
Ly hôn nếu vắng vợ hoặc chồng có dc ko ?
cho em hỏi . nếu thuận tình ly hôn, khi toàn án kêu lên, mà vợ hoặc chồng vắng mặt nhiều lần, thì có phải là sẽ không giải quyết ? thế mình làm đơn phương được không?
em cảm ơn mọi người !

Tư vấn thủ tục ly hôn
Công ty Luật SUNLAW tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương hoặc thuận tình tại tòa án và việc phân chia tài sản, quyền nuôi con, trợ cấp nuôi con... liên hệ 19006816 để được hỗ trợ:
Công ty Luật SUNLAW là một công ty tư vấn hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, với đội ngũ luật sư năng động, giàu kinh nghiệm cam kết cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình:
1. Tư vấn các quy định của pháp luật về Ly hôn:
- Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
- Tư vấn thủ tục hoà giải ở cơ sở;
- Tư vấn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu Ly hôn;
- Tư vấn thủ tục hoà giải tại Toà án;
- Tư vấn các căn cứ cho Ly hôn;
- Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
- Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
- Tư vấn về quyền thăm nom con sau Ly hôn;
- Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
- Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án.
2. Tư vấn khởi kiện vụ án ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
- Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
- Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền;
3. Tư vấn khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn:
- Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản trước cơ quan có thẩm quyền.
4. SUNLAW FIRM tham gia tố tụng tại tòa án trong các vụ án, vụ việc hôn nhân và gia đình sau:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
- Tranh chấp về cấp dưỡng;
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định;
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
5. Một số mẫu văn bản áp dụng cho thủ tục ly hôn
5.1 Mẫu đơn xin ly hôn;
5.2 Mẫu giấy xác nhân mâu thuẫn vợ chồng;
6. Văn bản pháp luật lĩnh vực hôn nhân gia đình:
6.1 Luật hôn nhân gia đình 2000;
6.2 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân gia đình về quan hệ hô nhân gia đình có yếu tố nước ngoài;
6.3 Nghị định Số : 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
6.4 Nghị định Số 77/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày ban hành 22 tháng 10 năm 2001về việc thi hành Luật Hôn nhân gia đình;
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng.
Đào Thị Hằng - Chuyên viên tư vấn luật
Mobile : 01656299087
Email : lienhe@sunlaw.com.vn
BỘ PHẬN TRANH TỤNG - CÔNG TY LUẬT SUNLAW
---

Chào bạn
Theo thông tin bạn cung cấp, tôi xin có tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 như sau:
Điều 182. Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được
1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự
Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà
1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà
Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;
3. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này.
Như vậy,nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Trân trọng
Ls Bùi Thị Thùy Vân