Câu hỏi

30/05/2013 08:40
Tỉ lệ thành công của ca mổ dãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 ?
Em năm nay 20 tuổi. Em bị dãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3, đã khám ở một bệnh viện lớn ở TP.HCM và bác sĩ khuyên là nên làm phẫu thuật. Nhưng bác sĩ bảo mổ thì tỉ lệ thành công không cao và có thể có tỉ lệ biến chứng, em rất lo. Xin cho em biết tỉ lệ thành công của mổ bệnh này là bao nhiêu và có biến chứng gì không?
kietkiet
30/05/2013 08:40
Danh sách câu trả lời (1)

Dãn tĩnh mạch thừng tinh gặp tới 15% ở nam giới. Dãn tĩnh mạch thừng tinh thường được chia làm 3 mức độ. Dãn độ 3 là dãn ở mức độ nhiều nhất, khi nhìn có thể thấy những tĩnh mạch nổi rõ dưới da vùng bìu. Tuy nhiên, mức độ dãn không phải là yếu tố quyết định cần phẫu thuật hay không.
Trường hợp của em cần phải phẫu thuật khi dãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra một trong những dấu hiệu sau:
+ Gây đau tức bìu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
+ Làm ảnh hưởng đến tinh hoàn (sờ sẽ thấy tinh hoàn bên đó mềm hơn và nhỏ hơn).
+ Làm ảnh hưởng tới tinh dịch đồ (các trường hợp vô sinh nam, hoặc những trường hợp kiểm tra tinh dịch đồ phát hiện tinh trùng ít, tinh trùng yếu, dị dạng).
Hiện nay phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là phẫu thuật mổ mở với kính hiển vi phẫu thuật hỗ trợ. Với kính hiển vi phẫu thuật, các tĩnh mạch dãn được bộc lộ đầy đủ và không bỏ sót nên tỉ lệ thành công là 95-99%, tỉ lệ tái phát rất thấp chỉ từ 1-5% (nếu mổ không có kính hiển vi phẫu thuật, tỉ lệ tái phát là 9-16% hoặc cao hơn).
Đối với các trường hợp dãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh, sau mổ khoảng 80% bệnh nhân có tinh dịch đồ cải thiện và 45% có vợ thụ thai sau đó.
Kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ động mạch tinh hoàn (rất nhỏ khoảng 0,5mm) nên tránh cột phải động mạch này. Ngoài ra, kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ và tránh cột phải các mạch bạch huyết nên làm giảm tỉ lệ bị tràn dịch tinh mạc sau mổ xuống dưới 1%. Trước đây, khi không có kính hiển vi phẫu thuật, biến chứng thường gặp nhất của mổ dãn tĩnh mạch thừng tinh là tràn dịch tinh mạc với tỉ lệ trung bình là 7%.
Trường hợp của em cần phải phẫu thuật khi dãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra một trong những dấu hiệu sau:
+ Gây đau tức bìu kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
+ Làm ảnh hưởng đến tinh hoàn (sờ sẽ thấy tinh hoàn bên đó mềm hơn và nhỏ hơn).
+ Làm ảnh hưởng tới tinh dịch đồ (các trường hợp vô sinh nam, hoặc những trường hợp kiểm tra tinh dịch đồ phát hiện tinh trùng ít, tinh trùng yếu, dị dạng).
Hiện nay phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là phẫu thuật mổ mở với kính hiển vi phẫu thuật hỗ trợ. Với kính hiển vi phẫu thuật, các tĩnh mạch dãn được bộc lộ đầy đủ và không bỏ sót nên tỉ lệ thành công là 95-99%, tỉ lệ tái phát rất thấp chỉ từ 1-5% (nếu mổ không có kính hiển vi phẫu thuật, tỉ lệ tái phát là 9-16% hoặc cao hơn).
Đối với các trường hợp dãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh, sau mổ khoảng 80% bệnh nhân có tinh dịch đồ cải thiện và 45% có vợ thụ thai sau đó.
Kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ động mạch tinh hoàn (rất nhỏ khoảng 0,5mm) nên tránh cột phải động mạch này. Ngoài ra, kính hiển vi phẫu thuật giúp thấy rõ và tránh cột phải các mạch bạch huyết nên làm giảm tỉ lệ bị tràn dịch tinh mạc sau mổ xuống dưới 1%. Trước đây, khi không có kính hiển vi phẫu thuật, biến chứng thường gặp nhất của mổ dãn tĩnh mạch thừng tinh là tràn dịch tinh mạc với tỉ lệ trung bình là 7%.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip