
Sự khác nhau giữa động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ?

Theo cách thức hoạt động:
Phương pháp 4 kì: Mỗi một giai đoạn hoạt động diễn ra trong một kì. Một kì ở đây là một lần đẩy của piston, tức là một lần chuyển động lên hay xuống của piston. Trong một chu ki hoạt động 4 kì, trục khuỷu quay 2 lần. Việc thay đổi khí được đóng kín có nghĩa là hỗn hợp khí – nhiên liệu mới và khí thải được tách hoàn toàn ra khỏi nhau. Trong thực tế hai khí này tiếp xúc với nhau trong một khoảng thời gian ngắn.
Phương pháp 2 kì: Trong phương pháp hai kì cả bốn giai đoạn đều hoạt động nhưng chỉ trong 2 lần chuyển động của piston (2 kì) vì một phần của hai giai đoạn nạp và nén được tiến hành ra bên ngoài cylinder. Trục khuỷu chỉ quay một vòng trong một chu kì làm việc. Thay đổi khí mở tức là hai hỗn hợp khí – nhiên liệu mới và khí thải bị trộn lẫn với nhau một phần.
So sánh động cơ 2 kì và 4 kì
Động cơ 2 kì có mật độ năng lượng lớn hơn vì tạo ra công trong mỗi một vòng quay của trục khuỷu.
Các động cơ 2 kì có thể được chế tạo đơn giản và rẻ tiền hơn vì ngược với động cơ 4 kì, loại động cơ này không cần có bộ phận điều khiển van.
Dùng động cơ 2 kì tốn nhiên liệu nhiều hơn và khí thải có trị xấu hơn vì bị mất đi một phần hỗn hợp không khí và nhiên liệu không được đốt trong lúc đẩy khí thải thoát ra ngoài. Điều này có thể được khắc phục nhờ bộ phận phun nhiên liệu trực tiếp (ví dụ như ở động cơ diesel).
Các động cơ 2 kì không có được công suất như động cơ 4 kì ngày nay vì khác với động cơ 4 kì chúng đã không được tiếp tục cải tiến nữa và đã bị động cơ 4 kì đẩy lùi do tốn nhiên liệu hơn và vì có khí thải xấu hơn.
Ứng dụng
Động cơ 2 kì được sử dụng phần lớn ở các ứng dụng mà giá tiền của động cơ (cấu tạo đơn giản) và mật độ năng lượng cao quan trọng hơn là tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường, trước tiên là cho những động cơ có dung tích nhỏ như ở các loại xe gắn máy nhỏ, máy cưa, mô hình có động cơ, trong thể thao đua mô tô và các động cơ cho tàu thuỷ.