
Tình hình có nguy cấp không nếu bạn chán ăn kéo dài?

Khi bạn phát hiện ra bệnh là lúc đó đã rất nguy hiểm.
Bạn có biết trên thế giới 10% số người mắc bệnh chứng chán ăn và chết vì căn bệnh này. Ngay khi bạn, người thân và những người xung quanh có bạn có triệu chứng mắc bệnh thì cần phải đựoc chữa trị kịp thời.
Lý do là ngay sau khi chúng ta phát hiện người đó mắc bệnh chán ăn điều đó có nghĩa họ đã mắc phải vấn đề tâm lý đã lâu. Đừng đợi cho người bệnh trở lên gầy gò hoặc thành bộ xương di động mới cảnh báo họ. Hãy làm điều đó khi bạn nhận được thấy những triệu chứng đầu tiên.
Thực tế cho thấy hậu quả của căn bệnh này đối với sức khỏe của bệnh nhân là rất quan trọng , 10% người mắc chứng căn bệnh này tử vong và 30% sẽ mắc căn bệnh mãn tính, điều đó có nghĩa những người này sẽ phải sống suốt đời trong tình trạng thiếu cân, gầy yếu...
Phụ nữ mắc chứng chán ăn mãn tính có nguy cơ ko thể có con, rụng tóc , xương yếu... Căn bệnh này cũng để laị hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần . Nó sẽ tạo ra 1 vòng luẩn quẩn ; kiệt sức gây ra trầm uất càng làm cho cơ thể kiệt sức. Rất nhiều người đã không thể ra khỏi vòng luẩn này khi họ phải chịu đựng quá lâu.

Chán ăn kéo dài có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng nặng đe dọa mạng sống.
Hệ tiêu hóa đổ bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây chán ăn, sụt cân. Các thay đổi độ ẩm trong khoang miệng hay nói cách khác là chứng khô miệng gây chán ăn trong những trường hợp sốt cao, làm mất nhiều nước, làm khô niêm mạc miệng. Tiếp theo là chứng nóng rát sau xương ức (vùng giữa ngực) do trào ngược dịch bao tử vào cuống bao tử, chứng này khá nguy hiểm về sau vì tỉ lệ ung thư hóa cao.
Vấn đề bao tử rất dễ dàng nhận ra và thăm khám nếu ta có dấu hiệu đau thượng vị (chỗ chấn thủy), ợ hơi hoặc ợ chua, đầy bụng... nhưng đôi khi triệu chứng rất mơ hồ, thường là chán ăn, buồn nôn hoặc khó chịu vùng cổ, chỗ lõm giữa hai xương đòn khiến bệnh nhân đi khám họng hoặc bướu cổ. Hầu như ngày nào phòng khám bướu cổ cũng phát hiện nhiều trường hợp viêm dạ dày có nhiễm Helicobacter pylori ở người đến khám.
Phiền hà không nhỏ là kiểu “nắng” - táo bón, rồi “mưa” - tiêu chảy do các rối loạn trong hệ thống ruột non ruột già. Nếu chỉ “mưa” vài bữa thường do rối loạn tiêu hóa cấp còn dễ chữa, chứ “nắng” hoặc “mưa” dài dài thì khó hơn, phải tìm nguyên nhân tại chỗ như nhiễm giun sán, polyp đại tràng hoặc nguyên nhân toàn thân như HIV, bướu cường giáp hoặc suy giáp, thiếu men tiêu mỡ do suy tụy, thiếu men tiêu sữa, viêm gan, biến chứng thần kinh, đái tháo đường, do thuốc...
Nghiện rượu cũng là nguyên nhân phổ biến gây chán ăn, chứng tỏ lá gan đã quá mệt mỏi, dạ dày đã ê ẩm. Gần như bất trị là chứng “sớm nắng - chiều mưa” trong hội chứng đại tràng kích thích, một năm cứ vài tháng “nắng” lại vài tháng “mưa”.
Sụt cân, trầm cảm
Đi kèm với chứng chán ăn, tạo thành bộ ba chỉ điểm cho các nhiễm trùng tiềm ẩn, đôi khi đe dọa tính mạng, từ hệ thần kinh, tai, khoang miệng, mũi, phổi, van tim, đường tiểu, khớp, viêm hạch, nhiễm trùng da, viêm ruột thừa cấp... Phổ biến là lao phổi với biểu hiện ho khục khặc và ớn lạnh về chiều hoặc nhiễm trùng tiểu với biểu hiện tiểu nhiều và tiểu gắt.
Nguy hiểm là các nhiễm trùng hệ thần kinh với kiểu rối loạn trí nhớ, hành vi, nôn ói, nhức đầu. “Thời sự” là do nhiễm HIV với biểu hiện sốt kéo dài trên hai tháng đơn độc hoặc đồng hành cùng nhiều biểu hiện khác như nổi hạch, viêm phổi, viêm lợi, tiêu chảy kéo dài trên hai tháng... Khi chán ăn đi kèm với sốt lạnh run có thể nhiễm trùng đã đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết là tình huống khẩn cấp đe dọa tính mạng.
Người trầm cảm thường rơi vào hai thái cực, chán ăn hoặc ăn quá nhiều. Cả hai đều dẫn đến mất quân bình đáng ngại và khó nhận biết, nên phát hiện và điều trị sớm. Các vấn đề ở cơ quan gây căng thẳng, thi cử liên miên, điểm số thấp, gia đình lục đục, cha mẹ hoặc người thân qua đời... Chán ăn tâm thần ở các em gái tuổi teen với biểu hiện thèm ăn, hơi mập, ăn vào móc họng cho ói ra, rồi ăn tiếp cần được khám chuyên khoa tâm thần kinh. Khi bị chán ăn tâm thần kéo dài, bé gái có thể bị vô kinh hoặc mất kinh, táo bón, rụng tóc, teo cơ, mất ngủ và tâm lý tự bóp méo bản thân.
Bệnh lý mãn tính
Bất kỳ mất quân bình nào trong cơ thể kéo dài đều gây chán ăn. Bệnh suy thận mãn, xơ gan, suy tim, bệnh phổi mãn, đái tháo đường, sau dùng dexa kéo dài, viêm khớp và ung thư. Chán ăn trong các tình huống này là do cơ thể mệt mỏi, do thuốc và do chán nản.
Suy thượng thận mạn (nằm trên thận) là một bệnh lý gây chán ăn cần được phát hiện và chữa trị. Mệt mỏi cả thể xác, tinh thần, sinh dục, suy nghĩ chậm, vô cảm, trầm cảm. Giảm cân, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Huyết áp thấp. Sạm da rải rác màu nâu đồng ở chỗ tiếp xúc ánh sáng, chỗ cọ xát như lưng quần, nếp gấp và các vết sẹo mới.
Chán ăn ở trẻ nhỏ dường như một nửa là vấn đề của các bậc cha mẹ. Xưa rồi hình ảnh bé vồ vập bất cứ thứ gì cho vào miệng. Trẻ mập mạp không chịu ăn là dấu hiệu cảnh báo trẻ sắp qua giai đoạn béo phì vì cơ thể đã quá thừa mứa. Phải chăng thời nay ta chỉ quan tâm làm sao cho trẻ có vẻ ngoài mũm mĩm dễ thương mà quên đi nội dung bên trong (về sức khỏe) của trẻ. Trẻ gầy yếu chán ăn suy dinh dưỡng thường do bệnh không được nhận biết như nhiễm trùng tiểu, viêm họng, nhiễm giun...