VicoTas
Câu hỏi
avatar millan
25/05/2013 12:19

Rối loạn kinh nguyệt, làm sao để chữa khỏi ?



Danh sách câu trả lời (6)
avatar thanhdang 25/05/2013 12:19

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp của phụ nữ. Phương pháp điều trị trong Đông y là điều hoà khí huyết bằng những vị thuốc dân tộc.

Kinh nguyệt ra trước kỳ

Kinh nguyệt ra trước kỳ thường do huyết nhiệt, kinh sắc đỏ tươi, đỏ sẫm, lượng nhiều, không có máu hòn, máu cục, người choáng váng, ngũ tâm phiền nhiệt, khát nước. Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh.   Dùng món ăn bài thuốc: trứng gà 2 quả, lá ngải cứu 30g, gừng tươi 3 lát. Trứng gà để cả vỏ, rửa sạch, lá ngải cứu cùng gừng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi với 400ml nước đun cho chín. Lấy trứng ra bóc vỏ rồi cho vào đun tiếp 10 phút, bắc ra ăn trứng và uống nước canh.

Ngải cứu là một trong những vị  thuốc chữa kinh nguyệt

Ngải cứu là một trong những vị thuốc chữa kinh nguyệt

Ngải cứu ôn ấm, điều hoà khí huyết, thông kinh, giải nhiệt, cầm máu. Gừng ôn ấm, trứng gà bổ khí huyết. Phối hợp lại có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, điều kinh, có tác dụng chữa kinh trước kỳ, điều hoà kinh nguyệt.

Kinh sau kỳ (kinh muộn, kinh sụt)

Kinh sau kỳ có sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, máu hòn, lượng ít, hay đau bụng trước khi hành kinh. Người mệt mỏi, bụng đầy, khó tiêu thường do hàn, huyết hư, huyết ứ do vậy phải ôn kinh, tán hàn, hoá ứ. 

Dùng món ăn bài thuốc sau: gan dê (hoặc thịt dê) 100g, rau hẹ 50g, dầu ăn 30g, gia vị đủ ăn. Gan dê hoặc thịt dê thái mỏng, hẹ rửa sạch, cắt đoạn, cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho gan dê (thịt dê) xào chín săn, sau đó cho hẹ vào đảo nhanh rồi cho gia vị vừa đủ, bắc ra ăn lúc còn nóng. 

Gan dê hoặc thịt dê bổ huyết, hoạt huyết, hẹ hành khí, ôn trung, tán hàn. Món ăn này có tác dụng chứa chứng kinh sau kỳ, điều hoà kinh nguyệt.

Bế kinh

Đây là triệu chứng sau khi đã hành kinh một thời gian nay lại không thấy kinh nữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra bế kinh trong đó phải kể tới do khí uất, đàm thấp.   Để chữa bế kinh phải điều khí, khai uất, dùng món ăn bài thuốc sau: chim bồ câu (hoặc chim cút) 1 con, huyết kiệt 15g. Chim làm lông, rửa sạch, bỏ nội tạng cho bột huyết kiệt vào bụng chim, cho thêm một ít rượu đun cách thuỷ. Bắc ra ăn lúc nóng. 

Chim bồ câu có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết điều kinh, huyết kiệt bổ huyết, khai uất, món ăn này có tác dụng chữa bế kinh, làm thông kinh.

Thống kinh (hành kinh đau bụng)

Khi sắp có kinh đau bụng dữ dội, khiến không thể làm gì được, thậm chí bỏ ăn uống, người mệt mỏi. Nguyên nhân thống kinh là do khí trệ, huyết ứ, huyết hư và hàn tà. Phải dùng cách hoạt huyết, tán ứ, thuận khí, hành huyết để chữa. 

Món ăn bài thuốc: mào gà trống 2 cái, rượu trắng 30 ml, mộc nhĩ 20g, bột hồ tiêu trắng 1g. Mào gà trống làm sạch, thái mỏng, mộc nhĩ rửa sạch, ngâm cho nở, thái chỉ. Cho mào gà trống, mộc nhĩ nấu với 400ml nước cho đến sôi, đun thêm 15 phút sau đó cho rượu, hồ tiêu và thêm gia vị vừa ăn, bắc ra ăn lúc nóng. Món ăn này có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, ôn trung, làm hết đau bụng.

Ngô Minh Tùng TungZiMa 25/05/2013 12:19

Kinh nguyệt là hiện tượng xuất huyết tử cung theo chu kỳ. Thời gian giữa hai kỳ kinh gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nói chung khoảng 28 ngày (trước hoặc sau 5 ngày vẫn là bình thường). Thời gian mỗi lần thấy kinh từ 3 - 7 ngày, lượng huyết khoảng 100ml. Rối loạn kinh nguyệt là bệnh thường gặp nhất của phụ khoa. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nhiễm lạnh khi hành kinh dẫn đến ứ trệ; hoặc do cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày làm tổn thương khí huyết; hoặc do uất ức, buồn phiền, căng thẳng thần kinh. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện là kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn 1 tuần trở lên, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh sẫm màu, có khi vón cục hoặc nhớt loãng…, bụng dưới trướng đau nhiều, đau từng cơn, xoa nắn thì đỡ đau, có thể đau thắt lưng. Kèm theo người bệnh thấy váng đầu, hồi hộp, ăn uống kém… Để điều trị, có thể dùng các bài thuốc sắc, châm cứu bấm huyệt, món ăn - bài thuốc… Sau đây xin  giới thiệu cách xoa bóp bấm huyệt để chị em có thể tham khảo.

- Day huyệt quan nguyên trong khoảng 1 - 2 phút.

- Xoa day bụng dưới: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút, thấy nóng ấm là được.

- Véo nắn da thịt hai bên cột sống từ đại chuỳ đến mệnh môn khoảng 20 lần.

Huyệt thận du.

- Day bấm huyệt thận du khoảng 1 - 2 phút.

- Day bấm huyệt mệnh môn khoảng 1 -  2 phút.

- Day bấm huyệt huyết hải khoảng 1 - 2 phút.

- Day bấm huyệt tam âm giao khoảng 1 - 2 phút.

Huyệt tam âm giao.

Lưu ý: - Nếu người bệnh bụng trướng đau nặng thì thủ pháp phải nhẹ nhàng.

- Xoa bóp bấm huyệt có hiệu quả tốt đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tương đối nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, cần đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.

- Cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng thần kinh. ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ,  nên kiêng ăn các đồ sống lạnh. Không rửa bằng nước lạnh, không ngâm người trong nước lâu.

- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. Tránh quan hệ tình dục trong kỳ kinh.

- Nếu có các bệnh ở hệ thống sinh dục cần điều trị sớm.   

Manh Linh manhlinh 25/05/2013 12:19

Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này ở tuổi thanh xuân là chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chậm hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt bị rối loạn trong 1-2 năm đầu là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của các tình trạng như: quá trình phát dục của cơ thể gặp trở ngại, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, mắc một số căn bệnh...

Có thể nhận biết kinh nguyệt có bình thường hay không dựa vào đặc điểm chu kỳ kinh, lượng huyết, màu sắc và chất huyết. Kinh nguyệt được coi là bình thường nếu chu kỳ ổn định, lượng huyết vừa phải, sắc đỏ thẫm (lúc đầu sắc nhạt, sau đậm dần, cuối cùng hồng nhạt), không quá đặc hoặc quá loãng, không vón cục hay có mùi khác thường.

Các trường hợp kinh nguyệt rối loạn được chia thành 3 loại:

- Kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường 7-8 ngày, hoặc 1 tháng hành kinh đến 2 lần, thường gọi là kinh đến trước kỳ.

- Kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường 7-8 ngày, hoặc 40-50 ngày mới hành kinh một lần, thường gọi là kinh nguyệt đến chậm, kinh đến muộn.

- Kinh nguyệt đến khi sớm khi muộn không có quy luật, lượng huyết cũng lúc nhiều lúc ít, thường gọi là kinh nguyệt bất định, hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Để chữa trị, có thể căn cứ vào các chứng trạng cụ thể của bản thân, tùy theo khẩu vị mà lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc sau:

- Hoàng kỳ 20 g, đương quy 15 g, kê huyết đằng 12 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút là được. Ăn trứng và uống nước thuốc (chia 2 lần ngày).

Tác dụng: Bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Dùng cho trường hợp cơ thể phát dục chưa đầy đủ, khí huyết còn non yếu. Biểu hiện: Kinh kỳ thất thường, trong hoặc sau khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng đau nhấm nhói, xoa nắn thì đỡ, lượng huyết ít, chất huyết loãng, nhợt; người mệt mỏi, kém ăn, da xanh nhợt, mất ngủ, tim thỉnh thoảng đập dồn từng cơn.

- Ích mẫu thảo 30 g, hương phụ (củ gấu) 20 g, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như bài 1.

Tác dụng: Thanh can, hoạt huyết, giải uất; dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do can uất. Biểu hiện: Kinh kỳ không có quy luật, hay lo buồn, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, lượng huyết lúc ít lúc nhiều, sắc huyết tối.

- Ích mẫu thảo 30 g, sơn tra 15 g, hồng hoa 5 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như bài 1.

Tác dụng: Hoạt huyết, hóa ứ và giải uất; dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do can uất, huyết ứ. Biểu hiện: Kinh kỳ không có quy luật, trong hoặc trước khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng dưới trướng đau, lượng kinh ít, sắc tối, vón cục.

- Gừng tươi 15 g, quế chi 10 g, ngải cứu 10 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống như bài 1.

Tác dụng: Ôn kinh, tán hàn; thích hợp với những người bị ngưng trệ khí huyết do ngấm nước mưa, cảm lạnh trước hoặc trong khi hành kinh. Biểu hiện: kinh đến muộn, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; lượng kinh ít, chất huyết loãng, sắc tối.

Lưu ý: Các món ăn bài thuốc trên có hiệu quả tốt đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt tương đối nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, cần đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể tìm ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.

avatar mrfriendly 25/05/2013 12:19

Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như sức khoẻ, nặng hơn có thể gây ra vô sinh.

 Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

 Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.

 Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

 Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?

 Không hoàn toàn như vậy. Ở những  người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.

 Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

 Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

 Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.

 Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...

 Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.

 Kinh nguyệt rối loạn do dâu?

 Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở “vùng kín” cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột  cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

 Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.

 Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

  Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?

 Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.

 Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?

 Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

 Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

avatar diepx 25/05/2013 12:19

Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh (hay vòng kinh) trung bình là 28 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml. 

Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu mất khi có kinh và các triệu chứng kèm theo hiện tượng kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa. 

Chúng ta đều biết rằng trong mỗi vòng kinh, chất nội tiết của buồng trứng làm nội mạc tử cung mọc dày lên, nhưng khi chất nội tiết này tụt xuống thì nội mạc tử cung bong và gây ra chảy máu kinh nguyệt. Khi chất nội tiết này tăng và giảm theo nhịp độ tương đương với một tháng thì kinh nguyệt sẽ đều. Nếu lâu lâu vài tháng mới tăng giảm được một lần thì kinh sẽ thưa, vài tháng mới có một lần. Hoạt động nội tiết của buồng trứng còn tùy thuộc vào sự chỉ huy và kích thích của hoạt động của các tuyến nội tiết ở phía trên. Trực tiếp với buồng trứng là tuyến yên. Trên tuyến yên lại có vùng dưới đồi là cấp chỉ huy. Vùng dưới đồi lại chịu ảnh hưởng của hoạt động vỏ não. Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều và không phải bao giờ cũng tìm được nguyên nhân. 

Có mấy loại nguyên nhân thường gặp nhất là: 

- Ăn uống kém, chủ yếu là thiếu chất đạm và thiếu vitamin. Không nên hoàn toàn nghĩ rằng đạm chỉ có ở trong thịt, cá, trứng. Các thức ăn thuộc loại ngũ cốc cũng có hàm lượng đạm cao, nhất là trong các loại đậu. Vitamin không phải chỉ ở dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống mà chủ yếu trong thức ăn, rau quả. Những vitamin liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục là các vitamin E, C và A, có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi. 

Tình trạng thần kinh, tâm thần căng thẳng như lo lắng, sợ sệt, buồn phiền đều dễ dàng làm cho các hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục bị kém đi. Ở lứa tuổi của các em gái đang còn học phổ thông, nếu học hành, thi cử, rèn cặp căng thẳng quá cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Các bậc cha mẹ nên để tâm đến việc học hành, tập luyện của con em mình, sao cho việc học tập diễn ra điều độ, có học tập, có nghỉ ngơi, có bồi dưỡng và có giải trí thoải mái đúng mức... 

Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. 

Bạn cần đi khám chuyên khoa phụ sản để xét nghiệm và siêu âm kiểm tra phần phụ, cho dù bạn chưa có quan hệ tình dục. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để cho thuốc điều trị hợp lý. 

Chúc bạn sức khỏe.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Giáo dục giới tính
nophoto Làm thế nào để tránh thai?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Đức Vân Trong lần quan hệ lần đầu tiên mình sử dụng thuốc giảm đau có được không?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

lê văn nguyên Có ai để DV dựng đứng trong q.lót không? có gặp rắc rối gì không?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Củ Chuối Có cách nào hay thuốc gì uống để lần đầu tiên quan hệ người con gái không đau không?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Chip chip Nam 26 tuổi chưa qhtd co bị coi là khờ khạo và thiếu kinh nghiệm?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Khi cương lông mu bị dính vào quy đầu ?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Cho em hỏi thời gian quan hệ bao mới ko gọi là xuất tinh sớm ạ?

Đăng lúc: 12:19 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Cách khắc phục đổ mồ hôi ở mông ?

Đăng lúc: 17:16 - 05/07/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Cách vệ sinh cậu nhỏ ?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Phụ nữ có thể “xuất tinh” được không?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Đức Việt Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như thế nào cho an toàn?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Thủ dâm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Tôi có bị nghiện sex ko?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Có bạn nào biết điểm G của chàng không

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Bạn gái em có thai không?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Tinh trùng dính vào vết thương ngoài da có gây AIDS không?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Thủ dâm có lợi hay có hại?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Khi bạn gặp những điều khó nói?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Hỏi về thuốc tránh thai?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

nophoto Bị đau ngực có phải là do thuốc tránh thai khẩn cấp ko?

Đăng lúc: 12:18 - 25/05/2013 trong Giáo dục giới tính

Rao vặt Siêu Vip