
Trị chứng chuột rút khi mang thai ?

Cách hạn chế chuột rút khi mang thai
Để phòng chuột rút khi mang thai, chị em nên áp dụng những chiêu nhỏ dưới đây:
- Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
- Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
- Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
- Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
- Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.
- Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
- Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nước thường xuyên.
- Có một số bằng chứng cho thấy, uống bổ sung magiê, thực phẩm giàu canxi và vitamin bổ sung trước khi sinh có thể có ích cho bà bầu.
Khi bị chuột rút bạn nên:
- Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.
- Xoa bóp các cơ bắp bị co rút
- Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị vọp bẻ.
- Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng vọp bẻ qua nhanh.
Nếu hiện tượng chuột rút thường xuyên và không chỉ là vài lần hoặc nếu thấy có hiện tượng sưng tấy, bầm thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Mặc dù rất hiếm gặp (1/2.000 bà bầu) nhưng rất có thể bạn đang mắc chứng huyết khối.

Để khắc phục, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung đủ canxi bằng cách tăng cường ăn thực phẩm chứa canxi cao như tôm, cá, cua, ốc, hến, sữa, trứng... và các loại rau quả tươi có màu xanh đậm: mồng tơi, rau muống, cải xoong... Nếu co rút nhiều cần đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thêm các thuốc như canxinol, vitamin D... Chú ý tắm nắng buổi sớm sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.