Câu hỏi

21/05/2013 07:54
Tư duy tổng số bằng không Vs. Tư duy tổng số dương
Mọi người sinh ra với trí tuệ như một tấm giấy trắng, mà quan sát và kinh nghiệm của mỗi người sẽ viết lên đó những dòng tri thức. Những dòng tri thức được tổng hợp thành lý thuyết, và lý thuyết vì thế là một hệ thống tư duy giúp ta tiếp cận vấn đề. Tư duy hợp lý, sẽ giúp ta thành công hơn.
Những doanh nhân Việt Nam thời nay khi được hỏi về chiến lược phát triển trong thời đại hội nhập & cạnh tranh, đa số đều có chung một tư duy: cắt giảm chi phí. Vì sao? vì họ tư duy rằng thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ, cắt giảm chi phí (chi phí trong R&D, chi phí lương, chi phí quảng cáo,...) sẽ có thể bù đắp lại phần giảm trong lợi nhuận đóng góp biên.
102.gifVậy tại sao họ không tư duy rằng thay vì cắt giảm chi phí, họ sẽ đầu tư thêm vào R&D, vào phát triển chất lượng, vào những yếu tố tạo ra giá trị gia tăng để từ đó có thể "tóm lấy" được sự cảm nhận và tạo ra lòng trung thành của khách hàng; đến lượt nó, nó sẽ bảo đảm cho bạn một giá bán tốt và cuối cùng là phần đóng góp biên lợi nhuận sẽ tăng thêm.
Dẫn chứng trên cho ta một tư duy để tiếp cận vấn đề: Tư duy tổng số bằng không và tư duy tổng số dương. Với một cái bánh, nếu phần của anh ít đi thì phần của tôi sẽ nhiều thêm = tư duy tổng số bằng không. Cũng với cái bánh, hãy làm sao cho cái bánh ấy càng ngày càng to ra, thì phần của chúng ta cũng to ra theo cái bánh = tư duy tổng số dương.
chipchip
21/05/2013 07:54
Những doanh nhân Việt Nam thời nay khi được hỏi về chiến lược phát triển trong thời đại hội nhập & cạnh tranh, đa số đều có chung một tư duy: cắt giảm chi phí. Vì sao? vì họ tư duy rằng thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ, cắt giảm chi phí (chi phí trong R&D, chi phí lương, chi phí quảng cáo,...) sẽ có thể bù đắp lại phần giảm trong lợi nhuận đóng góp biên.
102.gifVậy tại sao họ không tư duy rằng thay vì cắt giảm chi phí, họ sẽ đầu tư thêm vào R&D, vào phát triển chất lượng, vào những yếu tố tạo ra giá trị gia tăng để từ đó có thể "tóm lấy" được sự cảm nhận và tạo ra lòng trung thành của khách hàng; đến lượt nó, nó sẽ bảo đảm cho bạn một giá bán tốt và cuối cùng là phần đóng góp biên lợi nhuận sẽ tăng thêm.
Dẫn chứng trên cho ta một tư duy để tiếp cận vấn đề: Tư duy tổng số bằng không và tư duy tổng số dương. Với một cái bánh, nếu phần của anh ít đi thì phần của tôi sẽ nhiều thêm = tư duy tổng số bằng không. Cũng với cái bánh, hãy làm sao cho cái bánh ấy càng ngày càng to ra, thì phần của chúng ta cũng to ra theo cái bánh = tư duy tổng số dương.
Danh sách câu trả lời (1)

Trong hoàn cảnh thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ, lợi nhuận giảm (hoặc thua lỗ). Người chủ doanh nghiệp đứng trước lựa chọn:
* Cắt giảm chi phí bằng mọi cách
* Đầu tư vào R&D
* Tìm kiếm thị trường mới
* Đầu tư vào lĩnh vực mới
* vân vân và v.v..
Như anh huynhtam nói, đa số chọn cắt giảm chi phí. Vấn đề là tại sao người chủ doanh nghiệp lại chọn giải pháp này mà không chọn giải pháp khác, có phải do "tư duy tổng số bằng không" hay không?
Giả sử tôi là chủ doanh nghiệp, tôi suy nghĩ:
* Tôi nên cắt giảm loại chi phí nào ? Giảm nhân viên? Giảm quy mô? Giảm chi phí hoạt động? Giữa việc giảm loại chi phí này với loại chi phí khác, cái nào có lợi hơn?
* Tôi phải đầu tư bao nhiêu cho R&D để tăng x% doanh số ?
* Tôi cần những nguồn lực nào để phát triển thị trường mới, thị trường này có những đặc thù gì khác thị trường truyền thống, liệu doanh số mới có đáng để đầu tư hay không ?!
Đây là những câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng tất cả các câu hỏi này cùng nói lên một điều, người chủ doanh nghiệp này bị thiếu thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, đây là một thực trạng bắt nguồn từ công nghệ quản lý lạc hậu.
Ví dụ như thế này, tôi tin vào một báo cáo nói rằng tôi bỏ ra $100 cho R&D, tôi sẽ thu thêm $1000 doanh thu và/hoặc lợi nhuận tăng 10%, thì theo logic bình thường, tôi sẽ không cắt giảm chi phí R&D mà đầu tư thêm cho nó.
Tôi có cảm giác rằng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sử dụng công nghệ quản lý của những năm 60-70, không phải đang ở thế kỷ 21. Việc thiếu trầm trọng những thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, khiến những chủ doanh nghiệp ra quyết định dựa trên yếu tố định tính là chủ yếu, thiếu hẳn yếu tố định lượng.
* Cắt giảm chi phí bằng mọi cách
* Đầu tư vào R&D
* Tìm kiếm thị trường mới
* Đầu tư vào lĩnh vực mới
* vân vân và v.v..
Như anh huynhtam nói, đa số chọn cắt giảm chi phí. Vấn đề là tại sao người chủ doanh nghiệp lại chọn giải pháp này mà không chọn giải pháp khác, có phải do "tư duy tổng số bằng không" hay không?
Giả sử tôi là chủ doanh nghiệp, tôi suy nghĩ:
* Tôi nên cắt giảm loại chi phí nào ? Giảm nhân viên? Giảm quy mô? Giảm chi phí hoạt động? Giữa việc giảm loại chi phí này với loại chi phí khác, cái nào có lợi hơn?
* Tôi phải đầu tư bao nhiêu cho R&D để tăng x% doanh số ?
* Tôi cần những nguồn lực nào để phát triển thị trường mới, thị trường này có những đặc thù gì khác thị trường truyền thống, liệu doanh số mới có đáng để đầu tư hay không ?!
Đây là những câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng tất cả các câu hỏi này cùng nói lên một điều, người chủ doanh nghiệp này bị thiếu thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, đây là một thực trạng bắt nguồn từ công nghệ quản lý lạc hậu.
Ví dụ như thế này, tôi tin vào một báo cáo nói rằng tôi bỏ ra $100 cho R&D, tôi sẽ thu thêm $1000 doanh thu và/hoặc lợi nhuận tăng 10%, thì theo logic bình thường, tôi sẽ không cắt giảm chi phí R&D mà đầu tư thêm cho nó.
Tôi có cảm giác rằng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sử dụng công nghệ quản lý của những năm 60-70, không phải đang ở thế kỷ 21. Việc thiếu trầm trọng những thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, khiến những chủ doanh nghiệp ra quyết định dựa trên yếu tố định tính là chủ yếu, thiếu hẳn yếu tố định lượng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip