
Mang thai 3 tháng đầu thì cần chú ý gì?

Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…
Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau:
Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là "chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.
Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh... Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Thai phụ cũng cần chú ý:
- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.
- Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
- Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.
- Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.
Nên ăn gì?
Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa...

Trong giai đoạn này bạn không nên cưỡng lại cơn thèm ăn. Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng xuất hiện những cơn thèm ăn dữ dội. Mà cơn thèm ăn này lại chỉ là một vài đồ ăn nào đó như socola, kem hoặc mì ăn liền… Nhiều người cho rằng mẹ bầu ăn những thực phẩm này là không tốt nhưng theo một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học Helsinki, phụ nữ mang thai không nên kiềm chế những cơn thèm ăn này, thậm chí bà bầu ăn một ít socola mỗi ngày còn giúp em bé hay cười và cười nhiều hơn. Vì vậy, bạn đừng ngại ngần ăn thực phẩm này lúc mang thai nhé!
- Nghỉ ngơi thường xuyên: Mệt mỏi là cảm giác khá phổ biến ở bà bầu những tháng đầu mang thai do sự thay đổi hormone trong cơ thể và do cơ thể phải làm việc nhiều hơn với sự xuất hiện của em bé. Vì vậy lúc này, một giấc ngủ ngắn là vô cùng quan trọng.
- Ăn trứng: Trứng dồi dào choline – rất quan trọng cho trung tâm thần kinh của em bé để phát triển bộ nhớ và khả năng học tập sau này
- Bổ sung ãitt folic: Axit folic rất cần thiết để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Vì vậy bà bầu cần đặc biệt bổ sung dưỡng chất này trong thời gian đầu mang thai và trước khi mang thai. Những thực phẩm giàu axit folic là: đậu xanh, bắp cải, rau bina, súp lơ, đậu phộng và bánh mì.
-Và cũng nên khám thai định kỳ nữa nha bạn

Khám thai
Việc khám thai trong 3 tháng đầu là rất quan trọng. Sau khi bạn nghi ngờ có thai, thử que thử thai có hiện hai vạch bạn nên sớm sắp xếp một cuộc gặp với bác sĩ. Nếu chưa thể sắp xếp được, đến tuần thứ 7-8 thai kỳ bạn cần đi khám bác sĩ để xem có tim thai chưa. Việc đi khám thai rất quan trọng để bác sĩ biết được thai nhi đã làm tổ đúng chỗ chưa và tìm hiểu về sức khỏe tổng thể của bạn.
Việc bạn cần làm là trả lời thành thực những câu hỏi của bác sĩ để nhận được những lời khuyên về chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Sau đó đến tuần 11-13, bạn cần đi khám thai một lần nữa để phát hiện dị tật bằng cách đo độ mờ da gáy. Những việc này nên được thực hiện theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.
Tạo chế độ ăn uống lành mạnh
Nếu bạn chưa lên kế hoạch mang thai mà bất ngờ có thai, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống ngay lập tức. Thông thường, chế độ ăn uống của phụ nữ cần được cải thiện từ trước khi mang thai 3 tháng. Bạn cần nhớ bổ sung đủ các loại thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi và carbohydrate. Bà bầu cần tiêu thụ 200-300 calo mỗi ngày để đảm bảo em bé nhận được nguồn dinh dưỡng hợp lý.
Thay vì bạn vẫn thưởng thức những đồ uống chứa caffeine, hãy thay thế bằng nước lọc, nước chanh, nước cam hoặc các loại nước ép hoa quả đển rất có lợi.
Đăng ký lớp học tiền sản
Tại đây, các chuyên gia sẽ hướng dẫn tận tình cho bạn những kiến thức về việc chăm sóc thai nhi, chuẩn bị sinh nở, trẻ sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ… Tại đây bạn cũng được cung cấp những thông tin quan trọng về việc mang thai và sinh nở. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề gì đó, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ. Bạn cũng có thể đi cũng ông xã để giúp chàng có thêm kiến thức cùng mình chăm sóc con.
Đừng quên tham khảo kinh nghiệm của những mẹ bầu khác trong lớp học này bạn nhé, rất hữu ích đấy!
Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết nên tránh hút thuốc và uống rượu trong thai kỳ. Ngoài ra, chị em còn cần quan tâm đến một số vấn đề sau. Bà bầu không nên để cơ thể bị nóng quá mức. Phụ nữ mang thai không nên đi ra ngoài khi thời tiết quá nắng nóng và tránh tắm nước nóng.
Bà bầu cũng cần cách xa với những noi chứa nhiều vi khuẩn, những công việc tiếp xúc với hóa chất. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Uống bổ sung vitamin
Uống bổ sung vitamin ngay khi biết mình có thai càng sớm càng tốt. Các loại vitamin uống này có chứa axit folic, sắt và canxi rất cần cho sự phát triển của bé, đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ.
Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn và thường xuyên là điều nên làm trong suốt thời gian mang thai. Việc tập luyện thể thao giúp giảm những tác động xấu trong thai kỳ như đau nhức người, giảm ốm nghén, tăng năng lượng… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không được tập luyện quá sức và những bài tập khó. Nếu chưa từng tập thể thao trước đó, bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội hoặc đơn giản hơn là đi bộ.