VicoTas
Câu hỏi
Manh Linh manhlinh
31/05/2013 18:27

Ngoại tâm thu là gì mà đáng sợ thế? Cách chữa

Tôi năm nay 26 tuôi. Năm 2008 tôi thấy có chịu chứng khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp, tôi đi khám tại bệnh viên Thống Nhất TPHCM thì BS nói tôi bị ngoại tâm thu và uống thuốc. NHưng sau đó không khỏi và cuối cùng tôi được chỉ định cắt đốt điện sinh lý . “Qua khảo sát BS nói tôi bị NTT nhanh trên thất, vùng vách liên thất và cắt đốt – KQ: BS nói là thành công” Nhưng sau khi cắt đốt được vài ngày thì tôi thấy vẫn như củ và khám lại thì bác sỹ bảo vẫn bị như cũ và cắt đốt lại. Nhưng theo tôi được biết là cắt đốt điện sinh lý xong là khỏi nên giờ tôi hoang mang lắm và để bệnh liều đến giờ luôn. NHà tôi nghèo nợ trước vay để làm còn chưa trả hết mà bây giờ làm lại thì không có tiền rồi. Nếu làm nửa mà không thành công thì chết luôn. Có ai biết nơi nào cắt đốt điện sinh lý không chỉ tôi. Tôi đang tuyệt vọng đây, hay ai biết xin tư vấn.

Danh sách câu trả lời (10)
avatar bombeo113 31/05/2013 18:28
Chào bạn! Có rất nhiều rối loạn nhịp tim khác nhau trong đó ngoại tâm thu thất là một trong các rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Bản chất là do một ổ ngoại vị ở tâm thất phát ra các xung động bất thường. Người bệnh thường có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, hẫng hụt ở trong tim, có thể kèm theo đau ngực, choáng váng hoa mắt, đau đầu nhẹ dai dẳng... Ngoại tâm thu thất có thể dẫn đến các rối loạn nhịp thất trầm trọng đe dọa tính mạng của người bệnh như cơn tim nhanh thất, rung thất.

Điều trị ngoại tâm thu thất nói riêng và rối loạn nhịp tim nói chung có 3 phương pháp là thay đổi lối sống, dùng thuốc và can thiệp qua da. Trước hết các bác sĩ tiến hành thăm dò điện sinh lý trong buồng tim để biết chính xác hoạt động điện sinh lý của tim, biết chính xác vị trí phát ra các xung động bất thường gây ra ngoại tâm thu thất. Các dây thông điện cực đặc biệt được đưa qua da theo các đường động mạch và tĩnh mạch vào đến tận trong tim. Đầu trong dây thông dò tìm vị trí tổn thương, đầu ngoài dây thông được nối với hệ thống máy thăm dò điện sinh lý để đánh giá và phân tích kết quả.

Sau khi đã xác định chính xác vị trí phát ra các xung động bất thường, một loại dây thông đặc biệt được đưa vào vị trí tổn thương. Dây thông này có khả năng truyền dẫn sóng radio từ hệ thống máy điện sinh lý vào tận cơ tim. Tại điểm tiếp xúc giữa đầu dây thông điện cực và cơ tim, năng lượng sóng radio phát ra sẽ làm triệt bỏ các ổ gây rối loạn nhịp tim. Kết quả là thiết lập lại trật tự phát nhịp làm nhịp tim sẽ đều trở lại bình thường. Đây là phương pháp tim mạch can thiệp không phẫu thuật do vậy các bác sĩ chỉ gây tê tại chỗ ở các vị trí làm đường vào. Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình can thiệp và có thể ra viện vào ngày hôm sau.

Vì không rõ bạn ở đâu nên chúng tôi hiện không thể tư vấn cho bạn bệnh viện để bạn có thể làm. Nếu ở HN bạn có thể tới các bệnh viện lớn như Bạch Mai.
tot hon la dung bao gio ban nghi den 1 con duong cut.
avatar gvit96 31/05/2013 18:28
Chào bạn. Tôi cũng bị ngoại tâm thu thất từ năm 2007, đến nay đã gần 2 năm, cũng đã uống đủ loại thuốc tây y nhưng không khỏi, rồi uống thuốc đông y trung quốc cũng không khỏi. Tôi cũng được bác sỹ chỉ định là đốt điện sinh lý nhưng tôi không làm. Tôi quyết tâm điều trị bằng đông y. Giờ tuy chưa hết ngoại tâm thu nhưng cũng tạm ổn định. Tôi nghĩ bạn nên thay đổi lối sống, chữa theo đông y vì nếu không chữa tận gốc bệnh của bạn (có thể do nguyên nhân khác gây ngoại tâm thu) thì dù bạn có đốt cũng không khỏi được. Chúc bạn mau khỏe.
avatar topdaica000 31/05/2013 18:28
Nhưng tôi mới cắt đốt điện sinh lý mà sao lại nhanh tái lại vậy chỉ chưa được 2 tháng là bị lại như củ thậm chí còn nặng hơn ,có phải là trường hợp hiếm gặp không? Tôi đang định làm lại nhưng cứ sợ tiền mất tật mang thôi vì chi phí cũng khá cao 18 tr lận. Tôi ở TP.HCM có ai biết BV nào cắt đốt tốt không chỉ tôi với. Tôi bây giờ mệt mỏi không là đuợc chuyện gì hết và đang bi quan lắm.
avatar meteorgarden 31/05/2013 18:27
Chào chị,
Chị cho biết bị chứng "ngoại tâm thu". Đây là 1 tình trạng mà tim co bóp không đều, tạo ra 1 nhịp co bóp sớm hơn là nhịp co bóp bình thường. Nguyên nhân là do 1 kích thích bất thường nào đó của tim. Sau nhịp co bóp sớm thì sẽ có 1 khoảng ngưng ngắn tim không co bóp, sau đó tim tiếp tục co bóp mạnh hơn bình thưòng gây ra đau ngực và hồi hộp, là những triệu chứng mà chị cho biết.

Thông thường thì chứng ngoại tâm thu không gây triệu chứng khó chịu và không gây nguy hiểm. Những chất kích thích có thể gây ra chứng ngoại tâm thu như cà phê , thuốc lá, rượu và những chất có chứa cà phê như trà, nước ngọt ( cola cola...), những thuốc trị cảm có chứa chất pseudoephedrine, 1 vài thuốc trị hen ( suyển ) v.v .

Tuy nhiên, trong 1 số nhỏ trường hợp chứng ngoại tâm thu có thể do những bất thường của tim như tim thiếu máu, tim to ra, hay các bệnh về van tim ( van tim bị hở hay bị hẹp...)

Trước hết chị nên ngưng dùng cà phê , trà và các chất có cà phê như tôi kể trên. Nếu có hút thuốc, uống rượu thì cũng phải ngưng . Cũng không ở gần người hút thuốc. Ngoài ra chị cũng nên đến khám bác sĩ ngay để đo lại điện tâm đồ, làm siêu âm tim, thử máu để loại ra các bệnh có ảnh hưởng đến nhịp tim như cường tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn các chất điện giải..Nếu đang dùng thuốc gì thì cũng cho bác sĩ biết xem có ảnh hưởng dến nhịp tim không. Chị cũng nên tập thư dản không lo lắng, căng thẳng thái quá. Không làm việc quá sức, nên tập thể dục đều đặn mổi ngày.

Trị liệu chứng ngoại tâm thu thì tùy nguyên nhân.

Nếu ở Sàigòn thì chị có thể đến các bệnh viện lớn như Chợ Rẩy, Nhân dân Gia định, bệnh viện trường đại học Y thành phố hay trung tâm y khoa Medic v..v

Chúc chị mau khỏi bệnh và luôn sống khỏe
Củ Chuối MyLove 31/05/2013 18:27
Theo mình bạn nên đọc thêm tài liệu này để hiểu rõ hơn về ngoại tâm thu

NGOẠI TÂM THU


Ngoại tâm thu chắc chắn là kiểu loạn nhịp tim hay gặp hơn cả, ở nam cũng như nữ, già cũng như trẻ. Người có bệnh tim hay gặp ngoại tâm thu đã đành, nhưng người khỏe mạnh, thậm chí rất khỏe mạnh như vận động viên như phi công chẳng hạn, cũng vẫn có thể có ngoại tâm thu.

Muốn hiểu ngoại tâm thu là gì, có lẽ cũng nên nhắc lại nhịp đập bình thường của quả tim ở người lớn bình thường, tim đập khá đều, khoảng 60 -80 nhát trong phút. Sở dĩ nói là 'khá đều', vì tim dù khỏe mạnh, không có bệnh, cũng đập không đều lắm đâu!

Thở vào thì tim nhanh lên, thở ra tim hơi chậm lại, ở trẻ em và thanh niên hiện tượng nhanh lên chậm lại đó càng dễ nhận thấy. Ðến nỗi có người còn tưởng rằng đó là "bệnh" loạn nhịp tim. Ngoài ra tim còn đập nhanh hơn trong một số hoàn cảnh không có gì "bệnh lý" cả, thí dụ sau bữa ăn, khi có thai, sau vận động như chạy nhảy...

Những hoàn cảnh này tần số tim (tức là số nhát đập trong một phút) có thể thay đổi nhưng tim vẫn đập tương đối đều. Muốn xem tim đập nhanh hay chậm, đều hay không, bác sĩ vẫn dùng ống nghe là tiện lợi hơn cả. Những người không chuyên môn cũng có thể nhận xét về nhịp tim của bản thân bằng cách đặt bàn tay lên ngực mình, vùng trước tim, nghĩa là dưới núm vú trái. Không cần chính xác lắm, chỗ nào thấy tim đập rõ là sờ ngay chỗ đó. Bắt mạch ở cổ tay không chính xác bằng nhưng nhiều khi cũng đủ để xem tim nhanh hay chậm, đều hay không. Về vấn đề tim nhanh hay chậm bạn đọc xem các bài riêng Tim nhanh,Tim chậm. Riêng trường hợp tim không đều, thì ngoại tâm thu là kiểu không đều hay gặp nhất. Ngoại tâm thu là những nhát tim đập "sớm" quá, chưa đến lúc "được phép"' đập, đã "tự tiện" đập rồi. Có thể nói là ở đây tim đã "ăn cơm trước kẻng" theo nghĩa bóng tất nhiên. Sau nhát đập quá sớm đó, tức là nhát ngoại tâm thu, tim thường nghỉ một lát như để lấy lại sức trước khi đập lại theo nhịp thường, thuật ngữ chuyên môn gọi là "nghỉ bù". Ðể dễ hiểu thế nào là sớm quá, xin xem sơ đồ d­ưới đây:

http://www.cimsi.org.vn/TimMach/BTMTT/17.htm1.gif

Dòng A ở trên, là nghe tim đập bình thường: Các số 1 - 2 là hai tiếng đập thứ nhất, thứ hai của mỗi nhát bóp tim, nghe thấy bùm (tiếng 1) và tắc (tiếng 2) sau mỗi nhát, tức là sau tiếng thứ hai, tim nghỉ một khoảng ngắn. Nhưng nếu sờ mạch, hoặc sờ mỏm tim thì mỗi nhát tim đập (2 tiếng), chỉ sờ thấy một nhát tim đập hoặc một nhát mạnh mà thôi. ở dòng B, có một nhát ngoại tâm thu, nhát này cũng có đủ 2 tiếng 1' và 2' nhưng đến sớm hơn các nhát khác (mũi tên chỉ) và sau đó, tim nghỉ bù 2'- dài hơn lúc nghỉ sau các nhát bình thường 2-1. Những lúc xảy ra một nhát ngoại tâm thu như vậy bệnh nhân có cảm giác gì không? Có nhiều người chẳng cảm thấy gì cả chỉ khi bác sĩ nghe và nói lại mới biết mình có ngoại tâm thu: Nhưng cũng có người có cảm giác rất rõ như thấy tim đang đập đều bỗng nhiên "hẫng" một nhát, như người bước hụt, hoặc như người đang đi bị vấp. Có bệnh nhân dùng chữ "bàng hoàng", hay "giật mình" rất đúng. Ðang ngủ, nhát ngoại tâm thu đó có thể làm bệnh nhân có cảm giác ngã rơi từ trên cao... Nhiều người còn thấy sau nhát hẫng đó, tim như ngừng lại một chút, tiếp đó đập một nhát mạnh rồi mới tiếp tục đập bình thường như trước. Những trường hợp ngoại tâm thu điển hình, người bệnh có thể thấy rõ 3 cảm giác đó theo thứ tự: hẫng hụt, ngừng, rồi đập mạnh và có thể tự mình chẩn đoán ngoại tâm thu. Nên chú ý rằng nhát đập mạnh không phải là ngoại tâm thu, mà lại là nhát bóp sau ngoại tâm thu. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân thấy căng, tức ở cổ trong nhát ngoại tâm thu, do máu dồn ngược từ tim lên các tĩnh mạch ở cổ. Cũng có người lại thấy đau "nhói", hoặc đau "thắt" ở ngực. Nếu ngoại tâm thu xuất hiện nhiều, liên tiếp, có thể làm bệnh nhân thấy trống ngực, hồi hộp, thậm chí mệt mỏi, khó thở, không làm việc được, không ngủ được, v.v...

Ngoại tâm thu như vậy là bệnh nặng hay nhẹ?

Trong thực tế, số người có ngoại tâm thu rất nhiều. Ngay cả những người bình thường, khỏe mạnh, không có bệnh tim gì khác như trên đã nói cũng rất hay nghe thấy ngoại tâm thu. Nhất là những trường hợp đeo máy ghi điện tim 24 giờ liền, khoảng 40% người lớn có ngoại tâm thu ở một lúc nào đó trong ngày. Có người đã nói rằng: ai cũng có ngoại tâm thu ít nhất một lần trong đời mình. Ðiều đó cũng dễ hiểu là vì từ lúc bào thai mới được 3 tháng tuổi cho đến lúc lìa đời, tim đập liên tục không mệt mỏi, mỗi phút từ 160-60 lần, 2-3 tỷ nhát trong một cuộc đời 60 năm, làm sao tránh khỏi có một nhát đập sai?

Nhưng ngoại tâm thu có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nhiều khi nó thông báo rằng quả tim của người đó có vấn đề. Vấn đề gì? Có hay không? Nặng hay nhẹ? Do thần kinh hay do tim mạch. Những câu hỏi này, phải bác sĩ mới trả lời được. Và đo đó cũng chỉ bác sĩ mới có thể khuyên bệnh nhân ngoại tâm thu nên làm thế nào?

Có những trường hợp rất nhẹ: đó là những ngoại tâm thu ít, thưa ở người trẻ tuổi, khám không thăm bệnh tim gì khác. Những trường hợp đó bác sĩ chỉ cần khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá và rượu, sống điều độ, tránh những cảm xúc mạnh, sống ngoài trời. Chỉ những trường hợp cá biệt mới cần khuyên bệnh nhân bớt lao động trí óc và chân tay, hoặc có khi phải dùng thuốc an thần 1-2 tuần, không nên dùng dài ngày vì có thể quen thuốc. Ưu tiên nên dùng các an thần thảo mộc như Rotunda, Sen vông, v.v...

Nhưng cũng có những trường hợp bệnh nặng hơn: ngoại tâm thu xuất hiện dày; hình ảnh điện tim các bác sĩ thấy là có dạng nặng; bệnh nhân mệt khó thở, trống ngực... khi đó dù không thấy bệnh tim thực thể, bác sĩ vẫn phải dùng một trong những thuốc chống loạn nhịp. Ðây là những thuốc rất khó sử dụng, là vì độc và gây nhiều phản ứng bất lợi, nhiều khi lợi bất cập hại nên bệnh nhân tuyệt đối không được tự tiện dùng. Dùng bao lâu, liều lượng thế nào, kiêng gì, tránh dùng cùng với những thuốc nào... là những điều mà các bác sĩ chuyên khoa mới quyết định được.

Cuối cùng, có những trường hợp ngoại tâm thu xuất hiện trên "nền của những bệnh tim khác", phần nhiều là những bệnh tim nặng: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, hoặc trên nền của những bệnh không phải tim như­ thiếu máu, c­ường giáp (bệnh Basedow), thiếu ka li trong máu... Khi đó, chữa các bệnh đó mới là chính phải dùng nhiều thuốc khác, có khi phải phẫu thuật nữa, chữa ngoại tâm thu chỉ là một phần hỗ trợ trong điều trị những bệnh này. Và tất nhiên những trường hợp đó đòi hỏi phải được khám và điều trị chuyên khoa ở trình độ cao.

Tóm lại, thấy ngoại tâm thu không nên hoang mang, đi hỏi những người không chuyên môn. Tai hại nhất là nghe lung tung, dùng những thuốc "trợ tim" thuốc "bổ tim", cùng các thuốc lạ khác. Tốt nhất là đến sớm bác sĩ xem ngoại tâm thu thuộc loại nào, nhẹ hay nặng và nhất là xem có bệnh gì khác nữa gây ra ngoại tâm thu hay không. Từ những kết quả chẩn đoán đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên thích hợp về sinh hoạt, thuốc men, điều trị mà bệnh nhân cần theo thật đúng, nhất là không tự động thêm thuốc khác!
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto E đi tiểu buốt, em lo quá?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có nên mổ cận thị lần thứ 2 ko?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em hiện nay đã bi rụng tóc khoảng 5 năm ,tóc ngày càng rụng nhiều

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mắt bị nên nẹo?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thuốc chữa bệnh trĩ?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có cách nào chữa đau dạ dày?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin hỏi đây liệu có phải là hiện tượng của HIV không ạ?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bé trai 16 tháng rưỡi cách khoảng 2 tuần bé lại bị ho và sổ mũi nhưng không sốt??

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Khi ngủ mắt mở có bị sao ko ạ?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Viên xương khớp Makong có hiệu quả ko?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tác dụng cây chó đẻ và liều sử dụng ?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

NgocUk Người gan yếu dùng thuốc nào để bổ gan và hạn chế mề đay ?

Đăng lúc: 18:27 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nổi mẩn đỏ trên người ?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Liệu em có bị HIV không ạ?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nếu bị rách âm đạo mà để lâu thì có bị sao không ạ?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

dang duc thang Bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ giới có biểu hiện như thế nào?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Dưỡng Cốt Khang sử dụng có hiệu quả ko?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nách của em thường tăng tiết mồ hôi và có mùi khó chịu, nhất là về mùa hè, thu và khi vận động nhiều?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm sao để giảm rụng tóc?

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto xin hỏi có thuốc trị bệnh rụng tóc,hói đầu?gần đây tóc ở đỉnh đầu tôi bị rung rất nhiều,xin cho địa chỉ tại TPHCM,cám ơn nhiều.

Đăng lúc: 18:26 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip