
Mỗi khi thời tiết thay đổi chân, tay của tôi bị nhức mỏi?Vậy bạn nào có cách khắc phục tình trạng này không?

Mình mỗi khi trời lạnh cũng có cảm giác nhứt mỏi chân tay nhưng chưa đến nỗi đau đơn lắm,có lẻ là do còn trẻ nên chưa bị nặng,huhuuh,làm cách nào cho hết đây trời,tập thể dục thì mình làm biếng quá,có vị thuốc dân gian nào chữa được hông ta?

Để khắc phục tình trạng này bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống: cần ăn đủ chất, đảm bảo đủ dinh dưỡng, có thể ăn thành nhiều bữa, lựa chọn những món ăn ưa thích, dễ ăn, dễ tiêu hóa, tăng cường rau xanh, trái cây…
- Chế độ tập luyện thể dục thể thao: lưa chọn môn thể thao mà bạn ưa thích và phải phù hợp với từng giai đoạn sức khỏe của mình như đi bộ, bơi… Chú ý không tập quá cường độ ngay một lúc mà tập từ từ tăng dần kết hợp với tránh làm việc hay thức khuya, hạn chế bớt các kích thích trước khi ngủ; nên đi bộ và sau đó tắm nước nóng hay uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ 30 phút để giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn.
- Thuốc điều trị: có thể tăng cường các sinh tố nhóm B gồm vitamin B1, B6, B12 để tăng cảm giác ăn ngon miệng và chống mệt mỏi. Nếu mất ngủ nặng có thể dùng thuốc an thần nhưng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, tyuệt đối không lạm dụng sẽ gây hiện tượng quen thuốc sau này.
- Lưu ý: cần tránh những chất kích thích có hại cho sức khỏe, duy trì thời gian giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý, tuyệt đối không dùng bia, rượu, cà phê, thốc lá vì dễ làm cho tình trạng suy nhược cơ thể nặng hơn. Trong trường hợp bệnh nặng, không thuyên giảm thì bạn nên đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định cụ thể bệnh và có hướng điều trị ở mức cao hơn.
hi

Bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác đau nhức xương hay đau các khớp khi áp suất trong không khí thay đổi, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi.
Để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả, bạn cần biết được nguyên nhân tại sao bạn lại bị đau.
Dưới đây là một số cách khắc phục hiệu quả chứng đau xương, khớp mỗi khi “trở giời”:
- Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
- Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính.
Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
- Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo và áp dụng một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Điều này cũng góp phần tích cực trong việc giảm đau nhức các khớp, xương. Một chế độ ăn uống được coi là hữu ích bao gồm:
- Cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp các loại vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
- Nên thực hiện chế độ ăn uống giảm cân nếu như bạn thuộc nhóm thừa cân. Bởi béo phì chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới chứng đau nhức xương khớp.
- Hạn chế các chất béo từ mỡ động vật, thay vào đó hãy sử dụng dầu thực vật giàu omega - 3 (dầu cá).
- Thực hiện chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải (gồm nhiều rau xanh và trái cây, là thành phần chủ đạo).