đi khám càng sớm càng tốt.
Làm sao để chu kì kinh nguyệt bình thường và đều đặn?
Để chu kì đèn đỏ được đều đặn và thường xuyên, chị em nên giữ cho cơ thể mình không bị béo phì, bởi vì, béo phì có thể đóng góp vào sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều. Tập thể dục thích hợp và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm các tác động tiêu cực của béo phì cũng như thiếu cân.
Kiểm soát căng thẳng và bỏ thuốc lá vì cả hai yếu tố này có thể làm rối loạn nguyệt san, uống thuốc tránh thai cũng có tác dụng ổn đinh chu kì.

chào bạn
Bạn ơi bạn nên hỏi rõ và chi tiết hơn, chứ đọc xong câu hỏi của bạn mình cung ko hiểu gì bạn ạ. Ko hiểu bạn kì kinh kéo dài hay là có hai lần kinh trong 1 tháng nữa, thực sự rất khó hiểu đối với câu hỏi này.
Theo mình biết thì Rong kinh thì hiện tượng ra máu kéo dài và nhiều vào đúng kỳ kinh. Còn có kinh xong hết, nửa tháng sau lại có rồi hết thì gọi là Rong huyết bạn ạ
Người đàn bà mỗi tháng đều có kinh nguyệt. Nếu mà có kinh xong rồi mà cái kinh đó kéo dài quá hơn 7 ngày, 7 ngày đến 10 ngày, hoặc là giữa chu kỳ kinh nguyệt tức đã hết kinh rồi mà ra máu lại, thì người ta gọi đó là rong kinh.
Rong kinh có thể ra máu thật nhiều nhưng cũng có thể ra ít thôi nhưng mà cứ ra xong rồi ngưng rồi ra lại, và ngoài ra nếu tự nhiên mà chảy máu bất thường, tức là nó không dính dáng tới kinh nguyệt của mình.
Ngoài bệnh rong kinh còn có rong huyết, thì rong kinh và rong huyết là một hay là hai bệnh khác nhau ?
Trả lời: Là hai bệnh đấy chứ . Rong kinh thì nó rõ ràng, có liên quan tới buồng trứng của mình. Còn nói về rong huyết thì nó lại khác.
Có nhiêu người bị rong huyết vì máu chảy trong âm đạo. Đôi khi chảy máu âm đạo có thể là do cổ tử cung bị lở (Viêm nhiễm Cổ tử cung) , có thể là tiền ung thư hoặc đang ung thư. Hoặc là mình có cái u xơ trong tử cung, trong cổ tử cung, khi mình đi lại hoặc làm cái gì đó (Gần chồng) mà nó đụng chạm làm cho chảy máu. Hoặc là trong âm đạo bị viêm nhiễm gây rách, lở.
--->Tất cả những hiện tượng đó gọi là rong huyết. Thường rong huyết không dính dáng gì tới rong kinh cả. Thí dụ mỗi lần người phụ nữ gần chồng sau đó lại ra máu thì đó là rong huyết. Và như vậy thì phải đi khám ngay bởi vì đó có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung. Đó cũng có thể là do viêm nhiễm lở cổ tử cung, lộ tuyến CTC.