
Làm thế nào để phát hiện và chữa trị bệnh trầm cảm?
Đặc biệt, trước khi dùng thuốc, bạn có biểu hiện suy sụp rất rõ như thức trắng đêm, khóc, rầu rĩ... Còn sau khi uống thuốc, tuy bạn mình đã ngủ được, ăn được và không khóc nữa, nhưng lại trốn tránh mọi người, gần như không muốn gặp ai, không muốn đi làm.
Còn trước đấy, bạn của mình là một người rất hòa nhã, vui vẻ, được mọi người quý mến. Trầm cảm chỉ "bùng phát" sau khi bạn chia tay với người yêu....
Mình rất muốn giúp bạn và đã lên mạng đọc mọi tài liệu về bệnh "Trầm cảm", nhưng thực sự chưa hề có kinh nghiệm về việc này.
Ai đã từng có người thân, hoặc từng biết cách chữa trị, mách giúp mình với nhé. Vì nghe nói có những trường hợp đã thành mãn tính, không khỏi được..
Mình rất cảm ơn

Môi bị sưng, nứt hay nóng rát đều là những dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề.
Môi bị sưng: Môi bị sưng đôi khi là triệu chứng của bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột). Khi bị bệnh Crohn, bệnh nhân không chỉ bị viêm trong ruột mà còn có thể bị sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất kỳ điểm nào trên cơ thể. Môi bị sưng cũng có thể do bệnh nhân nhạy cảm với một số loại thực phẩm.
Môi rạn nứt: Môi ở khóe miệng bị nứt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm môi bong vảy. Căn bệnh này xảy ra đôi khi do bệnh nhân bị thiếu máu và thiếu hụt chất sắt trong cơ thể. Ngoài ra, môi rạn nứt cũng có thể do bạn bị tiểu đường. Nồng độ đường trong máu cao thường đi kèm với những căn bệnh thúc đẩy nấm Candida phát triển, trong khi loại nấm này lại hay tác động tới lớp hạ bì mỏng ở khóe miệng.
Môi nóng rát: Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Các tế bào cảm giác có khả năng trở nên quá nhạy cảm khi bạn bị mất cân bằng tâm lý.
Môi nẻ: Môi thường xuyên bị đau và nứt nẻ là dấu hiệu của bệnh dị ứng. Bệnh này có thể khiến môi sưng lên, da bị nứt nẻ và tróc ra từng mảng. Các tác nhân gây dị ứng vô cùng đa dạng: Từ găng tay của nha sĩ, son môi cho tới đậu phộng. Bạn cần đặc biệt chú ý khi dùng mỹ phẩm để đề phòng dị ứng.
Vòng đỏ quanh môi: Đây là một triệu chứng của bệnh dị ứng. Vòng đỏ quanh môi thường xuất hiện khi bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga. Theo báo cáo, ngày càng có nhiều người bị dị ứng với axit benzoic trong các thức uống có ga và kem đánh răng, có lẽ vì hiện nay, họ dùng những đồ này nhiều hơn.
Môi đóng vảy cứng: Đây là triệu chứng của bệnh chàm môi. Da môi có ít tuyến bã nhờn hơn so với phần còn lại của da. Do đó, lớp da môi nhanh khô hơn những phần khác. Khi liếm môi quá nhiều, nước bọt khô đi sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ môi, làm môi bị khô. Không chỉ có vậy, liếm môi quá nhiều khiến khu vực xung quanh miệng khô và dễ bị nhiễm trùng. Khi bị khô môi, hãy bôi Vaseline và từ bỏ thói quen liếm môi.
Giộp môi: Môi bị giộp khi bệnh nhân bị nhiễm virus herpes. Một khi bạn đã nhiễm virus thì nó sẽ không bao giờ rời khỏi cơ thể của bạn. Nếu hiện tượng giộp môi cứ tái diễn, đó thường là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang có vấn đề. Môi giộp cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống không đầy đủ. Nếu có vết giộp nào xuất hiện trong hơn 15 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra.
Môi tím tái: Bệnh tim và các vấn đề về phổi đều ảnh hưởng đến lượng oxy lưu chuyển trong máu. Do đó, khi lượng oxy trong máu giảm đáng kể, môi sẽ chuyển sang sắc xanh. Nếu môi bạn nhợt nhạt nhưng vẫn có màu hồng, đó có thể là do bạn bị thiếu máu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh TRẦM CẢM
Nếu bạn mắc 5 trong số 9 dấu hiệu sau thì có lẽ bạn bị TRẦM CẢM rồi đó:
1. Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền.
2. Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy.
3. Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng).
4. Khó ngủ hoặc mất ngủ.
5. Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này.
6. Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày.
7. Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng).
8. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định.
9. Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ MÀ MIỄN PHÍ,bạn đọc bài viết sau nhé
http://yeutro.tk/phuong-phap-chua-benh-tram-cam-hieu-qua/

Ngọc Thanh là một thiếu nữ Cần Thơ, đi làm khi vừa tốt nghiệp trung học. Sau đó cô rơi vào trạng thái buồn chán rồi quyên sinh bằng thuốc ngủ khiến gia đình vô cùng đau khổ. Chị của Ngọc Thanh là Ngọc Loan nói rằng em gái cô bị trầm cảm hai ba tháng trước đó.
Theo bác sĩ Lê Phương Thuý, chuyên khoa thần kinh và tâm lý, đang hành nghề tại Hoa Kỳ, trầm cảm là một căn bệnh. Điều quan trọng là cha mẹ và gia đình phải làm thế nào để phát hiện con em mình đang lâm tình trạng trầm cảm.
Về nguyên nhân gây bệnh trầm cảm, bác sĩ Thuý phân tích là trước tiên phải kể đến yếu tố di truyền. Với câu hỏi là nhân tố di truyền như thế nào mà có thể tác động đến não bộ người bệnh, bác sĩ Thuý nói có người từ lúc sinh ra thì cơ thể đã thiếu một vài tố chất cần thiết.
Vì có ba yếu tố di truyền, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh xã hội tạo nên bệnh trầm cảm, nên cách chữa trị phải nhắm vào ba lãnh vực đó.
Trường hợp thanh thiếu niên bị trầm cảm đến nỗi tự huỷ mình cần được hiểu như thế nào, bác sĩ Thuý giải đáp kỹ hơn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ông Nguyễn Bá Minh, tiến sĩ tâm lý học, trưởng khoa giáo dục tiểu học ở Việt Nam, cho rằng cách nhìn bệnh trầm cảm ở trong nước còn xa lạ. Ông cho biết hiện tượng sinh viên tự tử có chiều hướng gia tăng nhưng hiếm có người đến khoa để tìm sự giúp đỡ vì thường e ngại và không muốn giao tiếp trong tâm trạng buồn chán.