
Trị táo bón kéo dài?Ai biết chỉ dùm nhé.Thank

Ăn nhiều rau, tập thể dục.

Các bạn có thể sử dụng sản phẩm này sẽ thấy hiệu quả ngay đấy. Có mặt ở Mỹ hơn 75 năm nay rồi, Cty mình mới nhập về Việt Nam gần đây.
Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium
Thảo dược điều trị bệnh trĩ, trị táo bón!
Giới thiệu:Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium (còn được gọi là ispaghula, isabgol) là vỏ bên ngoài hat của câyPlatago ovate (thuộc chi Plantago) có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vỏ có màu trắng, hình thuyền kích thước 3x4mm, không mùi, vị nhạt, nhầy.
Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium là loại thảo dược hàng đầu giúp nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích (IBS)
Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium đã được biết tại Ấn Độ từ hơn 3000 năm qua, và hiện được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Canada, Anh, Ba Lan, Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan…
Công dụng:
- Ngăn ngừa táo bón
- Chặn đứng tiêu chảy
- Ngăn ngừa và giảm các cơn đau do trĩ
Cách dùng:

- Cho 5-10g (1-2 muỗng) Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium vào ly chứa 200-350ml nước, khuấy đều cho tan và uống sau 4 phút.
- Dùng Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium khi mới thức dậy, lúc bụng đói trước bữa anh 30 phút hoặc trước khi đi ngủ
Sẽ thơm ngon hơn khi dùng chung với yaourt: khuấy đều 2 hũ yaourt vào ly chứa 350 ml nước sau đó cho khoảng 10g Vỏ hạt Mã đề Psyllium vào, tiếp tục khuấy đều cho tan và uống.
- Sử dụng như thành phần nguyên liệu chính chế biến các món ăn.
Liều dùng:
Dùng từ 15-20g/ngày, ngày dùng 3 lần
- Trĩ, táo bón, tiêu chảy: 7g/lần
- Các trường hợp khác 5g/lần
Đặc tính:
- Hoàn toàn tự nhiên
- Khả năng hút nước cao
- Không có tính độc
- Dễ dàng tạo thành gel khi hấp thu nước và giúp bôi trơn ruột
- An toàn cho mọi lứa tuổi

Giá bán:
- Hộp 250gram: 245.000đ
Thông tin dinh dưỡng:
(thành phần trung bình trong 100g)
- Chất sơ hòa tan(71g)
- Chất nhầy( chủ yếu là Xylose, Arabinose và Galacturonic Acid)
- Choline
- Glycosidess
- Protein
- Polysaccharides
- Vitamin B1
CHẤT SƠ HÒA TAN:
Là chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy chất sơ hòa tan có nhiều vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh lý, khả năng giữ nước làm phân mềm, và tăng khối lượng phân làm kích thích nhu động ruột. Vì thế chất xơ có tác dụng giúp giảm nguy cơ táo bón, viêm ruột kết và bệnh trĩ
Các báo đăng trên tạp chí tạp chí hội lão khoa Mỹ ( 06/1995) và tạp chí của hiệp hộidinh dưỡng mỹ( 03/1988) kết luận:” việc bổ sung chất xơ hòa tan có trong Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium mang lại lợi ích cho bệnh nhântáo bón và cải thiện thời gian vận chuyển trong đại tràng”.
CHẤT NHẦY:
Chất nhầy có trong Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc ruột, giúp giảm đau, bảo vệ và chữa lành các mô bên trong của cơ thể bao gồm cả trường hợp ruột kích thích (IBS) và viêm, do đó nó được sử dụng làm thuốc chống viêm trong bệnh viêm ruột, đau dạ dầy và lỵ, hỗ trợ tiêu hóa.
CHOLINE:
Là dưỡng chất thiết yếu trong sinh tồng hợpacetyl-choline- chất dẫn truyền thần kinh quan trọng và là thành phần chính yếu trong màng tế bào của con người, ví dụ như phosphatidelcholine (lecithin) và sphingomyelin. Choline rất cần thiết cho chuyển hóa mỡ. Không có choline, mỡ bị lưu giữ và tích tụ nhiều ở gan.
Với việc sử dũng liều lượng Vỏ Hạt Mã Đề Psyllium phù hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm thiểu vấn đề đối với gan. Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến khích nên dùng khẩu phần ăn có chứa khoảng 550mg choline/ngày đối với nam giới và 425 choline/ngày đối với nữ giới.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy choline giúp thúc đẩy chức năng hoạt động của thận một cách phù hợp, do đó giảm tối đa nguy cơ táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
Để tránh mua phải hàng giả các bạn hãy Liên hệ: 0902579629 (Mr Tuấn PKD)
Cty CP Thảo dược thế giới



Táo bón kéo dài thường do cơ địa âm hư, huyết nhiệt, hoặc thiếu máu làm tân dịch giảm, hoặc do ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh nhiều lần, trương lực cơ bị giảm, dẫn đến khí trệ làm khó bài tiết phân ra ngoài; Hoặc do người dương hư không vận hành được khí, dẫn đến tân dịch không lưu thông, hoặc do bị bệnh lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa mà gây táo bón. Dược thảo trong thành phần các bài thuốc trị táo bón kéo dài Đại hoàng: Kích thích co bóp ruột, gây ra tác dụng nhuận tràng và tẩy do chứa hoạt chất anthragrinon. Liều vừa phải chữa kém ăn, ăn không tiêu; ngày uống 0,5-1g thuốc bột, thuốc viên hoặc đến 2g thuốc sắc. Liều cao là thuốc tẩy nhẹ dùng cho người đầy bụng, táo bón; ngày dùng 3-10g, sắc uống. Không dùng đại hoàng một cách thường xuyên cho người hay bị táo bón, vì thường sau khi gây tác dụng nhuận tràng, đại tràng hay gây táo bón mạnh hơn trước do trong đại hoàng có chứa tanin gây táo bón. Chỉ thực: Vỏ quả có tác dụng làm tăng độ acid dịch vị. Dùng chữa ăn uống không tiêu, đầy hơi, tích trệ. Ngày dùng 6-12g sắc uống. Chút chít: Có tác dụng làm tăng trương lực và tăng nhu động ruột, được dùng làm thuốc nhuận tràng hoặc thuốc tẩy. Liều dùng để nhuận tràng: 1-3g, để tẩy: 4-6g, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Đương quy: Có tác dụng chống co thắt cơ trơn ruột, giúp điều trị táo bón. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc. Hà thủ ô đỏ: Có tác dụng giúp sinh huyết dịch, cải thiện chuyển hóa chung, kích thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng. Dùng chữa táo bón cho phụ nữ sau khi sinh hoặc người cao tuổi. Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc. Hậu phác: Dùng chữa bụng đau đầy trướng, ăn uống không tiêu, táo bón. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Cam thảo, sa sâm nam: Cam thảo chích (tẩm mật sao) có tác dụng nhuận tràng nhẹ, ngày dùng 4-10g. Sa sâm nam có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Ngày dùng 20-40g rễ tươi, hoặc 15-20g rễ khô sắc uống. Huyền sâm, mạch môn: Là các vị thuốc có tác dụng trị táo bón. Liều dùng mỗi ngày của huyền sâm là 4-12g, của mạch môn là 6-20g, dạng thuốc sắc. Muồng trâu: Chứa các chất anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Muồng trâu (lá, cành, rễ) được dùng làm thuốc chữa táo bón. Ngày dùng 4-12g để nhuận tràng, 20-40g để tẩy. Trắc bá (hạt): Có tác dụng nhuận tràng, được dùng trị táo bón, ngày dùng 4-12g hạt trắc bá (bá tử nhân). Vừng: Hạt vừng có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng. Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng. Để nhuận tràng, mỗi sáng uống một thìa cà phê dầu vừng, hoặc ăn một nắm vừng sống, hoặc cháo vừng. Các bài thuốc dân gian Táo bón do cơ địa hoặc sau khi mắc bệnh cấp tính gây giảm tân dịch Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, thường lở loét miệng, lưỡi đỏ, người háo khát nước. Bài 1: Sa sâm, mạch môn, mỗi vị 200g; lá dâu, vừng đen, mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g. Bài 2: Vừng đen 20g, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm, mỗi vị 16g, thạch hộc 12g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, ngày uống 10-20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp. Bài 3: Ba tử nhân (hạt trắc bá) 100g, bạch thược 50g; đại hoàng, hậu phác, chỉ thực, mỗi vị 40g, tán bột, mỗi ngày uống 10-15g. Bài 4: Sinh địa, sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, mỗi vị 12g, đường phèn 20g, sắc uống. Bài 5: Hạt vừng đen, lá cối xay, mỗi vị 300g. Vừng đen rang chín, giã nhỏ rây bột. Lá cối xay nấu nước rồi cô thành cao đặc. Trộn hai thứ làm thành bánh 10g, ngày uống 2 bánh hãm với nước sôi sau mỗi bữa ăn. Táo bón do thiếu máu Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh mất máu. Triệu chứng: Gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu kèm thêm chứng táo bón kéo dài. Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỷ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên. Mỗi ngày uống 10-20g, có thể dùng dạng thuốc sắc liều thích hợp. Bài 2 (tử vật thang gia vị): Thục địa, bạch thược, mỗi vị 12g; xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, vừng đen, đại táo, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Táo bón do khí hư Thường gặp ở người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần trương lực cơ giảm. Triệu chứng: Cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi. Bài 1: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, sài hồ, kỷ tử, vừng đen lượng vừa đủ. Sắc uống ngày một thang. Bài 2 (bổ trung ích khí thang gia vị): Hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma, mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân, vừng đen, mỗivị 8g; trần bì, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Bài 3 (dùng cho người cao tuổi, dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, lưng gối mỏi đau): Chút chít, ý dĩ, mỗi vị 12g; bố chính sâm, kỷ tử, hoài sơn, hoàng tinh, mỗi vị 10g, nhục quế 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10g Táo bón do bệnh nghề nghiệp (khí trệ) Đối với những người bị táo bón do làm các công việc mà phần lớn thời gian ngồi lâu không thay đổi tư thế, hoặc do viêm đại tràng mạn tính thì thường dùng các thuốc kiện tỳ (đảng sâm, bạch truật, ý dĩ) các thuốc hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác), phối hợp với các thuốc nhuận tràng (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu). Bài 1: Muồng trâu, chút chít, mỗi vị 20g; đại hoàng 4-6g. Sắc uống trong ngày. Bài 2: Rễ tươi chút chít 8-12g, nhai sống, hay sắc nước uống. Bài 3: Chút chít 10g; chỉ xác, mộc thông, mỗi vị 8g. Sắc nước uống, nếu sau một giờ chưa đi tiêu được thì sắc nước thứ hai uống tiếp.