Câu hỏi

05/06/2013 12:01
Trường hợp nào được cho thôi việc người ký HĐLĐ vô thời hạn?
Do thu hẹp kinh doanh, công ty phải giảm bớt xe và tài xế. Tuy nhiên tài xế ký hợp đồng vô thời hạn thì có được chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không? Trong trường hợp công ty chấm dứt HĐLĐ thì tài xế ký hợp đồng vô thời hạn có quyền khiếu nại và yêu cầu được tiếp tục làm việc không?
taimuoi
05/06/2013 12:01
Danh sách câu trả lời (1)

Theo qui định tại khoản 1 điều 17 Bộ luật lao động (BLLĐ), trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Ðồng thời, theo qui định tại điều 11 nghị định 39/2003/NÐ-CP của Chính phủ ngày 18-4-2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm, những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo qui định tại khoản 1 điều 17 BLLĐ: (i) Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; (ii) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; (iii) Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Trường hợp bạn nêu trên được coi là thay đổi cơ cấu công ty dưới hình thức giải thể một số bộ phận của đơn vị. Do đó nếu bạn đã làm việc thường xuyên trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì công ty có trách nhiệm đào tạo lại bạn để tiếp tục sử dụng vào những chỗ việc làm mới, nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho bạn thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Tuy nhiên, khi cần cho nhiều người thôi việc, theo khoản 1 điều 17 BLLĐ, NSDLĐ phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết.
Ðồng thời, theo qui định tại điều 11 nghị định 39/2003/NÐ-CP của Chính phủ ngày 18-4-2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm, những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo qui định tại khoản 1 điều 17 BLLĐ: (i) Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, qui trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; (ii) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; (iii) Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
Trường hợp bạn nêu trên được coi là thay đổi cơ cấu công ty dưới hình thức giải thể một số bộ phận của đơn vị. Do đó nếu bạn đã làm việc thường xuyên trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì công ty có trách nhiệm đào tạo lại bạn để tiếp tục sử dụng vào những chỗ việc làm mới, nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho bạn thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Tuy nhiên, khi cần cho nhiều người thôi việc, theo khoản 1 điều 17 BLLĐ, NSDLĐ phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lao động và pháp luật
Rao vặt Siêu Vip