
Nên lấy người yêu mình hay lấy người mình yêu?

Ngả đường thứ nhất, nếu bạn lấy A, tức là lấy người yêu mình. Nhiều người nghĩ rằng dù mình không yêu người ta nhưng chắc chắn sẽ được người ta hết lòng chăm sóc, phục vụ mình, luôn săn đón những ham muốn của mình để mà chiều chuộng thì thật là sung sướng một đời. Ngả đường thứ hai, nếu bạn lấy B, tức là lấy người mình yêu, có người cho rằng, dù có vất vả cực nhọc cũng vẫn sướng. Chỉ nguyên việc được sống chung một nhà, hàng ngày được ngắm nhìn người mình yêu cho "đã" mắt, nhất là lại được ăn cùng mâm, ngủ cùng giường là hạnh phúc quá đi rồi, còn đắn đo gì nữa. Cho dù người ta không yêu mình, miễn là cứ chấp nhận chung sống với mình. Ta cố công chăm sóc, biết đâu rồi anh ta chẳng yêu mình? Theo cách lập luận đó, hai ngả đường nói trên tuy chưa là "tối ưu" nhưng nghe cũng chẳng phải là không hấp dẫn. Song tiếc rằng, đa số những người lập luận như thế đều chưa qua cuộc sống vợ chồng nên họ tưởng tượng vậy thôi. Họ có thể đúng, nếu cuộc sống chung chỉ kéo dài ít ngày. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, có thể người ta chưa kịp cảm thấy sự chán chường của thứ tình yêu mà tâm lý học gọi là "tình yêu đơn phương". Bởi vì, con người ta sinh ra có một trái tim chính là để mà yêu. Sống mà không yêu đâu phải là sống mà chỉ là tồn tại. Trong cuộc sống chung, nếu chỉ một người yêu, còn người kia không yêu đáp lại, tức là họ không "sống" đúng với nghĩa của từ này mà chỉ đang "tồn tại" như cái xác không hồn. Bạn thử tưởng tượng, trong ngôi nhà của bạn, có một người chồng hay vợ chỉ tồn tại vật vờ, tẻ nhạt, không thiết gì bạn và cũng chẳng thiết cái gì thì bạn có thể hạnh phúc với "cái xác" ấy được không? Có thể lúc này bạn tặc lưỡi: "Thế cũng được! Còn hơn không được sống với người đó". Nhưng cuộc sống không đơn giản thế đâu! Khi chúng ta đã thừa nhận ai cũng cần phải yêu thì khi họ đã không yêu bạn, chắc đâu họ không yêu người khác? Khi họ không có tình yêu trong hôn nhân chắc đâu lại chẳng có tình yêu ngoài hôn nhân? Chắc đâu họ không ngoại tình? Nhất định ý nghĩ ấy sẽ dày vò bạn, sẽ làm cho bạn không thể thảnh thơi để yêu mà bạn sẽ ghen tuông lồng lộn, sẽ theo dõi rình mò. Sẽ khổ sở chứ không hạnh phúc đâu! Nói tóm lại khi ta đã không chấp nhận tình yêu đơn phương thì không thể chấp nhận lấy "người yêu mình" hay "người mình yêu". Nhưng có người vẫn nghĩ rằng, cứ lấy đi, cứ chung sống đi, rồi sau tình yêu sẽ đến cả từ hai phía. Thực ra, không có gì ảo tưởng hơn. Ngay lúc chưa được sống chung, nghĩa là lúc khát khao nhau nhất mà còn không làm được điều đó thì mong gì sau khi đã lấy nhau? Đến ngay cả những đôi yêu nhau say đắm mà sau khi kết hôn chưa được bao lâu tình yêu cũng còn có khi tàn lụi thì hy vọng gì điều ngược lại xảy ra? Có thể ví câu hỏi "Nên lấy người yêu mình hay lấy người mình yêu ?" cũng giống như câu hỏi "Nếu phải què một chân thì nên què chân trái hay chân phải?". Nghĩa là cả hai ngả đường ấy đều bất hạnh thì tại sao ta cứ phải chọn một trong hai phương án đó? Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền móng hạnh phúc gia đình là tình yêu đôi lứa. Nếu biết trước cuộc hôn nhân sẽ không hạnh phúc, tại sao ta còn dấn thân vào? Mọi người có thể giục giã nhưng không ai ép buộc được hôn nhân của bạn. Nếu bạn nghĩ 27 tuổi chưa lấy chồng là muộn, e rằng lấy đại đi nhưng không sống nổi, lại phải ly hôn để làm lại từ đầu, có khi còn muộn hơn.
Chém được đấy !
Mình chắc chắn rằng nếu tình yêu của người đó đủ lớn thì bạn cũng sẽ yêu người đó thui !
Chúc bạn hạnh phúc !

Ngả đường thứ nhất, nếu bạn lấy A, tức là lấy người yêu mình. Nhiều người nghĩ rằng dù mình không yêu người ta nhưng chắc chắn sẽ được người ta hết lòng chăm sóc, phục vụ mình, luôn săn đón những ham muốn của mình để mà chiều chuộng thì thật là sung sướng một đời. Ngả đường thứ hai, nếu bạn lấy B, tức là lấy người mình yêu, có người cho rằng, dù có vất vả cực nhọc cũng vẫn sướng. Chỉ nguyên việc được sống chung một nhà, hàng ngày được ngắm nhìn người mình yêu cho "đã" mắt, nhất là lại được ăn cùng mâm, ngủ cùng giường là hạnh phúc quá đi rồi, còn đắn đo gì nữa. Cho dù người ta không yêu mình, miễn là cứ chấp nhận chung sống với mình. Ta cố công chăm sóc, biết đâu rồi anh ta chẳng yêu mình? Theo cách lập luận đó, hai ngả đường nói trên tuy chưa là "tối ưu" nhưng nghe cũng chẳng phải là không hấp dẫn. Song tiếc rằng, đa số những người lập luận như thế đều chưa qua cuộc sống vợ chồng nên họ tưởng tượng vậy thôi. Họ có thể đúng, nếu cuộc sống chung chỉ kéo dài ít ngày. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, có thể người ta chưa kịp cảm thấy sự chán chường của thứ tình yêu mà tâm lý học gọi là "tình yêu đơn phương". Bởi vì, con người ta sinh ra có một trái tim chính là để mà yêu. Sống mà không yêu đâu phải là sống mà chỉ là tồn tại. Trong cuộc sống chung, nếu chỉ một người yêu, còn người kia không yêu đáp lại, tức là họ không "sống" đúng với nghĩa của từ này mà chỉ đang "tồn tại" như cái xác không hồn. Bạn thử tưởng tượng, trong ngôi nhà của bạn, có một người chồng hay vợ chỉ tồn tại vật vờ, tẻ nhạt, không thiết gì bạn và cũng chẳng thiết cái gì thì bạn có thể hạnh phúc với "cái xác" ấy được không? Có thể lúc này bạn tặc lưỡi: "Thế cũng được! Còn hơn không được sống với người đó". Nhưng cuộc sống không đơn giản thế đâu! Khi chúng ta đã thừa nhận ai cũng cần phải yêu thì khi họ đã không yêu bạn, chắc đâu họ không yêu người khác? Khi họ không có tình yêu trong hôn nhân chắc đâu lại chẳng có tình yêu ngoài hôn nhân? Chắc đâu họ không ngoại tình? Nhất định ý nghĩ ấy sẽ dày vò bạn, sẽ làm cho bạn không thể thảnh thơi để yêu mà bạn sẽ ghen tuông lồng lộn, sẽ theo dõi rình mò. Sẽ khổ sở chứ không hạnh phúc đâu! Nói tóm lại khi ta đã không chấp nhận tình yêu đơn phương thì không thể chấp nhận lấy "người yêu mình" hay "người mình yêu". Nhưng có người vẫn nghĩ rằng, cứ lấy đi, cứ chung sống đi, rồi sau tình yêu sẽ đến cả từ hai phía. Thực ra, không có gì ảo tưởng hơn. Ngay lúc chưa được sống chung, nghĩa là lúc khát khao nhau nhất mà còn không làm được điều đó thì mong gì sau khi đã lấy nhau? Đến ngay cả những đôi yêu nhau say đắm mà sau khi kết hôn chưa được bao lâu tình yêu cũng còn có khi tàn lụi thì hy vọng gì điều ngược lại xảy ra? Có thể ví câu hỏi "Nên lấy người yêu mình hay lấy người mình yêu ?" cũng giống như câu hỏi "Nếu phải què một chân thì nên què chân trái hay chân phải?". Nghĩa là cả hai ngả đường ấy đều bất hạnh thì tại sao ta cứ phải chọn một trong hai phương án đó? Kinh nghiệm chỉ ra rằng, nền móng hạnh phúc gia đình là tình yêu đôi lứa. Nếu biết trước cuộc hôn nhân sẽ không hạnh phúc, tại sao ta còn dấn thân vào? Mọi người có thể giục giã nhưng không ai ép buộc được hôn nhân của bạn. Nếu bạn nghĩ 27 tuổi chưa lấy chồng là muộn, e rằng lấy đại đi nhưng không sống nổi, lại phải ly hôn để làm lại từ đầu, có khi còn muộn hơn.


![[:)]](/images/wys/yahoo_smiley.gif)
