Câu hỏi

30/05/2013 11:52
Người bệnh tiểu đường nên ăn kiêng loại trái cây nào? Sữa nào tốt cho người già bị bệnh tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường nên ăn kiêng loại trái cây nào? Sữa nào tốt cho người già bị bệnh tiểu đường?
trinh9240
30/05/2013 11:52
Danh sách câu trả lời (1)

Theo quan niệm hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại thức ăn như tất cả mọi người, ngay cả đường cũng không nhất thiết phải kiêng cữ. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh lý của mình mà người tiểu đường cần tổ chức cách ăn uống nghiêm túc hơn để đường huyết sau khi ăn được ổn định, tránh tăng quá cao.
Cách ăn uống nghiêm túc thể hiện ở chỗ:
- Giờ ăn uống ổn định, không quá thay đổi (chậm hoặc sớm quá) thông thường 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ. Lượng thức ăn rải ra nhiều bữa ít gây tăng đường huyết sau ăn hơn là dồn vào 2-3 bữa.
- Số lượng bột, đường của các bữa cần ổn định, tránh dao động lúc nhiều, lúc ít, còn số lượng cụ thể là một chén cơm hay 2 chén cơm, 1 trái chuối hay 2 trái... tùy thuộc vào từng người miễn sao đường huyết sau khi ăn không vượt quá 180mg/dl. Sau đó là xác định được mức đáp ứng đường huyết với bữa ăn, anh nên duy trì số lượng mỗi bữa ăn ổn định.
- Các chất bột đường có trong cơm, bánh mì, khoai củ, mì sợi, đường, bánh kẹo, trái cây, sữa, một số loại rau như bí đỏ, cà-rốt... Các chất bột đường loại này có thể thay thế nhau được, như có ăn bánh, chuối, mít... thì giảm bớt cơm, khoai...
- Bữa sáng nên ăn bữa nhỏ, vì buổi sáng khó kiểm soát đường huyết nhất.
- Nên ăn các thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, đậu đỗ, gạo lức... giúp giảm tăng nhanh đường huyết.
- Trái cây là một phần trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Bưởi, táo, cam, quýt, mận, dâu, thanh long, nho Việt Nam, lê... có chỉ số đường thấp, bạn có thể ăn thường xuyên. Chuối, mít, nhãn, xoài, thơm, đu đủ có chỉ số đường trung bình, anh chỉ nên ăn hạn chế. Còn các loại quả như dưa hấu, nhãn, chôm chôm, các loại trái cây khô... có chỉ số đường cao chỉ nên ăn thỉnh thoảng khi thèm...
Về sữa, bạn có thể chọn các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường như DiabetCare... Các loại sữa này có chỉ số đường rất thấp (30-35) nhờ thành phần đường bột chứa isomalt, fructose hấp thu chậm nên không làm tăng đường huyết quá nhanh và có thể được bổ sung thêm một số yếu tố giúp hạ đường huyết như carnitin...
Bạn cũng có thể chọn các loại sữa tách bơ hay còn gọi là sữa gầy... hoặc các loại sữa giàu chất béo nguồn gốc thực vật như EnPlus vì các loại sữa này chỉ số đường cũng thấp khoảng 50, và tránh nguy cơ tăng mỡ máu.
Cách ăn uống nghiêm túc thể hiện ở chỗ:
- Giờ ăn uống ổn định, không quá thay đổi (chậm hoặc sớm quá) thông thường 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ. Lượng thức ăn rải ra nhiều bữa ít gây tăng đường huyết sau ăn hơn là dồn vào 2-3 bữa.
- Số lượng bột, đường của các bữa cần ổn định, tránh dao động lúc nhiều, lúc ít, còn số lượng cụ thể là một chén cơm hay 2 chén cơm, 1 trái chuối hay 2 trái... tùy thuộc vào từng người miễn sao đường huyết sau khi ăn không vượt quá 180mg/dl. Sau đó là xác định được mức đáp ứng đường huyết với bữa ăn, anh nên duy trì số lượng mỗi bữa ăn ổn định.
- Các chất bột đường có trong cơm, bánh mì, khoai củ, mì sợi, đường, bánh kẹo, trái cây, sữa, một số loại rau như bí đỏ, cà-rốt... Các chất bột đường loại này có thể thay thế nhau được, như có ăn bánh, chuối, mít... thì giảm bớt cơm, khoai...
- Bữa sáng nên ăn bữa nhỏ, vì buổi sáng khó kiểm soát đường huyết nhất.
- Nên ăn các thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, đậu đỗ, gạo lức... giúp giảm tăng nhanh đường huyết.
- Trái cây là một phần trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Bưởi, táo, cam, quýt, mận, dâu, thanh long, nho Việt Nam, lê... có chỉ số đường thấp, bạn có thể ăn thường xuyên. Chuối, mít, nhãn, xoài, thơm, đu đủ có chỉ số đường trung bình, anh chỉ nên ăn hạn chế. Còn các loại quả như dưa hấu, nhãn, chôm chôm, các loại trái cây khô... có chỉ số đường cao chỉ nên ăn thỉnh thoảng khi thèm...
Về sữa, bạn có thể chọn các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường như DiabetCare... Các loại sữa này có chỉ số đường rất thấp (30-35) nhờ thành phần đường bột chứa isomalt, fructose hấp thu chậm nên không làm tăng đường huyết quá nhanh và có thể được bổ sung thêm một số yếu tố giúp hạ đường huyết như carnitin...
Bạn cũng có thể chọn các loại sữa tách bơ hay còn gọi là sữa gầy... hoặc các loại sữa giàu chất béo nguồn gốc thực vật như EnPlus vì các loại sữa này chỉ số đường cũng thấp khoảng 50, và tránh nguy cơ tăng mỡ máu.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip