
Liệu bạn gái em có thai ko ?
Do Không kiêm chế được cảm súc nên tui em đã năm cạch bên nhau ma không mặc quân áo!Bạn gái em hêt kinh vào ngày 20 thì tui em năm bên nhau là ngày 25.Em vuốt ve .... của cô ấy cũng mạnh lắm trong lúc đó tay của em bị dính một ít tinh dịch của em đã vô tình chạm vào .... sau khi cô ấy về thì phát hiện một ít máu những đã khô lại.Ngày 30 cô ấy có một ít kinh nhưng sang ngày mùng 2 là hết."Có phải chu kình kinh không đều".Bây giờ là ngay 19 tháng sau mà cố ấy không thấy mắc ói hay bất kỳ chịu chứng nào hết ngoài cảm thấy hơi bùn ngủ (cách 1 ngày cố ấy di chơi nhưng đêm đó cô ấy ngủ không được vì cô ấy ngủ nhà bạn nên lạ chỗ ngủ.
Em xin mọi người giúp đỡ em không bít bạn gái em có thai không mong mọi người giúp em Cảm ơn mọi người.

Em thân mến!
Tay em có dính tinh dịch mà đưa vào âm đạo của bạn gái thì cũng có nguy cơ có thai nhưng tỉ lệ thì không cao em nhé! Sau khi cô ấy về bị ra một chút máu đó là mấu do rách màng trinh,nếu bạn gái đã có kinh lại thì không có thai được nhé! Bạn gái buồn ngủ như em nói có thể do đêm hôm trước không ngủ được nên có hiện tượng như vậy thôi.
Các em nên tìm hiểu kỹ các thông tin về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Các thông tin về sức khỏe sinh sản các em có thể tham khảo trên tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 6899 các chuyên gia sẽ trả lời trực tiếp các vấn đề thắc mắc của các em.
Chúc các em sống khỏe!

Chào bạn
Kinh nguyệt bạn gái của bạn ko đều có thể là do lo lắng, căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống và mất ngủ, vì vậy kinh thất thường là bình thường bạn nhé, còn tỉ lệ có thai rất thấp, nếu tinh trùng dính ở âm đạo thì có thể bơi vào trong trứng để thụ thai, nhưng bạn gái của bạn có kinh lại rồi nên bạn yên tâm nhé, theo mình thì ko có thai đâu. Nhưng lần sau 2 bạn nhớ cẩn thận hơn nha.
Sau đây là những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt bạn đọc tham khảo nhé:
Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh.
Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.
Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?
Không hoàn toàn như vậy. Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Kinh nguyệt rối loạn do dâu?
Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.
Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.
Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?
Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.
Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...