
Phương pháp ôn luyện 10 bài trên sa hình?
Công việc của em là đại diện bán hàng cho một hãng dầu nhờn, phụ trách một số tỉnh Bắc trung bộ. Do tính chất công việc nên thường xuyên đi công tác. Với chính sách của Cty (100% vốn nước ngoài) cho mỗi nhân viên phụ trách thị trường một chiếc ôtô (Getz), nhưng phải tự lái.
Các học viên khác, người đã tậm toẹ biết từ trước, người thì gia đình đã có xe, người thì có thời gian học nhiều hơn... Em không muốn tụt hậu quá so với các bạn, nên bản thân cũng rất cố gắng. Em sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào việc luyện tập.
Các góp ý ở trên diễn đàn này cũng là một trong các phương pháp học tập. Vì vậy em rất muốn các anh chị em, những người đã có kinh nghiệm hướng dẫn em kinh nghiệm " Lái xe trong sa hình " (cả 10 bài nhé). Trước mắt là như vậy. Còn "lái xe thực tế trên đường" em sẽ có dịp nhờ diễn đàn tư vấn sau.
Chân thành cám ơn các anh chị em.

Để lái xe trong xa hình( đủ đáp ứng với bài thi hình) cũng mới thi và lấy GPLX cách đây 2,5 năm, và đúc kết ra một số kinh nghiệm từ bản thân, mời các bạn tham khảo và góp ý:
1. Phải nắm rõ cấu tạo sa hình(tốt nhất là chọn bãi tập có sa hình tương đối giống với bãi thi sa hình phải dự thi-mình nghĩ rằng các bãi thi chính thức thường không cho thí sinh thuê tập, một số bãi tư nhân ở Phạm Hùng ko đạt yêu cầu- chỉ thuê cho quen tay lái), và các yêu cầu cụ thể khi thi lái xe ô tô trên sa hình(đối với từng bài thi).
2. Đã thực tập thi sa hình thì đương nhiên là bạn phải đã biết lái xe ô tô. Vì vậy việc có nhiều giờ luyện tập với xe rất cần thiết(tối với luyện tập ban ngày là chủ yếu-vì khi thi sa hình ko tổ chức thi ban đêm bao giờ). Việc có nhiều giờ lái xe sẽ làm cho bạn tự tin và bình tĩnh khi cầm lái trên sa hình (một trong những điều quan trọng của một lái xe giỏi là tự tin, bình tĩnh sau đó mới là phản xạ và kinh nghiệm).
3. Nắm rõ yêu cầu cụ thể của mỗi bài thi cấu thành của bài thi xa hình( về trình tự, yêu cầu đạt-không đạt, điểm phạt, tổng điểm đạt..) từ đó khi có điều kiện mà mình được tập lái là thực hiện luôn. (VD; đối với thi sa hình, các thí sinh thường hay bị lỗi ở bài đề pa khi dừng ở đường dốc, sau đó là lùi vào chuồng, tăng tốc) bạn cứ tập thành thục( nếu có điều kiện sân bãi thì tập theo trình tự, không có thì tập riêng từng bài cũng được-phải có người biết lái xe đi cùng, nếu tham gia giao thông phải tập bằng xe có chức năng tập lái-có phanh phụ và có người có GPLX-Chứng chỉ đào tạo LX đi kèm).
Bạn có thể tham khảo thêm trên các trang ( ..w..giaothongtuoiteen.com, otofun.net; autocar
Trên đây có vài lời với bạn với mục đích là thông tin tham khảo, các bạn cứ đóng góp thêm(chứ chưa dám gọi là SGK), bởi theo mình; có là lái xe rất già-chuyên nghiệp đi nữa thì cũng vẫn xước, sát, móp bẹp và còn nặng nữa nhiều( chỉ có là tần suất và khối-số lượng ít hơn nghiệp dư thôi). Quan trọng là phải có bản năng cần thiết của một lái xe được đào tạo cơ bản: Bình tĩnh, tự tin, phán đoán, phản xạ, sử dụng và vận dụng linh hoạt các kỹ năng cơ bản, tuân thủ luật GT và tham gia giao thông có văn hóa.

Cách thi hình
Cũng đơn giản thôi mà
bài 1: khởi hành. bật xi nhan trái trước, khi xe vừa lăn bánh thì tắt xi nhanh
bài 2: dừng vạch người đi bộ: canh thẳng tay lái, xe đi thẳng đường, ở cửa xe nào cũng đc đánh dấu sẵn, nhìn xuống bên lề đường cũng có làm dấu, chờ cho 2 cái dấu đó trùng nhau thì thắng
bài 3: dừng và khởi hành trên dốc: cách dừng tương tự bài 2, nhưng có lẽ nên dừng từ trước, khỏi cần dừng đúng vạch nếu ko tự tin. cách khởi hành: đạp chút ga, cho số vòng quay (nhìn đồng hồ) đến khoảng 3000 thì giữ chân ga, nhả dần dần côn, khi thấy xe rung, đầu xe ngóc lên, thì thêm chút xíu ga nữa (ko đc để số vòng quá 4000, sẽ bị trừ điểm), thả phanh tay, thế là xe tự bò lên thôi
bài 4: đi đường đinh và đường vuông góc: trên cái gạt nước có đánh dấu, phía xa trên đường cũng có đánh dấu, canh cho 2 cái dấu thẳng nhau (đi càng chậm càng tốt)
bài 5: đi thẳng qua ngã tư: xanh bỏ đỏ đi. bạn nhìn xem đèn đỏ chỗ bạn thi bao nhiêu giây. tôi lấy ví dụ như chỗ tôi thi là 13 giây. thấy đèn xanh, mình dừng từ trước cái chỗ tia hồng ngoại chiếu vào xe báo đã vào bài, đèn đỏ khoảng 10 giây thì đi thật từ từ ra, để đến khi gần tới nơi chuyển qua đèn xanh. làm vậy sẽ giúp bạn ko phải lo lắng canh dừng đúng vị trí vạch. chú ý 1 điểm là đừng bao giờ để xe vào ngã tư chung với 1 xe đi ngược, sẽ rất dễ làm hệ thống nhầm là xe bạn, và trừ 10 điểm
bài 6: đường quanh co: dễ rồi, đi chậm là đc
bài 7: đi thẳng qua ngã tư: như bài 5
bài 8: lùi xe vào chuồng: cái này khi học đã đc tập nhiều rồi, chắc ko cần phải nói nữa. đi xe song song với lề, khi gương đi đc nửa chuồng, đánh hết lái về bên phải. đi thật chậm, trả lái, và lùi
bài 9: rẽ trái qua ngã tư: như bài 5 thôi, chú ý bật xi nhan trái, nếu có xe đi ngược chiều thì nhường nó đi trước
bài 10: dừng vạch đường sắt: như bài 2
bài 11: tăng và giảm tốc độ: qua khỏi cái góc cua, trả lái thẳng, tăng tốc luôn, cứ đạp ga thoải mái, khi nghe tín hiệu báo thì đạp côn lên số 2, cứ giữ chân côn ở đó, về số 1 luôn, đạp côn đạp ga cho xe đi thật chậm trở lại
bài 12: tình huống nguy hiểm: có 2 vị trí xảy ra, 1 là khi bạn mới xuống dốc, đang chuẩn bị rẽ trái vào bài 4, 2 là sau khi qua bài 11. trung tâm nào cũng quy định sẵn, số báo danh chẵn dừng 1 chỗ, số báo danh lẻ dừng 1 chỗ, cứ hỏi là biết thôi, chuẩn bị tâm lí trước
bài 13: rẽ phải qua ngã tư: như bài 5, chú ý bật xi nhan phải
bài 14: kết thúc: sau khi rẽ về hướng kết thúc, trả tay lái, tay trái giữ xi nhan phải, từ từ đi về, sau khi qua vạch kết thúc, côn thắng xe lại, chờ nghe thông báo chúc mừng đã vượt qua kì thi. cố gắng lên, khi học tôi cũng lần đầu cầm tay lái, mà vẫn dễ dàng qua đc. quan trọng là tâm lí thôi, đừng run là vượt qua đc hết.
chúc thành công

Mới học lái ai cũng vậy thôi
Bạn đừng lo lắng gì cả. Chỉ cần tập trung trong khi lái để nhớ hết 10 hình liên hoàn. Điều quan trọng là bạn phải kết hợp giữa côn và gas nhịp nhàng là ok thôi. Theo mình biết nhiều trường ở Việt Nam mình khi tập 10 hình liên hoàn chỉ cho học viên đi số 01 và giữ côn vừa phải để xe bò từ từ qua các hình.
Để tập cho quen dần, trong 10 hình này bạn hãy hạn chế dùng thắng xe, chỉ dùng côn để giảm tốc (ra côn và giảm côn vừa phải) và chỉ sử dụng thắng xe ở các vị trí ngã ba, ngã tư (đèn xanh đèn đỏ). Quan trọng nhất và dễ rớt nhất là ở hai vị trí, một là lúc dừng và xuất phát ngang dốc và hai là vào hình số lùi (de/lùi xe).
Chúc bạn lái xe an toàn!

Tôi chắc là bạn đang sinh sống tại Đà nẵng. Về câu hỏi của bạn, tôi xin góp ý như sau:
1. Nếu là bạn, tôi sẽ không đặt vấn đề chỉ cần kinh nghiệm học để thi đậu (10 bài) trên sa hình. Đây có lẽ là thói quen học để đối phó với việc thi cử, từ khoảng 30 năm nay đã ăn sâu vào não trạng của học trò ở Việt Nam. Luyện (để) thi từ trước khi vào mẫu giáo cho đến Cao học, Tiến sỹ. Đặc điểm của việc luyện thi đa phần chỉ là "nhồi" những gì mà đề thí chắc chắn (hoặc được cho là) sẽ có. Nếu học lái xe mà cũng thế, thì khả năng thi đậu điểm cao là trong tầm tay, tuy nhiên, tác hại của việc học lái như thế thì thật khôn lường, cho chính bản thân và cộng đồng, bạn ạ.
2. Trở lại phần chính câu hỏi của bạn, theo tôi không có cách nào hay hơn là phải học thêm nhiều, cả ở sa hình tại trường, lẫn đi thực tế ở ngoài với thầy ngồi bên cạnh, xe có thắng(phanh) phụ. Điều quan trọng nhất vẫn là cảm giác lái. Khi bạn đã bắt đầu xây dựng được cảm giác lái (bao gồm cả việc căn khoảng cách hai bên, trước, sau, cùng với sự thành thạo ở mức độ nhất định việc phối hợp côn, "ga", phanh và số, để luôn làm chủ tốc độ), tức là khi bạn đã có được cái gọi là "cảm giác lái" như trên, thì sa hình đối với bạn chỉ là chuyện nhỏ, thi trượt khi đó còn khó hơn thi đậu rất nhiều, bạn ạ !
Hiện nay trên diễn đàn đang có hai quan điểm là Công nhận, và Không công nhận các "mẹo vặt" khi luyện thi trên sa hình ở trường. Tôi theo trường phái KHÔNG dùng mẹo vặt như chai lọ, hòn gạch, cần gạt nước... mà tôi chọn cách tập vừa kết hợp nhìn xa, và nhìn gần, chấp nhận các lỗi trong khi tập ở sa hình để rút kinh nghiệm. Khoảng 15 giờ học thêm ở sa hình (thuê ngoài giờ), 20 giờ tập đi trong phố có thầy kèm, và tối thiểu khoảng 500-600 km thực hành lái xe đường dài (dĩ nhiên cũng còn tùy ở khả năng tiếp thu, sự yêu thích lái xe của từng người) chắc sẽ giúp bạn có được "cảm giác lái" ở mức độ nhất định, tạm đủ để lưu thông an toàn trên đường và, dĩ nhiên, thi đậu kỳ thi sát hạch !
Bạn là một salesman chuyên tiếp thị dầu nhớt, công việc của bạn đòi hỏi phải di chuyển nhiều bằng xe hơi, và nhất là phải tư vấn cho khách hàng về tính năng, đặc điểm và cách sử dụng các loại dầu nhớt (cho máy móc, xe cơ giới) của công ty bạn. Vì vậy, việc rèn luyện chuyên cần, kỹ lưỡng để trở thành một người lái xe giỏi, lái xe an toàn và sử dụng xe hơi hợp lý, không chỉ sẽ giúp bạn đi đến nơi về đến chốn, và còn tạo ra được sự tin tưởng nhiều hơn bởi các khách hàng của bạn, là những người sử dụng xe hơi.
Theo tôi, bạn rất nên thuê xe, thuê thầy, và thuê cả sa hình, để học cả lý thuyết và thực hành nhiều hơn người bình thường thường rất nhiều để đạt được những kiến thức thức và kỹ năng cần có, chứ không nên chỉ chăm chăm thi cho có bằng như vậy. Theo chỗ tôi biết, lương nhân viên tiếp thị công ty dầu nhớt liên doanh như bạn, chắc cũng khá đủ để bạn đầu tư vào chuyện học hành tử tế. Phải không bạn ?
Thân mến,