
Nguyên nhân chảy dãi khi ngủ?

Tật tiết nước dãi nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là bệnh nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến nước bọt và có liên quan đến thần kinh.
Nguyên nhân có thể do thường ngày có thói quen ăn quá nhiều gia vị như ớt, hồ tiêu, bồ tạt... hoặc bữa tối ăn quá no. Ngoài ra cũng có thể do rối loạn đường tiêu hóa hoặc loét dạ dày - hành tá tràng (dịch vị tăng tiết kích thích thần kinh thực vật), rối loạn giấc ngủ hoặc thần kinh bị căng thẳng.
Vì vậy những người hay chảy nước miếng không nên ăn nhiều gia vị, bữa tối không nên ăn quá no, tinh thần luôn luôn thoải mái tránh căng thẳng, không để thiếu ngủ. Lúc ngủ, nên nằm ở tư thế ngửa, thẳng người, kê đầu lên gối. Khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm. Nếu không được thì người bệnh nên đi khám ở khoa tiêu hóa.
các phòng khám tiêu hóa bạn có thể tham khảo: bệnh viện 115, phòng khám đa khoa Sài Gòn, phòng khám victoria healthcare,..

Nếu thấy gối ướt khi tỉnh giấc mỗi sáng, kèm theo đó là tiếng động lạ ở vùng dạ dày, bạn nên đến khoa tiêu hóa kiểm tra. Đó có thể là do chức năng dạ dày đường ruột suy yếu
Khi tỉnh giấc vào mỗi sáng, nếu thấy gối đầy nước dãi, có thể là do chức năng dạ dày đường ruột suy yếu. Theo Đông y giải thích, tình trạng này là do hệ tiêu hóa không thể hấp thụ được hết nước và sự tăng tiết nước bọt. Nếu kèm tiếng động lạ ở vùng dạ dày thì tốt nhất là đi khám hệ tiêu hóa ngay.
Màu môi nhợt nhạt có thể là do thiếu máu. Nếu môi quá đỏ chứng tỏ cơ thể bị nhiệt.
Tai đỏ chứng tỏ thận không tốt. Trong Đông Y, tai biểu hiện tình trạng của thận. Hai vành tai có màu đỏ hoặc màu tím đều chứng tỏ tuần hoàn thận không tốt cho nên cần hạn chế uống rượu, ít ăn các thực phẩm tinh chế, cần vận động nhiều để thúc đẩy chức năng tuần hoàn máu.
Lưỡi tím chứng tỏ chất thải trong máu và nếu kèm cả đau lưng và nhức mỏi vai, cứng cổ thì cần ăn uống thanh đạm trong vòng 1 tuần hoặc xông hơi để thải loại độc tố đã tích tụ trong cơ thể quá nhiều.