
Những sai lầm khiến việc tập thể dục của chị em không hiệu quả
Nếu bạn vẫn tập thể dục đều đặn mà không giảm được mỡ thừa rất có thể bạn đã phạm một trong những sai lầm sau.
Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể bạn cần một nguồn năng lượng ổn định để sử dụng trong suốt quá trình tập luyện, như vậy thì việc đốt mỡ mới hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tụt huyết áp, ngất xỉu khi đang tập.
Vì vậy, bạn nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút, thức ăn giàu proteine và được bổ sung thêm một ít tinh bột là tốt nhất.

Tập thể dục phải đúng cách mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, sức khỏe và khả năng chịu đựng, thích nghi của mỗi người khác nhau. Vì vậy, bạn nên tập thể dục với cường độ phù hợp sức khỏe của mình. Đừng vội vàng thử các bài tập nặng trong 2-3 tháng đầu tập thể thao sẽ khiến chị em nhanh nản đồng thời gây ra các tổn thương cho cơ xương khớp.
Trước khi tập, bạn hãy xác định phần cơ thể nào cần được tập luyện nhiều nhất để có kế hoạch tập luyện phù hợp.

Hãy tập thể thao đúng cách để có một sức khỏe tốt và thân hình thon thả và quyến rũ.
Tập thể dục thường xuyên và đều đặn không những giúp cải thiện sức khỏe mà còn làm tiêu mỡ, tăng khối cơ bắp và khối xương. Tuy nhiên, nếu tập luyện thiếu khoa học, những nỗ lực của bạn lại tạo thành những chấn thương trong khi lượng mỡ thừa vẫn còn nguyên. Vì vậy bạn cần tránh những sai lầm dưới đây:
1. Tập quá nặng, quá nhanh
Phải mất 60-90 phút tập luyện ở mức độ trung bình thì cơ thể mới dùng đến lượng mỡ dự trữ. Nếu tập ở cường độ quá cao, lượng đường có sẵn trong máu nhanh chóng bị đốt hết, dẫn đến kiệt sức, không thể tập tiếp nên lượng mỡ thừa vẫn không bị tiêu hao, thậm chí bị quá tải khiến cơ, xương, dây chằng bị đau, khi ấy cần ngưng tập và thư giãn cơ thể bằng mát-xa, ngâm nước nóng, vật lý trị liệu...
2. Dinh dưỡng không hợp lý
Với chế độ ăn quá kiêng khem, thậm chí kết hợp với thuốc làm chán ăn hoặc thuốc làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, sẽ dẫn đến không đủ năng lượng để vận động. Tập quá nhiều vào lúc sáng sớm mà không ăn sáng, hoặc thiếu nước bạn cũng mau bị đuối sức, chấn thương.
3. Tập thiếu cân đối
Thường chúng ta không phân bố bài tập đầy đủ cho các vùng cơ thể chính như tay, lưng, bụng, đùi, mông... nên sự tiêu mỡ không đồng đều. Bạn cần biết rằng, càng nhiều cơ tham gia vận động càng đốt được nhiều năng lượng hơn.
4. Không đều đặn
Việc luyện tập thường chiếm nhiều thời gian khiến bạn dễ bỏ dở, vì vậy cơ thể không đốt hết năng lượng thừa. Nguy hiểm hơn là bạn có khuynh hướng tập bù vào lần tập sau khiến cơ thể bị quá tải mệt mỏi và càng dễ tập không đều đặn. Nếu tập luyện thiếu khoa học, những nỗ lực của bạn lại tạo thành những chấn thương trong khi lượng mỡ thừa vẫn còn nguyên
5. Đốt giai đoạn
Tùy vào thể trạng của bạn đang bị béo phì ở mức độ 1, 2, 3 hay chỉ thừa cân hoặc bạn đang cần tập để duy trì cân nặng lý tưởng, sẽ có những chương trình tập thích hợp. Tập đốt giai đoạn có thể gây chấn thương do cơ thể chưa kịp thích nghi.
6. Tập không đủ
Ở thái cực khác, nhiều người tập quá chậm hoặc quá nhẹ, không đủ số lần lặp lại nên cũng khó giảm cân. Bạn cần phải đạt được nhịp tim mục tiêu vào khoảng 60-70% nhịp tim tối đa (bằng 220 trừ đi số tuổi) thì việc luyện tập mới có hiệu quả. Những người bị thừa cân nhiều thường vận động khó khăn có thể bắt đầu ở mức 50-60% nhịp tim tối đa, duy trì 2-3 tuần cho cơ thể quen dần rồi tăng cường độ tập lên.
Chúc bạn lựa chọn thiết bị hổ trợ tập bụng phù hợp với túi tiền và thể trạng mình nhất!