Câu hỏi

21/05/2013 11:27
Tòa không chấp nhận kháng cáo như thế có đúng không? Bản án xử như thế có đúng không?
Sinh thời ông bà nội tôi có 9 người con và một căn nhà tọa lạc trên khuôn viên đất rộng hơn 3.500m2. Ngày 16-11-1993, sau khi bà nội tôi mất (tháng 12-1991) ông nội tôi tiến hành việc chia đất cho các con của ông bà, theo đó mỗi người đều có phần của mình (không đồng đều nhau).
Riêng 3 người cô tôi không được chia do khi bà nội còn sống đã chia đất cho 3 người này. Phần ông nội tôi sở hữu là căn nhà và một phần khuôn viên đất hơn 1.000m2. Sau đó ông nội của tôi đã làm di chúc để lại nhà và đất này cho ba tôi, nhưng sau khi ông mất (năm 2003) bác tôi đã tranh chấp phần nhà và đất này.
Năm 2008, Tòa án nhân dân TP Đà Lạt xử theo hướng di chúc bị vô hiệu 1 phần (lý do ông nội của tôi chỉ được định đoạt 50% khối tài sản) và tuyên phần 50% khối tài sản là của bà nội tôi và đã chia đều cho 9 người con của ông bà. Không chấp nhận với phán quyết của tòa án, cha tôi đã kháng cáo nhưng tòa án tỉnh Lâm Đồng đã không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn.
Xin hỏi: Tòa không chấp nhận kháng cáo như thế có đúng không? Bản án xử như thế có đúng không? Tôi phải làm gì để sửa lại bản án?
congtudatinh
21/05/2013 11:28
Riêng 3 người cô tôi không được chia do khi bà nội còn sống đã chia đất cho 3 người này. Phần ông nội tôi sở hữu là căn nhà và một phần khuôn viên đất hơn 1.000m2. Sau đó ông nội của tôi đã làm di chúc để lại nhà và đất này cho ba tôi, nhưng sau khi ông mất (năm 2003) bác tôi đã tranh chấp phần nhà và đất này.
Năm 2008, Tòa án nhân dân TP Đà Lạt xử theo hướng di chúc bị vô hiệu 1 phần (lý do ông nội của tôi chỉ được định đoạt 50% khối tài sản) và tuyên phần 50% khối tài sản là của bà nội tôi và đã chia đều cho 9 người con của ông bà. Không chấp nhận với phán quyết của tòa án, cha tôi đã kháng cáo nhưng tòa án tỉnh Lâm Đồng đã không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn.
Xin hỏi: Tòa không chấp nhận kháng cáo như thế có đúng không? Bản án xử như thế có đúng không? Tôi phải làm gì để sửa lại bản án?
Danh sách câu trả lời (1)

Theo Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của tòa án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Trường hợp của ông là kháng cáo quá hạn với lý do là cha của ông đã nhận bản án sơ thẩm quá trễ, lý do này không phải là lý do chính đáng để yêu cầu tòa án chấp nhận kháng cáo quá hạn của ông (Mục 5 phần I của Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4-8-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Do vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng không chấp nhận kháng cáo quá hạn của cha ông là đúng luật.
Theo thư của ông trình bày thì toàn bộ di sản của bà nội ông để lại đã được gia đình ông thỏa thuận phân chia từ năm 1993. Do vậy, tòa án xác định di sản của bà nội ông để lại là 50% khối nhà và đất để chia cho 9 người con của bà là chưa đúng.
Trong trường hợp không đủ chứng cứ để chứng minh rằng gia đình của ông đã phân chia toàn bộ di sản của bà nội ông để lại (vào năm 1993) và cũng không có chứng cứ nào xác định phần nhà và đất mà ông nội ông lập di chúc cho cha của ông là tài sản riêng của ông nội ông thì tòa án xác định 50% khối nhà và đất là di sản của bà nội ông để lại là đúng.
Nhưng theo Điều 676 Bộ luật dân sự thì khối di sản này phải được chia 10 phần (gồm 9 người con và chồng của bà nội ông) chứ không phải chia làm 9 phần (9 người con) như bản án đã tuyên. Do tại thời điểm mở thừa kế đối với khối di sản của bà nội ông để lại thì hàng thừa kế thứ nhất của bà gồm các con của bà và người chồng của bà (ông nội của ông). Lẽ ra, cha của ông phải được hưởng:
- 1/10 trong 50% khối nhà và đất và
- Khối di sản do ông nội để lại (gồm 50% và 1/10 khối nhà và đất)
Nếu ông cho rằng bản án đã tuyên sai và đã có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật thì ông có thể làm đơn để yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm bản án của Tòa án nhân dân TP Đà Lạt. Đơn được gửi đến cho những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thời hạn để người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
Thân ái.
Trường hợp của ông là kháng cáo quá hạn với lý do là cha của ông đã nhận bản án sơ thẩm quá trễ, lý do này không phải là lý do chính đáng để yêu cầu tòa án chấp nhận kháng cáo quá hạn của ông (Mục 5 phần I của Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4-8-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Do vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng không chấp nhận kháng cáo quá hạn của cha ông là đúng luật.
Theo thư của ông trình bày thì toàn bộ di sản của bà nội ông để lại đã được gia đình ông thỏa thuận phân chia từ năm 1993. Do vậy, tòa án xác định di sản của bà nội ông để lại là 50% khối nhà và đất để chia cho 9 người con của bà là chưa đúng.
Trong trường hợp không đủ chứng cứ để chứng minh rằng gia đình của ông đã phân chia toàn bộ di sản của bà nội ông để lại (vào năm 1993) và cũng không có chứng cứ nào xác định phần nhà và đất mà ông nội ông lập di chúc cho cha của ông là tài sản riêng của ông nội ông thì tòa án xác định 50% khối nhà và đất là di sản của bà nội ông để lại là đúng.
Nhưng theo Điều 676 Bộ luật dân sự thì khối di sản này phải được chia 10 phần (gồm 9 người con và chồng của bà nội ông) chứ không phải chia làm 9 phần (9 người con) như bản án đã tuyên. Do tại thời điểm mở thừa kế đối với khối di sản của bà nội ông để lại thì hàng thừa kế thứ nhất của bà gồm các con của bà và người chồng của bà (ông nội của ông). Lẽ ra, cha của ông phải được hưởng:
- 1/10 trong 50% khối nhà và đất và
- Khối di sản do ông nội để lại (gồm 50% và 1/10 khối nhà và đất)
Nếu ông cho rằng bản án đã tuyên sai và đã có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật thì ông có thể làm đơn để yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm bản án của Tòa án nhân dân TP Đà Lạt. Đơn được gửi đến cho những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thời hạn để người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
Thân ái.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Nhà cửa, đất đai
Rao vặt Siêu Vip