
Mình mang thai tháng đầu tiên, thi thoảng mình lại bị đau bụng dưới, mỗi lần đau khoảng 30 giây đến 1 phút, liệu đau như vậy có ảnh hưởng gì đến thai

Hầu như ai cũng bị đau bụng trong những tháng đầu mà mẹ nó, mình hồi mới có bầu đau bụng liên miên, lúc nào cũng ấm ách nhâm nhẩm khó chịu lắm chứ không phải chỉ 15p như bạn đâu ,lại còn bị tiêu chảy chứ ko táo bón như người ta, mẹ lo toát mồ hôi đi khám liên tục, sợ con bị làm sao, đi khám thì bình thường, bác sỹ bảo không sao vì đó là do em bé đang bám vào thành tử cung nên gây đau bụng cho mẹ, rồi thì tử cung co giãn để có chỗ cho em bé, bác sỹ kê cho mình uống No Spa và Smecta bảo nếu đau nhiều thì uống, nhưng mình lười nên cũng chả uống viên nào, hihi nhưng con vẫn phát triển tốt, trộm vía con
Khoảng 2 tháng thì mình hết đau bụng, lại bình thường, giờ con được 5 tháng rồi lại thỉnh thoảng thấy đau bụng ậm ạch, thấy bảo gđ này con phát triển nhanh nên tử cung mở rộng nhanh hơn, mẹ ko thích nghi kịp nên bị đau bụng
Mình nghĩ nếu không đau dữ dội và không bị ra máu thì ko sao đâu mẹ nó ạ, mẹ nó đừng lo lắng quá, còn có vấn đề gì thì đi khám cho chắc. Chúc em bé khỏe mạnh nha

Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm với nó. Trong những tuần đầu của thai kỳ, thường bạn sẽ thấy bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe. Đây là điều rất bình thường.
Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn. Bạn có thể cảm thấy điều này khi thay đổi tư thế, khi ho hay khi ngồi xổm và đứng dậy. Dịch vị tăng, cảm giác đầy bụng cũng có thể gây ra cảm giác đau trong những tháng cuối trước sinh. Vấn đề này cũng hết sức bình thường.
Tuy nhiên nếu đau bụng dưới có kèm theo các dấu hiệu sau thì bạn phải ngay lập tức đi gặp bác sĩ:
- Đau kéo dài và đau dữ dội
- Có chảy máu âm đạo
- Sốt cao, co giật
- Đi tiểu thấy rát, khó chịu và tức ở khu vực xương chậu
Nếu là những cơn đau bình thường và không thường xuyên bạn có thể thực hiện một số động tác sau sẽ rất có ích:
- Hãy ngồi xuống, nhấc cao chân và thư giãn. Khi cảm thấy đau nhói, nghỉ ngơi sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu.
- Khi trở dậy, hãy nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực chơ cơ bụng dưới.
- Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều thì hãy thường xuyên đứng dậy đi lại.
- Vào những tháng mùa hè nóng nực, hãy luôn uống nước để tránh bị khử nước.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng mà có thể gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là vào bữa tối.
Ngoài ra hãy luôn nhớ thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của bạn cho bác sĩ khám trực tiếp