Câu hỏi

30/05/2013 00:32
Sắm ô tô - 10 lỗi thường mắc?
Xin được chia sẻ!
xmen2010
30/05/2013 00:32
Danh sách câu trả lời (1)

1. Chỉ vì phải lòng một nhãn hiệu
Khi phải lòng một nhãn hiệu xe hơi nào đó có thể làm cho bạn không còn sự lựa chọn một chiếc xe thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình. Để quyết định mẫu xe nào thích hợp, bạn nên bỏ cảm giác riêng qua một bên và tập trung vào việc đánh giá, so sánh với những nhãn hiệu, mẫu mã khác trên thị trường, để xác định nhu cầu sử dụng của mình.
2. Bỏ qua việc lái thử
Lái thử là một phần khá quan trọng trong khi mua xe. Có rất nhiều loại xe mới trông qua thì thấy rất tốt, đặc biệt khi bạn nhìn thấy chúng trong những... catalogue hoặc ở phòng trưng bày. Tuy nhiên, chạy thử là cơ hội tốt nhất để cảm nhận được chiếc xe có phù hợp với mình và gia đình hay không. Đừng để xảy ra bất kỳ điều gì đáng tiếc khi mọi việc đâu đã vào đấy. Chỉ cần 30 phút chạy thử một vòng để có được chiếc xe ưng ý.
3. Không thương lượng giá cả
Đừng nên lấy bảng giá niêm yết trên xe ra làm thước đo cho mỗi cuộc ngã giá khi mua xe. Chúng ta có thể tính lại giá của cửa hàng bằng việc trừ đi các khoản hậu mãi như những ưu đãi giảm giá,cũng như những quyền lợi khác.
4. Chỉ tập trung vào việc trả tiền hàng tháng
Người bán chỉ luôn tập trung vào con số chi trả hàng tháng của khách hàng khi thương lượng giá cả. Thực vậy, "Một tháng bạn có thể trả cho chúng tôi được bao nhiêu?" là câu hỏi đầu tiên khi yêu cầu bạn ký hợp đồng. Đừng vội vã nghe những lời mời chào đó! Bằng việc dựa vào khả năng chi trả hàng tháng, người bán có thể gộp giá bán một loại xe mới, các điều khoản hợp đồng lại với nhau để đưa ra một giá khác. Lời khuyên: đừng vội ký vào hợp đồng theo ý thích của mình mà hãy đợi cho việc thoả thuận giá cả ổn thoả mới ký kết.
5. Mua phải cái "hời" hơn là chiếc xe
Các nhà sản xuất xe hơi luôn có những chiến dịch hậu mãi đầy ấn tượng trong những năm gần đây, từ việc hỗ trợ tài chính đến những chương trình bảo trì không tính phí. Những việc này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng quan trọng hơn hết hãy nhớ rằng bất kỳ một món hời nào cũng không bằng giá trị chiếc xe. Khi mua một chiếc xe được giảm giá nhiều không hẳn là bạn đã có được chiếc xe tốt. Sau cùng, chúng ta sống với chiếc xe có khi cả đời, vì thế hãy chắc chắn rằng nó thật tốt. Hãy tham khảo bất kỳ chiếc xe nào mà bạn thích ở bất kỳ đâu và kiểm tra tính thực tiễn của nhãn hiệu. Lời khuyên: đừng nên để những chuyện hậu mãi xen vào chuyện thương lượng. Hậu mãi và tài trợ đặt biệt là do nhà sản xuất xe hơi đưa ra chứ không phải từ người bán chiếc xe cho bạn.
6. Không chú ý đến lãi suất
Khi thanh toán hợp đồng bằng tiền mặt chúng ta nên kiểm tra lãi suất tại các ngân hàng, các điểm đổi ngoại tệ hoặc là các trang web tài chính trên mạng để biết chắc số tiền quy đổi khi thanh toán. Nếu người bán có những điều khoản tốt hơn bất kỳ ở đâu, bạn nên chọn lấy hợp đồng đó.
7. Không tính đến các giá trị an toàn
Hiện nay, đa số xe hơi đều có những yếu tố an toàn tiên tiến dành cho người sử dụng nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm đến việc này. Hãy nhớ kiểm tra hệ thống khoá, tính ổn định của đèn, túi khí… trước khi mang xe về nhà.
8. Mua những tiện ích không cần thiết
Người bán luôn chào mời bạn mua những phụ kiện không cần thiết để đi kèm theo xe làm bạn mất khá nhiều tiền. Nếu như cảm thấy không cần thiết nên từ chối thẳng và không phải trả thêm một khoản tiền nào ngoài hoá đơn bán hàng.
9. Không quan tâm đến chiếc xe
Bạn có thể có những lợi ích to lớn từ chiếc xe mới tậu nếu như chịu khó tìm hiểu kỹ những giá trị hiện thời của nó. Hãy tìm hiểu cả giá bán sỉ và lẻ những chiếc xe second hand, để biết được giá hiện thời của những xe đã qua sử dụng nếu như bạn muốn bán chiếc xe của mình. Nhờ đó, bạn sẽ ít bị lỗ vốn hơn.
10. Không mang xe đi kiểm tra
Trước khi muốn mua một chiếc xe đã qua sử dụng hãy nhớ kiểm tra xem liệu xe có gặp một tai nạn nghiêm trọng nào trước đó hoặc những vấn đề liên quan không.Hãy yêu cầu được cung cấp những thông tin liên quan đến điều kiện chiếc xe, chú ý đến bất kỳ yếu tố nghi vấn nào. Chúng ta có thể sử dụng những thông tin này trong việc thương lượng giá cả.
Khi phải lòng một nhãn hiệu xe hơi nào đó có thể làm cho bạn không còn sự lựa chọn một chiếc xe thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng của mình. Để quyết định mẫu xe nào thích hợp, bạn nên bỏ cảm giác riêng qua một bên và tập trung vào việc đánh giá, so sánh với những nhãn hiệu, mẫu mã khác trên thị trường, để xác định nhu cầu sử dụng của mình.
2. Bỏ qua việc lái thử
Lái thử là một phần khá quan trọng trong khi mua xe. Có rất nhiều loại xe mới trông qua thì thấy rất tốt, đặc biệt khi bạn nhìn thấy chúng trong những... catalogue hoặc ở phòng trưng bày. Tuy nhiên, chạy thử là cơ hội tốt nhất để cảm nhận được chiếc xe có phù hợp với mình và gia đình hay không. Đừng để xảy ra bất kỳ điều gì đáng tiếc khi mọi việc đâu đã vào đấy. Chỉ cần 30 phút chạy thử một vòng để có được chiếc xe ưng ý.
3. Không thương lượng giá cả
Đừng nên lấy bảng giá niêm yết trên xe ra làm thước đo cho mỗi cuộc ngã giá khi mua xe. Chúng ta có thể tính lại giá của cửa hàng bằng việc trừ đi các khoản hậu mãi như những ưu đãi giảm giá,cũng như những quyền lợi khác.
4. Chỉ tập trung vào việc trả tiền hàng tháng
Người bán chỉ luôn tập trung vào con số chi trả hàng tháng của khách hàng khi thương lượng giá cả. Thực vậy, "Một tháng bạn có thể trả cho chúng tôi được bao nhiêu?" là câu hỏi đầu tiên khi yêu cầu bạn ký hợp đồng. Đừng vội vã nghe những lời mời chào đó! Bằng việc dựa vào khả năng chi trả hàng tháng, người bán có thể gộp giá bán một loại xe mới, các điều khoản hợp đồng lại với nhau để đưa ra một giá khác. Lời khuyên: đừng vội ký vào hợp đồng theo ý thích của mình mà hãy đợi cho việc thoả thuận giá cả ổn thoả mới ký kết.
5. Mua phải cái "hời" hơn là chiếc xe
Các nhà sản xuất xe hơi luôn có những chiến dịch hậu mãi đầy ấn tượng trong những năm gần đây, từ việc hỗ trợ tài chính đến những chương trình bảo trì không tính phí. Những việc này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng quan trọng hơn hết hãy nhớ rằng bất kỳ một món hời nào cũng không bằng giá trị chiếc xe. Khi mua một chiếc xe được giảm giá nhiều không hẳn là bạn đã có được chiếc xe tốt. Sau cùng, chúng ta sống với chiếc xe có khi cả đời, vì thế hãy chắc chắn rằng nó thật tốt. Hãy tham khảo bất kỳ chiếc xe nào mà bạn thích ở bất kỳ đâu và kiểm tra tính thực tiễn của nhãn hiệu. Lời khuyên: đừng nên để những chuyện hậu mãi xen vào chuyện thương lượng. Hậu mãi và tài trợ đặt biệt là do nhà sản xuất xe hơi đưa ra chứ không phải từ người bán chiếc xe cho bạn.
6. Không chú ý đến lãi suất
Khi thanh toán hợp đồng bằng tiền mặt chúng ta nên kiểm tra lãi suất tại các ngân hàng, các điểm đổi ngoại tệ hoặc là các trang web tài chính trên mạng để biết chắc số tiền quy đổi khi thanh toán. Nếu người bán có những điều khoản tốt hơn bất kỳ ở đâu, bạn nên chọn lấy hợp đồng đó.
7. Không tính đến các giá trị an toàn
Hiện nay, đa số xe hơi đều có những yếu tố an toàn tiên tiến dành cho người sử dụng nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm đến việc này. Hãy nhớ kiểm tra hệ thống khoá, tính ổn định của đèn, túi khí… trước khi mang xe về nhà.
8. Mua những tiện ích không cần thiết
Người bán luôn chào mời bạn mua những phụ kiện không cần thiết để đi kèm theo xe làm bạn mất khá nhiều tiền. Nếu như cảm thấy không cần thiết nên từ chối thẳng và không phải trả thêm một khoản tiền nào ngoài hoá đơn bán hàng.
9. Không quan tâm đến chiếc xe
Bạn có thể có những lợi ích to lớn từ chiếc xe mới tậu nếu như chịu khó tìm hiểu kỹ những giá trị hiện thời của nó. Hãy tìm hiểu cả giá bán sỉ và lẻ những chiếc xe second hand, để biết được giá hiện thời của những xe đã qua sử dụng nếu như bạn muốn bán chiếc xe của mình. Nhờ đó, bạn sẽ ít bị lỗ vốn hơn.
10. Không mang xe đi kiểm tra
Trước khi muốn mua một chiếc xe đã qua sử dụng hãy nhớ kiểm tra xem liệu xe có gặp một tai nạn nghiêm trọng nào trước đó hoặc những vấn đề liên quan không.Hãy yêu cầu được cung cấp những thông tin liên quan đến điều kiện chiếc xe, chú ý đến bất kỳ yếu tố nghi vấn nào. Chúng ta có thể sử dụng những thông tin này trong việc thương lượng giá cả.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip