
Quả gấc có tác dụng gì ? Cách sử dụng quả gấc như thế nào?
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có tên khoa học là momordica cochinchinensis (spreng) lour thuộc họ bầu bí cucurbitaceae. Có khoảng 45 loài thuộc chi momordica trên thế giới phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.
Tập tục nấu xôi gấc đã có trong nhân dân ta hàng nghìn năm nay, thông thường là sử dụng màng đỏ bao quanh hạt. Có nơi, còn dùng cả phần thịt vàng của quả gấc trộn lẫn với màng đỏ bao quanh hạt. Hạt gấc được dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm trong y học dân gian, trong cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ 14 đã ghi nhiều công dụng chữa bệnh của nó, trong đó có bài thuốc chữa bệnh quai bị mà vị chính là hạt gấc. Hạt này còn được gọi là mộc miết tử, là vị thuốc được ghi chính thức vào dược điển Trung Quốc năm 1988 và 1993 để điều trị mụn nhọt, chống viêm. Thân và rễ gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương, lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt. Có khi người ta còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.
Gấc là loại thực phẩm đã được sử dụng lâu đời ở nước ta, nhưng việc nghiên cứu cây này thì mới chỉ được nghiên cứu trong những năm gần đây. Năm 1988 - 1989 trong khuôn khổ chương trình trọng điểm quốc gia nghiên cứu về các chất dinh dưỡng 64D03 do GS. Từ Giấy làm chủ nhiệm chương trình, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu các chế phẩm từ quả gấc để làm các chất bổ sung dinh dưỡng thuộc đề mục 64D0305B.
Từ năm 1941, bộ môn dược liệu Đại học dược Hà Nội đã bước đầu xác định màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa beta-caroten và một tỉ lệ dầu thảo mộc cao. Một số nhà khoa học Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội thời đó đã chứng minh dầu màng đỏ bao quanh hạt gấc có tác dụng giống như vitamin A và có tác dụng tăng trọng cho súc vật và người.
Năm 1951, GS.Nguyễn Văn Đàn đã mang dược liệu này sang nghiên cứu ở Đức và xác định ngoài beta-caroten thì phần này của quả gấc còn chứa lycopen một chất chống lão hóa mạnh nhất hiện nay. Ngành dược Việt Nam đã sản xuất một số chế phẩm có chứa dầu màng gấc làm thuốc bổ, điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, đặc biệt, trong khoảng thời gian 20 - 30 năm gần đây, các bác sĩ đã sử dụng dầu màng gấc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư ở Việt Nam.
Như vậy, việc phát triển trồng rộng rãi cây gấc để cung cấp các sản phẩm có chứa beta - caroten, vitamin E và vitamin F phục vụ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân ta là một hướng cần được khuyến khích và đầu tư. Các thuốc này không những sẽ góp phần tự túc, hạn chế nhập khẩu các thuốc chống suy dinh dưỡng, phòng chống lão hóa mà còn có khả năng xuất khẩu sang các nước khác, vì cây gấc là một loại thực vật độc đáo ở nước ta.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giống gấc nếp được trồng ở vùng đồng bằng Bắc bộ của Việt Nam có tỷ lệ dầu cao nhất, hàm lượng hoạt chất chính như beta-caroten, lycopen cao hơn hẳn mẫu ở các vùng và quốc gia lân cận. Chính vì vậy, năm 2003 tập đoàn dược phẩm Pharmanex của Mỹ đã đặt hàng các giáo sư Đại học y Hà Nội và Đại học dược Hà Nội và Công ty Tuệ Linh nhân giống, trồng đại trà cây gấc nếp để xuất sang Mỹ.
Tóm lại, gấc là một thực phẩm - thuốc độc đáo ở Việt Nam. Việc trồng gấc và sử dụng các chế phẩm của nó sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em, tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa quý giá, làm cho người già khỏe mạnh, tăng sức để kháng của cơ thể, mắt sáng hơn, da dẻ mịn màng tươi trẻ.
Nhân dân có thể tự điều chế dầu gấc dự trữ dùng dần tại gia đình như sau: bổ đôi quả gấc chín già và moi lấy ruột, phơi hoặc sấy khô rồi bóc tách lấy lớp màng đỏ bao quanh hạt và phơi khô giòn, thái nhỏ và cho vào nồi hoặc chảo, cho dầu ăn ngập và rán nhỏ lửa khoảng 105 - 1100C. Khi dầu đã chảy ra hết, tóp giòn, vớt bỏ tóp, rồi để nguội lọc qua phễu trên đã để sẵn miếng vải màn để loại cặn rồi cho vào chai có màu đã rửa sạch, sấy khô có nút đậy thật kín. Để ở chỗ tối, dùng trong một năm. Trong quá trình sử dụng không nên dùng mỡ gấc, dầu gấc để rán, vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy caroten. Nên trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống thay dầu cá, mỗi ngày khoảng 10 g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A cho trẻ suy dinh dưỡng, làm tăng sức miễn dịch và đề kháng của cơ thể. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt (khoảng 2 viên nang). Nên chọn loại gấc nếp vì chất lượng cao gấp nhiều lần gấc khác. Hạt đen quả gấc có thể nướng vàng rồi ngâm rượu để xoa bóp trong bệnh thấp khớp, sưng đau các khớp, chấn thương tụ máu… có tác dụng không thua gì mật gấu.

Công dụng của quả gấc
Trich HinhTran.com
|
Gấc là giống cây thuộc họ bầu, bí. Người ta thường dùng loại quả màu rực rỡ này nấu xôi để có màu đỏ đẹp. Ít ai biết rằng gấc còn rất tốt cho sức khoẻ.
Cơm gấc chứa chất dàu màu đỏ của lycopene, với thành phần chủ yếu là beta-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A (khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).
Beta - carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh.... do tiến trình ô-xy hoá gây ra.
Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể... Nó còn chống lão hoá và ung thư.
Có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo.
Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt, các chất dinh dưỡng như béo, đạm, đường, tannin, chất xơ (cenllulose) và các men phosphtase, peroxidase, invetase... Thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết....
Theo TGVH
Bổ như … gấc
Đã tự bao giờ không ai nhớ và rồi thành thói quen, trong danh mục các khoản cần sắm sửa thực phẩm Tết của các gia đình bao giờ cũng phải có một quả gấc to, đẹp, chín đỏ. Nếu như vào các ngày 27, 28 Tết mọi người rộn ràng với nồi bánh chưng thì sáng sớm 30 Tết lại cuốn hút vào chõ xôi gấc đỏ tươi với mùi thơm thật ngọt ngào hấp dẫn.
Gạo nếp cái hoa vàng được ngâm từ tối hôm trước, sáng vớt ra để ráo bóp với thịt đỏ của gấc, một chút xíu muối trộn đều cho thêm phần đậm đà, cho nếp đã trộn vào chõ rồi đem đồ chừng 30 phút là xôi đã chín thơm nức, chõ xôi đỏ rực, hạt nếp dẻo, mềm... Tuy vậy, ăn lúc này vẫn chưa phải là “hết ý”, gia giảm thêm một ít đường, vài muỗng dầu, xôi gấc càng thêm phần bóng bẩy ngọt mềm, chúng ta bắt đầu đơm xôi gấc ra đĩa.
Đĩa xôi gấc đỏ tươi không thể thiếu được trên ban thờ cúng |
Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà, tổ tiên vào ngày tất niên, đón mừng năm mới và những ngày đại lễ là món không thể thiếu được và nó thật nổi trội bởi màu đỏ tươi với ý nghĩa may mắn tốt đẹp mong chờ trong năm tới … với xôi gấc chúng ta chỉ mới thưởng thức những hương vị ngon lành của nó, nhưng đã mấy ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh, tác dụng làm đẹp thật đáng quý của quả gấc mà gần đây nhiều kết quả nghiên cứu đã cho biết:
Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa – caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol), dầu gấc là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm: sản xuất các loại thực phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá, sản xuất các loại màu thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra các chất này còn là những nguyên liệu rất quý cho công nghiệp mỹ phẩm.
Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng – carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.
Gấc là một thực phẩm thuốc độc đáo của Việt Nam. Sử dụng gấc và các chế phẩm của gấc sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em và tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất kháng oxy hóa.
Nhân dịp năm mới, xin giới thiệu với bạn đọc vài nét mới của quả gấc mà ta vẫn thường dùng làm món xôi truyền thống ngày tết. Gấc sẽ đem đến cho các bạn sự ấm cúng, sức khỏe, hạnh phúc và những gì “đỏ” nhất trong năm mới.
Tác dụng của gấc và dầu gấc:
- Giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như mà, nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng hà đục thuỷ tinh thể.
- Chống lão hóa làm đẹp da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan, ung thư vú.
- Hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt đối với những người mệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan.
Theo Bùi Khanh
Nghệ và gấc cho vẻ đẹp phụ nữ
Y học dân gian từ lâu đã coi nghệ và dầu gấc là những thành phần chữa được nhiều bệnh và đặc biệt tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.
|
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học để khẳng định những ưu việt của Curcumin.
Curcumin là một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa điển hình (một số nghiên cứu chứng minh Curcumin chống ôxy hóa gấp 300 lần vitamin E), Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.
Curcumin là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ các chất phòng chống ung thư mới hiệu lực, an toàn, không gây tác dụng phụ. Curcumin có khả năng loại bỏ các gốc tự do và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày cũng như do các loại sốc thần kinh, thể lực… tạo nên.
Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hai loại củ, quả này nghệ và gấc rất gần gũi và sẵn có tại Việt Nam. Gần đây các nhà nghiên cứu thực phẩm thế hệ mới đã áp dụng công nghệ hiện đại, kết hợp hai thành phần Curcumin và Beta Caroten với hàm lượng hợp lý tạo thành mỹ phẩm làm đẹp nội sinh Cuminbeauty. Loại thực phẩm chức năng này chủ yếu giúp cho quá trình chuyển hóa chất bên trong các tế bào làm đẹp làn da, mái tóc từ bên trong cơ thể. Hai tinh chất này không chỉ giúp làm đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.
Phương pháp làm đẹp nội sinh mới
Mỹ phẩm nội sinh Cuminbeauty chứa hai thành phần Curcumin và Beta Caroten ưu việt hơn hẳn các sản phẩm “làm đẹp từ ngoài vào”. Nó được gọi bằng khái niệm làm đẹp mới “Phương pháp làm đẹp nội sinh”. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Hầu hết phụ nữ sau 30 tuổi đều nhận thấy rõ rệt, đây là thời kỳ làn da và mái tóc bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và xơ hóa rõ rệt nhất.
Khác biệt với phương pháp làm đẹp từ bên ngoài bằng kem thoa dưỡng ẩm da hay dưỡng tóc. Mỹ phẩm nội sinh được sử dụng theo cách uống bổ sung sau bữa ăn hàng ngày. Một đòi hỏi khắt khe là những loại chế phẩm làm đẹp nội sinh này phải chứa nguồn gốc thành phần 100% thiên nhiên, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Việc bổ trợ các viên nang chứa Curcumin và Beta Caroten sử dụng qua đường uống, giúp cho quá trình chuyển hoá tích cực bên trong cơ thể ở phụ nữ sau 30 tuổi.
Không phải bây giờ các nhà nghiên cứu thực phẩm chức năng thế hệ mới tìm ra tinh nghệ quý giá Curcumin và Beta Caroten trong màng gấc có tác dụng làm đẹp da và tóc. Từ xa xưa hai loại củ quả nhiệt đới này, nhất là nghệ đã được dân gian biết đến với tác dụng tích cực trong việc bồi bổ và chữa bệnh.
Tinh chất quý giá chứa trong hai loại thực vật nhiệt đới này nếu được bổ sung thường xuyên thì ngoài việc làm đẹp da và tóc, các thành phần Curcumin và Beta Caroten kết hợp với lượng vừa đủ có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật hiệu quả như giải độc và bảo vệ gan. Đặc biệt là phòng chống ung thư vú và ung thư tử cung có nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 45.
Đây sẽ là thế hệ thực phẩm tương lai dành cho phụ nữ hiện đại không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà phụ nữ ở trên khắp thế giới đều ưa thích bởi nó có tác dụng bổ trợ tích cực đối với việc làm đẹp và sức khỏe. Thực phẩm thế hệ mới từ hai loại cây quả này giúp cho người phụ nữ luôn tràn đầy sức sống, có được vẻ thanh xuân của làn da và mái tóc cả khi đã bước vào tuổi trung niên.

Gấc còn được gọi là Mộc miết, hạt gọi là Mộc miết tử. Ngoài tác dụng đẹp da, bổ mắt từng được biết tới trong dân gian, thực tế, quả gấc còn mang lại nhiều tác dụng hơn thế...
Phòng chống bệnh tật
Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ gọi trái gấc là fruit from heaven (loại quả đến từ thiên đường). Thực tế, nghiên cứu tại Mỹ cho thấy các hợp chất của Beta Caroten, Lycopen, Alphatocopherol… trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Sau gần chục năm nghiên cứu cây gấc và sản phẩm dầu gấc Vinaga, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam thừa nhận: gấc là một loại quả sạch nhất, an toàn nhất và và các sản phẩm từ nó có hiệu quả chống ô xy hóa cao hơn cà chua và cà rốt rất nhiều lần.
Và các nghiên cứu khác tại Việt Nam cho thấy công dụng của nó đối với sức khoẻ con người còn nhiều hơn thế:
- Phòng chống thiếu vitamin.
- Tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng.
- Chống ôxy hoá, chống lão hoá tế bào, phòng chữa bệnh tật.
- Loại bỏ các tác động có hại của môi trường như hoá chất độc, tia xạ…
- Giúp da dẻ hồng hào, mịn màng.
Phụ gia an toàn
Trong ngành hóa mỹ phẩm, từ những năm 1941, GS. Bùi Đình Sang và GS. Richard ở Trường ĐH Y Dược Hà Nội đã dùng dầu gấc để chế tạo son môi cho các “bà đầm” người Pháp, sau đó cả phụ nữ Tràng An dùng thì thấy môi đỏ thắm, rất “nhuận”, ướt và má hồng tươi… Theo Công ty chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD), doanh nghiệp đầu tiên nghiên cứu về gấc, các hãng mỹ phẩm có thể dùng dầu gấc để sản xuất son môi, kem dưỡng da…vừa có tác dụng làm đẹp, vừa có tác dụng nâng cao sức khỏe cho phụ nữ. Tức là dầu gấc hoàn toàn có thể thay thế được Sudan trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm và thực phẩm, khắc phục được những hiểm họa từ hóa chất độc hại gây ra.
Tại gia đình, quả gấc và dầu gấc còn có thể dùng nấu xôi, chế biến các món ăn, vừa có tác dụng thay phẩm màu trong chế biến thức ăn vừa có tác dụng phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, tăng sức đề kháng cho trẻ em; làm kẹo gôm gấc, sữa chua gấc, bột gấc dinh dưỡng…
Trong chăn nuôi, đề tài nghiên cứu dùng bột gấc cho gà ăn của ĐH Bách Khoa và Viện Dinh dưỡng cho thấy toàn bộ số gà được ăn bột gấc không bị chết dịch và cho chất lượng lòng đỏ trứng rất tốt. Lô gà không được ăn bột gấc để đối chứng thì bị mắc bệnh rất nhiều… Điều đó chứng tỏ gà được ăn thức ăn có bột gấc sẽ có sức đề kháng cao, không bị nhiễm dịch bệnh và chất lượng thịt và trứng cao hơn hẳn.

Tác dụng của tinh dầu hạt gấc có tác dụng chẳng kém gì các loại mật gấu, nên các lương y thường gọi đây là "mật gấu treo".
Gấc là loại cây leo, phát triển tốt ở những vùng khí hậu nóng. Khi quả gấc có màu đỏ (đã chín) hái về treo gác bếp để dành, quả gấc sẽ teo nhỏ, để cả năm vẫn không bị hỏng.
Quả gấc có tên khoa học là momordica cochinchinensis, được mọi người hay dùng để nấu xôi - một món ăn truyền thống. Xôi gấc có màu đỏ tươi, thơm, ngọt dịu, dẻo, béo... rất ngon, mọi người thường dùng trong những dịp đặc biệt như cúng tổ tiên, hay lễ tết, hội hè. Tuy nhiên, khi ăn xôi, ta thường bỏ hai vị thuốc quý đó là màng bọc hạt gấc và nhân hạt gấc. Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo... Viên dầu gấc đang có bán trên thị trường được chiết xuất từ màng bọc hạt gấc. Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm mau lành những nơi bị nhiễm khuẩn, cầm máu, làm vết thương mau lành...
Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lâm Đồng thì: "Tác dụng của tinh dầu hạt gấc chẳng kém gì các loại mật gấu (như gấu rừng, gấu nuôi, gấu chó, gấu mèo), nên chúng tôi hay gọi vui đây là mật gấu treo". Cách chế dầu từ màng hạt gấc theo phương pháp thủ công: sau khi lấy hết cơm để nấu xôi, ta lấy hạt gấc đựng vào rổ, xát nhẹ để trôi hết những phần cơm còn bám vào hạt gấc. Sau đó phơi khô cho đến khi màng bọc hạt gấc khô giòn, bóc lấy màng, sấy khô, tán mịn rồi hầm nóng (khoảng 60 - 70 độ C) rồi cho vào lọ đựng dầu lạc, khoảng 30 phút sau là có thể dùng được. Nếu bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát thì có thể dùng tới 30 ngày. Chỉ định dùng cho bệnh quáng gà, mắt mờ, khô da, trẻ con chậm lớn, người già yếu, vết thương lâu lành. Dùng cho trẻ em: 1-2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần sáng chiều, nếu dùng cho người lớn thì liều dùng gấp đôi. Nếu dùng kéo dài da có thể hơi vàng, đó là do chất carotene, ngưng dùng thuốc vài ngày sẽ hết. Đối với vết thương lâu lành: rửa sạch vết thương, rồi dùng dầu gấc bôi lên vết thương 2 lần/ngày thì sẽ mau lành sẹo hơn.
Chế dầu từ nhân hạt gấc: bỏ vỏ cứng (giữ nguyên lớp vỏ lụa màu xanh, bọc nhân) rồi thái hoặc giã nhỏ, ngâm trong cồn 70 độ hay rượu mạnh, lắc đều vài chục phút sau có thể dùng. Dùng được cho tất cả vết thương bị bầm dập, tụ máu, bị mụn nhọt, quai bị, viêm tuyến vú... Cách dùng: lấy bông gòn tẩm rượu ngâm hạt gấc bôi lên vùng chấn thương sẽ làm dịu đau và các vết bầm tan khá nhanh. Đối với vết thương bị chảy máu (nhất là đứt tay, đứt chân): lấy bông tẩm rượu ngâm hạt gấc rịt vào, vết thương sẽ cầm máu và mau lành. Chú ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì nguy hiểm.
Ngoài ra rễ cây gấc cũng được bà con ta dùng làm thuốc chữa chứng phong, tê thấp rất hiệu nghiệm. Cách làm: lấy rễ gấc rửa sạch, phơi khô, thái mỏng, ngâm rượu hay sắc uống. Ngâm rượu: Lượng rượu đủ ngập rễ gấc, lắc đều mỗi ngày 1 lần, sau 10-15 ngày có thể dùng được. Dùng mỗi ngày 1 ly nhỏ (50 ml) vào buổi tối. Sắc uống: rễ gấc khô 50 gr, đổ 300 ml, sắc còn 100 ml, chia làm 2 lần uống (sáng, tối).
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa – caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol), dầu gấc là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm: sản xuất các loại thực phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá, sản xuất các loại màu thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra các chất này còn là những nguyên liệu rất quý cho công nghiệp mỹ phẩm.
Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng – carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.
Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.
Tác dụng của gấc và dầu gấc:
- Giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như mà, nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng hà đục thuỷ tinh thể.
- Chống lão hóa làm đẹp da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ.
- Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan, ung thư vú.
- Hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt đối với những người mệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan.
ao dong phuc,in ao dong phuc,ao dong phuc gia re,in ao dong phuc gia re,ao lop,ao nhom,ao the thao,may ao dong phuc