Câu hỏi

30/05/2013 01:24
Sử dụng côn thế nào hợp lý?
Tôi đã lái xe được vài năm nay, rất thích sử dụng số sàn vì cảm giác an toàn hơn số tự động. Nhưng khi phải giảm tốc độ, tôi có thói quen đạp côn trước rồi mới rà phanh, vì sợ chết máy. Xin các bạn kinh nghiệm cho biết chạy như thế có hợp lý?
Nguồn: vnexpress.net
phukequach
30/05/2013 01:24
zero107
30/05/2013 01:24
chipchip
30/05/2013 01:24
thang_star
30/05/2013 01:24
khangvip
30/05/2013 01:24
Nguồn: vnexpress.net
Danh sách câu trả lời (22)

Đạp côn trước khi phanh là sai nghuyên tắc lái xe, vì khi đạp côn, xe sẽ lao đi theo quán tính với tốc độ lớn hơn.
Le Minh
Le Minh

Chào anh Bình.
Anh chạy xe chưa nhiều nên có thể chưa quen cách dùng côn. Nhưng cơ bản là anh đã sai vì khi anh đang chạy tốc độ nhanh nếu phát hiện ra chướng ngại vật phía trước mà anh lại tiếp tục đạp chân côn thì càng góp phần làm cho tốc độ xe tăng thêm. Vì khi đó xe anh chạy ở điều kiện không có hộp số kiểm soát tốc độ. Theo tôi, khi muốn giảm tốc độ anh chỉ cần nhả chân ga ra.
Còn khi đi ở tốc độ thấp, số nhỏ thì anh mới cần phối hợp với chân côn.
Hung Cay
Anh chạy xe chưa nhiều nên có thể chưa quen cách dùng côn. Nhưng cơ bản là anh đã sai vì khi anh đang chạy tốc độ nhanh nếu phát hiện ra chướng ngại vật phía trước mà anh lại tiếp tục đạp chân côn thì càng góp phần làm cho tốc độ xe tăng thêm. Vì khi đó xe anh chạy ở điều kiện không có hộp số kiểm soát tốc độ. Theo tôi, khi muốn giảm tốc độ anh chỉ cần nhả chân ga ra.
Còn khi đi ở tốc độ thấp, số nhỏ thì anh mới cần phối hợp với chân côn.
Hung Cay

Việc cắt côn trước rồi thắng khi chạy chậm thì không sao, nhưng lúc chạy nhanh hay đổ đèo thì rất nguy hiểm vì khi đó quán tính của xe rất lớn. Người ta thường lợi dụng thêm độ trì của máy khi nhả hết ga cộng với thắng thì tốt hơn. Bạn yên tâm, máy không tắt đột ngột đâu.
Tôi thường cắt côn khi xe đã đủ chậm (nếu tôi nhớ), còn nếu quên thì tới lúc máy rung lên là sẽ nhớ ra và có phản xạ cắt côn ngay thôi. Nếu trong trường hợp khẩn cấp phải đạp thắng thật gấp và không kịp cắt côn làm tắt máy thì cũng không sao ... khởi động lại thôi! Dù gì cũng không thể gặp trường hợp khẩn cấp hàng ngày mà.
Chúc bạn một ngày mới vui vẻ và lái xe an toàn.
Tuấn
Tôi thường cắt côn khi xe đã đủ chậm (nếu tôi nhớ), còn nếu quên thì tới lúc máy rung lên là sẽ nhớ ra và có phản xạ cắt côn ngay thôi. Nếu trong trường hợp khẩn cấp phải đạp thắng thật gấp và không kịp cắt côn làm tắt máy thì cũng không sao ... khởi động lại thôi! Dù gì cũng không thể gặp trường hợp khẩn cấp hàng ngày mà.
Chúc bạn một ngày mới vui vẻ và lái xe an toàn.
Tuấn

Chẳng giấu gì các bác, hồi trước mới tập xe em cũng bị thói quen xấu này. Khi mới tập chỉ được đi số 1, nên khi phanh cần đạp côn để xe khỏi bị chết máy. Nhưng đi đường trường, anh cứ đặt chân côn lên sàn xe, chỉ khi nào cần sang số hãy đưa chân lên đạp côn và chuyển số, sang số xong lại đưa chân đặt thoải mái lên sàn xe. Đừng đặt chân côn lên pedal, vừa mỏi lại có thể vô tình làm côn bám không hết.
Khi nào cần phanh, đừng nghĩ đến côn hay số vội, cứ rà hoặc đạp phanh với lực vừa phải cho đến khi cảm thấy xe chậm lại đủ để tránh va chạm, rồi tùy theo lúc đó tốc độ của xe là bao nhiêu thì đạp côn về số cho đồng tốc, động tác dứt khoát nhanh gọn để rảnh tay lái.
Trong trường hợp phanh khẩn cấp, cứ đạp phanh thật lực (xe nào có ABS thì càng tốt), cho đến khi xe gần như dừng hẳn hãy đưa chân lên cắt côn để máy sống. Bây giờ kể cả đi trong nội thành chân côn tôi cũng thường đặt lên sàn xe, trừ khi đi vào phố quá đông thì mới phải đặt hờ lên đỉnh pedal để cắt côn cho nhanh.
Anh cần tập ngay để bỏ thói quen nguy hiểm của mình.
Chúc anh lái xe an toàn!
Dave Tran
Khi nào cần phanh, đừng nghĩ đến côn hay số vội, cứ rà hoặc đạp phanh với lực vừa phải cho đến khi cảm thấy xe chậm lại đủ để tránh va chạm, rồi tùy theo lúc đó tốc độ của xe là bao nhiêu thì đạp côn về số cho đồng tốc, động tác dứt khoát nhanh gọn để rảnh tay lái.
Trong trường hợp phanh khẩn cấp, cứ đạp phanh thật lực (xe nào có ABS thì càng tốt), cho đến khi xe gần như dừng hẳn hãy đưa chân lên cắt côn để máy sống. Bây giờ kể cả đi trong nội thành chân côn tôi cũng thường đặt lên sàn xe, trừ khi đi vào phố quá đông thì mới phải đặt hờ lên đỉnh pedal để cắt côn cho nhanh.
Anh cần tập ngay để bỏ thói quen nguy hiểm của mình.
Chúc anh lái xe an toàn!
Dave Tran

Chào bạn
Tôi hoàn toàn chia sẻ những rắc rối của bạn. Ai đó nói: "người hay là biết điều mình chưa biết". Khoan hãy vội phán xét như một số ý kiến thiếu chân tình, mà hãy cùng nhau chia sẻ nhưng kinh nghiệm quý báu. Cám ơn VnExpress vì chuyên mục hữu ích này.
Tôi lái xe chưa lâu, nhưng may mắn có những người bạn có kinh nghiệm nên gặp ít rắc rối hơn. Theo tôi, khi lái xe bắt buộc ta phải xác định 2 tình huống lái: một là lái xe trong phố, hai là chạy trên xa lộ. Tất cả kỹ năng lái xe đều tùy thuộc vào từng tình huống lái thực tế.
1. Tình huống lái trong phố. Khi chạy xe trong phố, ít khi ta chạy được số lớn, thường thì chạy số tối đa là số 3, và thường phải tăng-giảm số liên tục. Chính vì vậy việc dùng côn-phanh-ga phụ thuộc vào việc ta đang chạy số nào. Khi đang chạy số 3, muốn giảm tốc thì đạp phanh, khi tốc độ xuống thấp dưới 20km, đạp côn về số 2. Lúc này bạn chạy xe chủ yếu với côn và ga. Khi dừng hẳn thì đạp phanh, cắt côn về số 1 hoặc 0. Nói chung chạy trong phố, bạn dùng nhiều côn và ga hơn.
2. Tình huống chạy xa lộ. Khi chạy trên xa lộ, do tốc độ luôn ở mức cao (và tất nhiên số cũng cao thường là số 4-5), nên bạn hạn chế dùng côn, chỉ dùng khi phải về số ở các điểm giao cắt. Trong mọi trường hợp đều phải đạp phanh trước khi cắt côn.
Nếu bạn lái xe nhiều năm mà vẫn có thói quen xài côn nhiều như vậy thì rất nguy hiểm, nhất là khi chạy trên xa lộ. Khi cắt côn ở tốc độ cao, quán tính xe rất lớn, phanh trong nhiều trường hợp (như trời mưa, đoạn đường xình lầy) effect rất ít, lại rất dễ mất lái khi bộ dẫn động đã cắt khỏi động cơ. Do vậy, nhất thiết bạn phải bỏ ngay thói quen xấu đó.
Chúc lái xe an toàn
Lâm Thái
Tôi hoàn toàn chia sẻ những rắc rối của bạn. Ai đó nói: "người hay là biết điều mình chưa biết". Khoan hãy vội phán xét như một số ý kiến thiếu chân tình, mà hãy cùng nhau chia sẻ nhưng kinh nghiệm quý báu. Cám ơn VnExpress vì chuyên mục hữu ích này.
Tôi lái xe chưa lâu, nhưng may mắn có những người bạn có kinh nghiệm nên gặp ít rắc rối hơn. Theo tôi, khi lái xe bắt buộc ta phải xác định 2 tình huống lái: một là lái xe trong phố, hai là chạy trên xa lộ. Tất cả kỹ năng lái xe đều tùy thuộc vào từng tình huống lái thực tế.
1. Tình huống lái trong phố. Khi chạy xe trong phố, ít khi ta chạy được số lớn, thường thì chạy số tối đa là số 3, và thường phải tăng-giảm số liên tục. Chính vì vậy việc dùng côn-phanh-ga phụ thuộc vào việc ta đang chạy số nào. Khi đang chạy số 3, muốn giảm tốc thì đạp phanh, khi tốc độ xuống thấp dưới 20km, đạp côn về số 2. Lúc này bạn chạy xe chủ yếu với côn và ga. Khi dừng hẳn thì đạp phanh, cắt côn về số 1 hoặc 0. Nói chung chạy trong phố, bạn dùng nhiều côn và ga hơn.
2. Tình huống chạy xa lộ. Khi chạy trên xa lộ, do tốc độ luôn ở mức cao (và tất nhiên số cũng cao thường là số 4-5), nên bạn hạn chế dùng côn, chỉ dùng khi phải về số ở các điểm giao cắt. Trong mọi trường hợp đều phải đạp phanh trước khi cắt côn.
Nếu bạn lái xe nhiều năm mà vẫn có thói quen xài côn nhiều như vậy thì rất nguy hiểm, nhất là khi chạy trên xa lộ. Khi cắt côn ở tốc độ cao, quán tính xe rất lớn, phanh trong nhiều trường hợp (như trời mưa, đoạn đường xình lầy) effect rất ít, lại rất dễ mất lái khi bộ dẫn động đã cắt khỏi động cơ. Do vậy, nhất thiết bạn phải bỏ ngay thói quen xấu đó.
Chúc lái xe an toàn
Lâm Thái
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip