
Phụ nữ nên sinh nở tuổi nào là đẹp nhất?
(Phạm Thị Tâm, 28 tuổi, Bắc Ninh)

Sau khi kết hôn, nhiềuHàng năm trên thế giới có khoảng hơn 500.000 phụ nữ tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thai nghén và sinh nở. Cứ mỗi một phụ nữ tử vong lại có khoảng 30 người khác có những vấn đề nghiêm trọng hoặc tàn phế.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có liên quan đến việc chọn độ tuổi sinh đẻ của người phụ nữ. Vậy, chọn thời gian sinh con ở tuổi nào là hợp lý nhất? cặp vợ chồng son lại “hoãn” kế hoạch sinh con. Tuy nhiên, các chuyên gia dân số khuyến cáo, có thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 35 đều làm tăng nguy cơ về sức khỏe của phụ nữ và là nguyên nhân của 1/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Các chuyên gia cho rằng, có thai lần đầu tiên đối với phụ nữ sau tuổi 18 sẽ giúp đảm bảo quá trình thai nghén và sinh nở an toàn hơn, giảm nguy cơ sinh con thấp cân. Về mặt sinh lý, phụ nữ chưa sẵn sàng để sinh con trước tuổi 18. Những em bé do các bà mẹ trẻ sinh ra có xu hướng chết trong năm đầu tiên . Bà mẹ càng ít tuổi bao nhiêu, nguy cơ đối với bản thân bà mẹ và em bé càng cao hơn.
Nhưng nếu sinh con ở độ tuổi sau 35, nguy cơ về sức khỏe của việc thai nghén và sinh nở lại có xu hướng tăng. Nếu một phụ nữ trên tuổi 35 và đã có 4 lần mang thai trước đó thì lần mang thai tiếp theo sẽ có nguy cơ đặc biệt cao đối với sức khỏe của bản thân người phụ nữ và thai nhi.
Vì vậy, sinh con trên tuổi 18 và dưới tuổi 35 là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Nếu độ tuổi sinh con sớm hoặc muộn hơn dễ gặp những dấu hiệu nguy hiểm bất thường trong thời kỳ thai nghén như không tăng cân (ít nhất phải tăng 6 cân trong thời kỳ thai nghén); thiếu máu nhợt nhạt bên trong mí mắt; cơ thể mệt mỏi khó thở; phù chân tay hoặc mặt bất thường; thai nhi không đạp hoặc ít đạp…
Trường hợp chảy máu nhỏ giọt hoặc chảy máu từ cơ quan sinh dục trong thời kỳ thai nghén hoặc chảy máu nhiều, liên tục sau khi sinh; đau đầu hoặc đau bụng dữ dội; nôn mửa nhiều hoặc dai dẳng; sốt cao; vỡ ối trước khi chuyển dạ; co giật; chuyển dạ kéo dài… đòi hỏi cần sự giúp đỡ khẩn cấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng thai nhi và sản phụ.
Khoảng cách giữa hai lần sinh đẻ cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe bà mẹ – trẻ em. Cơ thể người mẹ cần 2 năm để hồi phục hoàn toàn sau kỳ thai nghén và sinh nở. Người mẹ cần có thời gian để hồi phục sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng và sức lực trước khi sẵn sàng có thai lần tiếp theo.
Vì vậy, không chỉ chị em mà các “đức lang quân” cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của khoảng cách giữa 2 lần sinh và giới hạn số lần sinh con để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
