
Lái xe ô tô bây giờ thật nguy hiểm, làm sao để giảm bớt rủi ro?


Khoán đường cho lực lượng bảo đảm an toàn giao thông
Theo tôi nên nghiên cứu mô hình ở một số nước để giải quyết theo hướng xã hội hóa việc bảo đảm an toàn giao thông
- Khoán từng đoạn đường cho lực lượng bảo đảm an toàn giao thông, đoạn nào không có tai nạn giao thông ở đó sẽ có lương cao, được khen thưởng. CSGT chỉ phạt khi người vi phạm cố tình gây mất an toàn chứ không phải phạt để kiếm tiền.
- Vận động địa phương, nhân dân tham gia và thưởng cho địa phương không có tai nạn giao thông.
- Xe càng cũ, càng dễ mất an toàn càng phải mua bảo hiểm cao. Như vậy đất nước ta sẽ dần loại được xe rác.
Với phương châm tất cả vì con người, chúng ta sẽ làm được. Mong các cấp có thẩm quyền kiên quyết hơn.

Tôi rất đồng ý với ý kiến các bạn tham gia, nhưng nếu tóm tắt lại thì cũng nằm hết trong Luật giao thông đường bộ cho cà xe máy và ô tô thôi, điều quan trọng là ý thức của người tham gia giao thông và tính nghiêm minh của CSGT, nói là một chuyện nhưng thực thi không dễ đâu các bạn ạ, nó thuộc tầm vĩ mô rồi.
Bạn transporter trước khi lái xe được như bây giờ thì bạn cũng đã từng trải qua thời kỳ tập lái thôi, như vậy lúc đó bạn cũng là một nguồn gây nguy hiểm cho người khác đó thôi. Còn chuyện cái bằng lái là chuyện dài nhiều tập...
Tôi khi mới lái xe cũng vậy, luôn nói rằng mình chưa kinh nghiệm nên phải thật cẩn thận, vì đầu tiên là sinh mạng mình trước, sau đó là người khác, nhưng tôi luôn bị các xe sau thúc, hay lấn ép xe, ra vẻ ta đây tay lái lụa vì đã lái lâu, nhưng họ có biết đâu rằng chính họ đang muốn gây tai nạn đó.
Đa số các tai nạn nghiêm trọng đều là các tài xế kinh nghiệm vì quen đường nên chủ quan, tôi đố ông nào mới biết lái mà dám thả đèo ào ào hay ra cao tốc chạy hết tốc độ đâu, và như vậy thì khả năng gây tai nạn của họ cũng rất thấp. Mới biết lái không có nghĩa là nguồn gây tây nạn mà đó chính là sự bất cân của các bác tài làm cho người khác liên lụy.
Tôi cũng là tài xế, nhưng khi đi xe người khác tôi hay thấy họ châm biếm khi thấy xe tập lái, như thể là họ là nguồn gây ra tai nạn vậy, mà họ quên rằng họ cũng từng ngồi trên đó.
Ngồi trên ô tô thấy xe máy chạy lấn tuyến thiệt, đa số họ vi phạm, thế nhhưng khi buông vô lăng để chạy gắn máy, có bác tài nào dám vỗ ngực nói mình không lấn tuyến, không vi phạm không? Rồi có nhớ lại lúc mình chưa biết lái ôtô mình lái xe máy có giống vậy không? hãy khoan phê phán người tham gia giao thông gắn máy, xã hội tạo ra họ đấy thôi và có cả chúng ta, con cháu và gia đình chúng ta trên đường đó.
Thân.

Nếu chúng ta tham gia giao thông bây giờ, phải hết sức cẩn thẩn, đặc biệt là bạn tham gia giao thông với tư cách là người cầm lái ôtô. Thử nghĩ xem có đúng không nhé?!
- Trên đường, cùng đi với mình, có những kẻ không có bằng lái vẫn chạy. Hoặc giả có bằng thì cũng có rất nhiều trường hợp bằng giả, bằng thi hộ (hệ thống đào tạo, thi sát hạch và cấp GP lái xe, ai đã học thì biết rồi!). Vậy, mình có bằng tử tế, học hành đàng hoàng, lái có thâm niên, gặp mấy trường hợp này, nguy cơ tai nạn không phải là thấp;
- Trên đường, cùng đi với mình, đặc biệt là đường dài, có xe khách, xe tải: Đây là 2 đối tượng xếp vào dạng hung thần trên quốc lộ. Dừng, trả, bắt khách vô lối, tùy tiện, tạt cánh đánh đầu vô tư, lấn đường, vượt phải là điều "thường ngày ở huyện".
Mà, kể cũng lạ. Lỗi vi phạm của đám xe này rất nhiều, nhưng không hiểu sao họ vẫn đi lại bình thường. Chẳng thấy cảnh sát phạt gì. Dừng lại theo tín hiệu, thấy chú phụ xe chạy ngược lại phía chốt cảnh sát (xe thì không dừng hẳn mà chạy chầm chậm có ý chờ), tay cầm "giấy tờ" nhăn nhở 1 vài phút, rồi xe lại qua.
Còn anh xe tải thì thôi rồi, không biết nhường đường là gì. Chạy quá tốc độ, siêu trường siêu trọng (vụ tai nạn xe container vừa qua ở Bình Dương là ví dụ). Gặp họ, nên tránh xa theo kiểu tránh voi chẳng xấu mặt nào. Cốt ở hai chữ "bình yên".
- Trên đường, đi cùng mình, có rất nhiều người không có xe, nên mượn xe chạy. Ít chạy thường xuyên nên kinh nghiệm xử lý tình huống non. Lại là xe mượn nên lạ xe. Thành thử, họ vô tình trở thành mối nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.
- Trên đường, giám sát quá trình mình tham gia giao thông là CSGT. Bao nhiêu bạn xem chương trình Táo quân đêm 30 tết (Tết 2010 hay 2009 cũng đều được) thì bao nhiêu bạn đồng ý với nội dung Táo Giao thông diễn? Cười đấy, vui đấy, 2 năm liên tiếp nói vấn đề rồi đấy, nhưng sao thấy nó không có chuyển biến. Còn tệ hại hơn, trắng trợn hơn, dã man hơn, ngang nhiên hơn.
Nên, sau tiếng cười của màn Táo Giao thông, sao thấy lòng cay đắng và chua chát. Bởi vậy, tuy mình là diện có học, đi làm và tích cóp để mua được cái xe đi lại cho thuận lợi, nhưng các bạn phải hết sức cẩn thận khi ra đường. Vô ý một cái là bị phạt liền à. Vừa mất tiền, vừa thấy ấm ức, khó chịu.
Mấy đúc kết được rút ra từ nhiều năm cầm lái, xin mạn phép chia sẻ với các bạn!
Transporter