
Theo các bác laptop nào ngon ?
Minh xin hoi, de biet 1 laptop ngon hay do co phai ta dua vao con chip cua no khong hay dua vao thong so nao?
vd: dell vostro 1014 t6670--> con chip la 6670 phai ko?

Bạn phải xem trong tầm tiền là bao nhiêu sau đó từ khoảng tầm tiền đó thì mới tìm được cấu hình cao trong khoảng tiền đó bạn ạ. Chứ nói thế này chung chung quá. Khi quyết định đi mua cho mình một chiếc máy tính thì điều đầu tiên bạn phải quan tâm là:
* Bạn có bao nhiêu tiền ?
* Lí do bạn muốn mua cho minh một chiếc máy tính (Sử dụng Word, Exel là chủ yếu hay chơi Game online, làm đồ họa...).
* Sau đó đến chip xử lí : tốc độ càng cao thì càng nhanh ,thường thì bây giờ là P IV >dual core>core2 >xtreme,core2quard.
Nghĩa là tần số xung nhịp tính bằng Ghz càng cao càng good ! core là nhân 2(2 lõi),quard nhân 4(4 lõi) với bộ vi xử của intel.
-RAM : phụ thuộc vào dungg lượng và bus (tốc độ)bây giờ thì mọi ng thường dùng từ 1Gb trở lên,bus 800 là ok.
main cũng phải phù hợp với RAM và chip(hỗ trợ),chỉ có như vậy mới có thể phát huy hết khả năng của linh kiện !
Dưới đây là 1 vài gợi ý và bài viết hay bạn có thể tham khảo
Tiếp theo là bạn muốn tự tay mình đi mua linh kiện và ráp cho mình một chiếc máy tính hay mua những chiếc máy bộ mà người ta đã ráp sẵn cho mình. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền và sử dụng máy tính để đánh văn bản đơn giản hoặc dùng làm bảng tính bây giờ và sau này thì những chiếc máy bộ được ráp sẵn như chiếc máy của chúng tôi ở trên sẽ làm được mọi điều bạn muốn và còn hơn thế nữa. Chi phí cho các thành phần để lắp ráp máy của bạn thực sự có thể vượt quá giá của một máy bộ ráp sẵn có chức năng tương tự.
Giả thiết rằng : bạn đã quyết định lắp ráp máy tính cho mình. Đó là ý tưởng hay và bạn đã sẵn sàng bắt tay vào công việc. Bước đầu tiên là đi thám sát thị trường.
Hãy ghé vào một số cửa hàng bán máy và quan sát các chàng trai đang bán hàng. Bạn có thể học được rất nhiều về cái đã có trên thị trường. Hãy phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật. Đừng lấy làm ngạc nhiên nếu bạn thấy có máy hữu danh thỏa mãn được nhu cầu của bạn. Đồng thời, hãy để mắt tới những thỏa hiệp mà bạn có thể chấp nhận được.
Rút cuộc, có thể là bạn sẽ không phải tự lắp ráp máy riêng cho mình nữa.
Một khi bạn đoán chắc là không có ai bán sẵn máy tính mà bạn mong muốn, thì hãy bắt đầu mua linh kiện. Sơ bộ bạn phải biết bạn cần cái gì lúc đó, nếu không, bạn đừng chọn cách lắp ráp máy riêng cho mình. Sau đây là danh sách các nhu cầu tối thiểu :
Vỏ máy : Điều này có thể là nhỏ nhặt song không phải là như vậy đối với số người lắp ráp máy riêng cho mình, bởi vì không có nhà sản xuất nào đề xuất chọn vỏ nào đúng. Vỏ có thể được chia thành một số nhóm : loại "xếp gọn" (compact), loại "đặt bàn" (desktop), loại "để đứng" cỡ nhỏ (mini - tower) và "để đứng" toàn phần. Trong việc quyết định mua vỏ nào, điều cần thiết là nó phải đủ lớn để chứa được tất cả các thứ bạn dự tính sẽ cài đặt. Chẳng hạn, nếu bạn dự tính phải có 2 thiết bị một ổ đĩa mềm, một ổ CD - ROM thì hãy bảo đảm rằng vỏ máy của bạn có đủ hộc cửa.
Đồng thời, hãy lưu ý tới bộ cung cấp điện. Các bộ cung cấp điện 300 W ngày nay hiếm khi cần, nhưng bạn nên có được bộ cung cấp điện ít nhất 230 W.
Đèn hiển thị LED là tùy chọn. Một số người thích, còn người khác không quan tâm. Các đèn LED có thể khó bố trí, nhưng đó cũng là điểm cần cân nhắc.
Mặt khác hãy chắc chắn là vỏ máy có tất cả các công tắc, dây cáp cần thiết.
Bo mạch hệ thống : Hãy cẩn thận lựa chọn trong số các bo mạch có trên thị trường. Đầu tiên hãy chọn loại CPU bạn muốn, chẳng hạn Celeron hoặc PentiumIV. Sau đó, quyết định lượng RAM bạn cần. 256MB có vẽ là tối thiểu hiện nay. Hãy chắc chắn là bạn nhận được bo mạch hệ thống có cả RAM và CPU cần thiết đã được cài và lập cấu hình.
Chọn Bus
Bạn nên tốn nhiều thời gian đi tìm mua thật đúng bo mạch bạn cần. Một số người lắp ráp chọn bo mạch theo tên nhãn hiệu. Những người khác soi mói bộ chip hoặc ROM BIOS cụ thể. Một cuộc dạo mua cho phép bạn thu hẹp phạm vi tới một loại đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Các card bổ sung : Các card bổ sung mà bạn cài đặt sẽ phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố : cái gì đã được thiết kế trong bo mạch hệ thống và thiết bị ngoại vi gì bạn muốn bổ sung.
Về nguyên tắc, hãy chỉ mua card bổ sung nào bạn thật sự cần.
Card hiển thị video : Card video bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào màn hình bạn có. Không có chuyện nhận được hình ảnh mịn với card video độ phân giải cao nếu như màn hình của bạn không cho phép thực hiện điều đó. Thường điều này có nghĩa là kích thước màn hình lớn hơn và tần suất "hồi phục" (refresh) nhanh hơn.
Chẳng hạn, màn hình 14 inch có thể là quá nhỏ để thể hiện độ phân giải 1024 x 768. Đối với phần lớn người dùng thì 800 x 600 là kích cỡ thuận tiện nhất trên màn hình 14 inch. Nếu bạn muốn sử dụng độ phân giải cao hơn, bạn sẽ cần một màn hình lớn, 17 inch chẳng hạn.
Sau đó, đến vấn đề màu sắc. Hầu như không có ai thỏa mãn 16 màu chuẩn của VGA nữa. Bảng 26 màu được nhiều người thích hơn, nhưng đối với đồ họa sặc sỡ bạn có thể muốn hiển thị đầy đủ 24 bit "màu thực" bằng 16,7 triệu sắc độ.
Trong độ phân giải 800 x 600, điều này sẽ đòi một bộ tăng tốc độ họa và ít nhất 8M video RAM và Bus giao diện tốc độ cao. Ở độ phân giải cao hơn bạn sẽ cần 16M video RAM cho các hiển thị màu thực.
Màn hình : Màn hình có thể là một thiết bị ngoại vi mà bạn có thể tái sử dụng. Tất nhiên nếu bạn muốn một cảm giác vui tươi, hoàn toàn mới mẽ cho máy tính được lắp tại nhà, thì đặt mua một màn hình mới.
Ngày này xu hướng nghiêng về màn hình lớn. Trong khi chỉ vài năm trước đây, màn hình 14 inch (được đo theo đường chéo màn hình) vốn là chuẩn của máy tính trong văn phòng, thì ngày nay chiều hướng nghiêng về các kiểu 17 inch.
Nếu bạn có thể đủ khả năng, thì hãy cân nhắc đến kiểu màn hình LCD.
Cuối cùng, luôn luôn xem xét bất kỳ màn hình nào trước khi bạn mua nó. Có những khác biệt về màu sắc và sự biểu hiện giữa các màn hình. Do đó, để tránh sự hối tiếc, hãy xm xét kỹ màn hình bạn mua, trước khi mang về nhà.
Đĩa cứng : Kiểu của ổ đĩa cứng của bạn nhận được có thể phụ thuộc vào ngân quỹ của bạn cũng như bất kỳ điều gì khác nữa. Thông thường bây giờ người ta chọn ổ cứng SATA.
Các máy tính được ráp sẵn hầu như được tranh bị dưới mức toàn diện khi nói về các ổ cứng. Như vậy đó là lĩnh vực bạn có thể thực hiện việc tiết kiệm to lớn khi bạn lắp ráp máy riêng cho mình từ chỗ không có gì.
Đĩa mềm : Ngày nay hiếm khi cần loại ổ đĩa này vì USB bây giờ có giá không đắt nếu không muốn nỏi là quá rẻ.
Bàn phím : Hãy hạ cố và kiếm một bàn phím tốt. Các kiểu mẫu "tàng tàng" với độ nhạy của phím kém sẽ làm cho toàn diện bộ máy tính có vẻ như là rẻ, nhưng có thể là nguồn gốc của hư hỏng hệ thống sớm hơn.
Trong lúc này, bạn hãy lưu ý đến bố cục của bàn phím. Bạn cứ tưởng rằng chúng chắc là chuẩn mực của ngày hôm nay, nhưng không phải vậy. Một số nhà sản xuất dường như thích giấu các phím slash (dấu gạch chéo) tại các vị trí không chuẩn.
Cuối cùng, hãy kiểm tra chắc chắn là đầu cắm của bàn phím vừa với khe cắm bàn phím trên bo mạch hệ thống. Có hai loại khác nhau và loại nào bạn chọn sẽ không gây nên sự phân biệt đáng kể. Các đầu cắm chuyển đổi có sẵn, nhưng tốt hơn đối với bàn phím là phích cắm vừa vặn với vị trí đầu.
Mouse : Bây giờ Mouse được ưa chuộng nhất là Mouse quang.
Máy tính cấu hình cao năm 2010. Đây là dự báo của tạp chí công nghệ PC Pro (Anh).
Máy tính để bàn
Rất nhiều phát minh thú vị sẽ được đưa vào máy tính để bàn vào năm 2010. Ở dòng máy tính để bàn cao cấp, Intel dự kiến sẽ đưa bộ vi xử lý 6 lõi có tên mã Gulftown vào máy tính để bàn trong năm tới. Bộ vi xử lý 6 lõi này có khả năng xử lý siêu phân luồng (Hyper-Threading) cao, tới 12 luồng.
Ở dòng máy tính để bàn phổ thông cũng sẽ có thay đổi lớn khi Intel đưa Clarkdale, bộ vi xử lý 32nm đầu tiên tích hợp xử lý đồ họa vào ứng dụng đại trà. Bộ vi xử lý này cho phép các hãng sản xuất bo mạch chủ kích cỡ nhỏ hơn dành cho các máy tính để bàn nhỏ gọn hoặc máy tính tất cả trong một (all-in-one PC).
Tuy nhiên, điều đáng chờ đợi nhất trong kế hoạch của Intel trong năm 2010 là Larrabee. Đây là bộ vi xử lý đồ họa (GPU) dựa trên nền tảng x86 đa lõi, có khả năng xử lý vượt trội hơn các bộ vi xử lý đồ họa hiện nay. Larrabee được đánh là mối đe dọa với các hãng trong lĩnh vực kinh doanh card xử lý đồ họa hiện nay.
Theo Phó chủ tịch điều hành mảng doanh nghiệp của Intel, Stephen Smith, tập đoàn sản xuất chip này đã thương thảo với các nhà sản xuất game phát triển những game mới tận dụng sức mạnh của Larrabee. Ông Stephen Smith cho biết sản phẩm Larrabee đầu tiên, được miêu tả là ‘card đồ họa cao cấp”, sẽ có mặt trên thị trường trong quý đầu tiên của năm 2010.
Các bộ vi xử lý đồ họa thế hệ mới của ATI hoặc Nvidia cũng sẽ có cải tiến. Hãng Nvidia cho biết tốc độ xử lý của các GPU sẽ tăng chậm hơn do vấn đề tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, các GPU của Nvidia trong năm 2010 sẽ có khả năng xử lý nhiều luồng dữ liệu hơn.
Một công nghệ hấp dẫn nữa cho máy tính để bàn năm 2010 là Braidwood của Intel, công nghệ có khả năng kết hợp công nghệ lưu trữ nhanh với ổ cứng truyền thống. Stephen Smith của Intel giải thích “chúng tôi sẽ dụng bộ nhớ nhanh (flash) làm bộ nhớ tạm cho xử lý I/O (dữ liệu vào và ra) của ổ đĩa, và chúng tôi có thuật toán điều khiển rất thông minh, do đó chỉ cần vài GB lưu trữ flash bạn có thể cải thiện được khả năng đáp ứng của máy tính với chi phí rất nhỏ”. Đại diện Intel cho biết Braidwood sẽ được tích hợp vào bộ vi xử lý Calpella (dành cho laptop) và Piketon (dành cho máy tính để bàn) dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2010.
Ở lĩnh vực lưu trữ, một tính năng được chờ đợi sẽ được ứng dụng đại trà vào năm tới là giao diện SATA tốc độ 6Gbits/giây trên cả ổ cứng và bo mạch chủ. Ổ cứng thể rắn SSD được dự báo cũng sẽ phổ biến hơn. Hiện có rất đồn đoán về việc Intel tăng dung lượng ổ cứng SSD của hãng này lên 320 GB trong năm nay và nếu điều đó không xảy ra trong năm nay thì rất có thể nó sẽ xảy ra trong năm 2010. Stephen Smith cho hay “Intel dự tính ổ cứng SSD cũng sẽ tuân theo định luật Moor, tăng dung lượng lên gấp hai lần sau một hai năm”.
Nếu tính theo đơn vị GB, vào năm 2010, ổ cứng SSD vẫn sẽ đắt hơn rất nhiều với ổ cứng thường, mặc dù sự ra mắt của hệ điều hành Windows 7 có thể thúc đẩy kinh doanh SSD tốt lên. Chủ tịch đồng thời là đồng sáng lập hãng thiết bị lưu trữ Corsair, John Beekley, đã chỉ ra rằng “các hệ điều hành và các hệ thống file hiện nay được thiết kế cho các thiết bị lưu trữ thường nhưng Windows 7 sẽ tích hợp cả những tính năng được thiết kế đặc biệt để tối ưu hiệu năng xử lý của ổ cứng SSD như TRIM, tính năng thông báo cho ổ cứng SSD biết những ô dữ liệu nào hiện chưa dùng tới”.
Sự ra mắt của Windows 7 cũng sẽ thúc đẩy nhiều người đến với nền tảng xử lý 64-bit hơn và mở rộng lượng RAM trong máy tính. Hãng Corsair dự báo lượng tiêu thụ bộ nhớ RAM 12 GB sẽ tăng mạnh vào năm 2010 và hãng này đang lên kế hoạch sản xuất RAM 24 GB.
Cấu hình máy tính để bàn cao cấp năm 2010
Chip Intel Gulftown 6 lõi
Bộ vi xử lý đồ họa ATI hoặc Nvidia thế hệ mới hoặc Intel Larrabee
Bộ nhớ RAM DDR3 12 GB
Ổ cứng 3TB hoặc ổ cứng SSD 320GB
Cấu hình máy tính để bàn phổ thông năm 2010
Bộ vử lý 4 lõi Clarkdale
Đồ họa tích hợp Intel
Bo mạch chủ Braidwood tích hợp bộ nhớ flash
Bộ nhớ RAM DDR3 4GB
Ổ cứng 500GB
Laptop
Giống như máy tính để bàn, sẽ có rất nhiều thay đổi trong dòng sản phẩm vi xử lý dành cho laptop từ Intel trong năm 2010, trong đó phải kể đến bộ vi xử lý Clarkdale 4 lõi được trang bị công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading). Tuy nhiên, Intel cũng có kế hoạch giới thiệu bộ vi xử lý 32nm hai lõi Arrandale được tích hợp xử lý đồ họa và công nghệ siêu phân luồng cho dòng laptop tiết kiệm điện vào năm 2010. Bằng cách tích hợp lõi xử lý đồ họa vào bộ vi xử lý, Clarkdale và Arrandale tạo điều kiện cho các hãng sản xuất bo mạch kích nhỏ và giá rẻ hơn cho laptop.
Intel cũng có kế hoạch tương tự dành cho netbook với việc ra mắt bộ vi xử lý Pineview-M, một chip thuộc dòng Atom tích hợp xử lý đồ họa và trình điều khiển bộ nhớ. Như vậy, chipset duy nhất cần cho Atom là chip xử lý dữ liệu vào ra (I/O chip) có tên mã là Tiger Point.
Điều này có thể mở đường cho sự ra mắt những netbook kích cỡ nhỏ hơn hiện nay nhưng sự giới hạn chipset của Intel không phải là tin tốt lành với các công ty hiện đang sản xuất chipset Atom. Ví dụ như nền tảng Ion của Nvidia sẽ bị loại vì Atom không cần đến chipset và GPU. Điều này có thể thúc đẩy nhiều công ty sản xuất laptop tìm đến bộ vi xử lý Nano dành cho netbook của hãng VIA, đồng thời kết hợp với chipset của Nvidia để có thể xem phim và chơi game 3D tốt hơn.
Ở khía cạnh bộ nhớ, laptop sử dụng RAM 8GB sẽ xuất hiện vào năm tới nhưng dung lượng 4G sẽ phổ biến trong năm 2010. Ở mảng lưu trữ, dự báo ổ cứng 2,5 inch cho laptop sẽ đạt ngưỡng 640 GB.

Thực ra ngon hay không nó dựa vào nhiều yếu tố lắm . nếu bác định mua máy có thể chat thêm với em , em biết đến đâu em tư vấn đến đó cho .
YM! ngockdhm