Câu hỏi

30/05/2013 01:37
Tự khắc phục những hỏng hóc mà không phải tốn nhiều tiền bằng cách nào?
Các bạn làm ơn giúp mình với?
conkavip
30/05/2013 01:37
Danh sách câu trả lời (1)

Ô tô ngày nay có mực độ tin cậy cao hơn bao giờ hết. Nhưng khi có một bộ phận nào đó bị trục trặc thì chi phí sửa chữa lại cao hơn nhiều so với trước. Sau đây là một số mẹo thực tế để xe vẫn chạy tốt mà không tốn nhiều tiền.
Hệ thống nhiên liệu: Tất cả các xe hơi hiện đại đều dùng một loại phun xăng điện tử nào đó. Những hệ thống này có ít các cơ phận hơn và ít đòi hỏi bảo trì hơn so với chế hoà khí được dùng ở các xe đời trước (vốn đòi hỏi phải cân chỉnh mỗi sáu tháng và vệ sinh thường xuyên). Tuy nhiên hỏng hóc vẫn có thể phát sinh, thường là bị nghẹt hoặc đầu phun bị bẩn.
Kết cục là phải đem xe đến gara để các bác thợ lành nghề dùng các thiết bị chuyên dùng để vệ sinh đầu phun. Tuy nhiên đôi khi bạn hoàn toàn có thể tự xử và kết quả cũng chẳng kém gì - nhưng lại túm lại được mớ tiền- bằng cách pha một chai dung dịch vệ sinh đầu phun có bán sẵn ở các cửa hàng ngoài An Dương Vương (bạn có thể dùng hiệu Gumount, STP,..v.v.) vào bình nhiên liệu mỗi khi bơm thêm nhiên liệu và cần làm từ 2 đến 3 lần như thế. Lượng phụ trội của các chất phụ gia tẩy rửa trong dung dịch sẽ khắc phục các triệu chứng khó nổ máy hoặc "sượng" khi xe chạy mà không cần bạn phải mang đến gara. Hơn nữa, bạn cũng không phải lo lắng rằng các chất phụ gia này có làm cho "bệnh" nặng thêm hoặc làm hại đến máy, vì vậy nó rất đáng để bạn thử trước khi thấy "bó tay" và giao xe cho thợ để rồi phải trả cả đống tiền.
Hệt thống xả: Nếu như bạn thật sự không muốn tốn nhiều tiền cho cái ống xả thì tại sao bạn không tự mình lắp nó. Có rất nhiều người không nhận ra rằng họ có thể mua sẵn ống xả, ống giảm thanh, bình xúc tác... ở các cửa hàng bán phụ tùng ô tô, các đường ống đã được uốn từ trước, và ốc, bát đã đâu vào đó rồi, chỉ việc đem về lắp lên là xong.
Nếu bạn không tiếc tí mồ hôi, thì bạn có thể tiết kiệm được vài chai để thay thế những cái ống rỉ sét không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm bằng những cái mới. Thông thường thì chỉ cần thay một đoạn nào đó trong hệ thống thôi, ví dụ cái ống giảm thanh đã bị mục hoặc ghép bình xúc tác. Chỉ cần mở mấy con ốc và cưa (có thể dùng tay hoặc dùng máy) để tháo bỏ cái đoạn hỏng đi và thay cái đoạn mới vào, rồi siết chặc ốc ác lại. Vấn đề chính là không cần phải uốn nắn gì thêm cả, những bộ phận "một cỡ vừa tất cả" đã được uốn cong sẵn và sẵn sàng cho việc lắp ráp và sẽ vừa khít với vị trí định trước. Ngoài ra, nếu bạn còn có khả năng tự thay dầu máy và bugi thì cứ tự làm lấy.
Dây cua roa "vòng vèo": Có rất nhiều xe ô tô và xe tải mới chỉ dùng một sợi dây cua roa "vòng vèo" để dẫn động tất cả các phụ tải (bơm nước, máy phát điện, trợ lực lái, lốc nén máy lạnh) thay vì dùng vài sợi cua roa riêng cho từng phụ tải như vẫn làm trước đây. Cái dây cua roa "vòng vèo" này thoạt trông khá hãi hùng, nhưng việc thay thế nó lại dễ hơn loại cua roa đời cũ rất nhiều. Thay vì phải nới lỏng mấy con ốc ở những vị trí khó mà mò tới và bẩy từng món phụ tải một để tháo từng dây ra rồi lại căng dây mới vào, thì giờ đây chỉ cần thao tác trên một cục tăng-đưa. Tháo dây cũ ra chẳng có gì là phức lạp quá ngoài việc dùng một cái mỏ lết, tháo cục tăng đưa ra và kéo trượt dây cũ ra khỏi pu-li.
Cái pu-li tăng đưa thường rất dễ thấy - đó là một cái pu-li "ở không", chẳng có dẫn động món đồ chơi nào như là bơm trợ lực hay máy phát,..Nó có một con bù loong và bạn dùng mỏ lết để bẩy mạnh sẽ di chuyển cái pu-li làm cho dây chùng xuống để bạn dễ dàng lấy ra. Lắp dây mới cũng dễ như thế. Sau khi lau sạch bụi bẩn bám trên các puli, thử tìm kiếm xem bên dưới nắp cabô có bảng hướng dẫn cách chạy dây không, nếu không thì ghi nhớ cách chạy dây cũ trước khi tháo nó ra và lắp mới vào y như thế.
Bước cuối cùng là dùng mỏ lết để điều chỉnh tăng đưa đủ để đưa dây vào các puli rồi thả tăng đưa ra một khi dây đã vào đúng vị trí của nó. Phải kiểm tra dây cua roa đã nằm chính giữa các puli hay chưa, và căn cho thẳng nếu cần..trước khi bạn khởi động máy. Bộ phận tốt nhất là bộ phận không cần phải điều chỉnh gì thêm; puli tăng đưa sẽ tự xử lý nếu dây bị chùng và bạn có thể đi ngon lành. Bạn cũng vừa mới tiết kiệm cho mình được nửa giờ công, trị giá khoảng gần triệu bạc - nếu như bạn đang ở Mỹ!
Phụ tùng mới và phụ tùng đã qua sử dụng: Chủ những xe cũ thường gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan là liệu có phải là "kinh tế" khi thay một cái hộp số mới tinh giá gần 1500 USD cho con xe vốn chỉ còn giá trị tầm 2000 USD. Nhưng cái giải pháp - quẳng chiếc xe đi và "cày" tích cực hơn để mua xe mới - có thể gây lãng phí hơn là ngậm đắng nuốt cay để sửa cái bạn đang có. Tuy nhiên còn có một cách khác là dùng những phụ tùng cũ nhưng vẫn còn trong tình trạng làm việc hoàn hảo.
Bạn có thể mua bất cứ thứ gì từ một cả một cái động cơ cũ (với các giắc cắm dây điện và toàn bộ các phụ tải) đến những món nhỏ nhặt như máy phát, chụp đèn hậu ở các cửa hàng bán đồ cũ. Nhưng cửa hàng này "chẻ" những con xe bị tai nạn để nhặt nhạnh lấy những bộ phận còn hoạt động tốt và bán chúng lại cho những ai đang tìm của rẻ để thay thế vào xe của họ. Những phụ tùng này thường có giá chỉ bằng số lẻ so với giá của nó khi còn mới tinh trong hãng và cũng thường được các cửa hàng này "bao chạy". Bạn có thể đổi cái khác hoặc lấy lại tiền nếu như mua phải cái tậm tịt. Bằng cách thay một món đồ còn tốt với giá 500 đô từ chiếc xe còn mới mà bị tai nạn so với việc mua một cái mới tinh với giá 1500 đô từ cửa hàng để lắp vào con xe “ghẻ” trị giá không còn cao thì quả là tiết kiệm đáng kể. Hãy hỏi bác sỹ Automatic nếu cần tìm chỗ bán những món hàng cũ nêu trên.
Hệ thống nhiên liệu: Tất cả các xe hơi hiện đại đều dùng một loại phun xăng điện tử nào đó. Những hệ thống này có ít các cơ phận hơn và ít đòi hỏi bảo trì hơn so với chế hoà khí được dùng ở các xe đời trước (vốn đòi hỏi phải cân chỉnh mỗi sáu tháng và vệ sinh thường xuyên). Tuy nhiên hỏng hóc vẫn có thể phát sinh, thường là bị nghẹt hoặc đầu phun bị bẩn.
Kết cục là phải đem xe đến gara để các bác thợ lành nghề dùng các thiết bị chuyên dùng để vệ sinh đầu phun. Tuy nhiên đôi khi bạn hoàn toàn có thể tự xử và kết quả cũng chẳng kém gì - nhưng lại túm lại được mớ tiền- bằng cách pha một chai dung dịch vệ sinh đầu phun có bán sẵn ở các cửa hàng ngoài An Dương Vương (bạn có thể dùng hiệu Gumount, STP,..v.v.) vào bình nhiên liệu mỗi khi bơm thêm nhiên liệu và cần làm từ 2 đến 3 lần như thế. Lượng phụ trội của các chất phụ gia tẩy rửa trong dung dịch sẽ khắc phục các triệu chứng khó nổ máy hoặc "sượng" khi xe chạy mà không cần bạn phải mang đến gara. Hơn nữa, bạn cũng không phải lo lắng rằng các chất phụ gia này có làm cho "bệnh" nặng thêm hoặc làm hại đến máy, vì vậy nó rất đáng để bạn thử trước khi thấy "bó tay" và giao xe cho thợ để rồi phải trả cả đống tiền.
Hệt thống xả: Nếu như bạn thật sự không muốn tốn nhiều tiền cho cái ống xả thì tại sao bạn không tự mình lắp nó. Có rất nhiều người không nhận ra rằng họ có thể mua sẵn ống xả, ống giảm thanh, bình xúc tác... ở các cửa hàng bán phụ tùng ô tô, các đường ống đã được uốn từ trước, và ốc, bát đã đâu vào đó rồi, chỉ việc đem về lắp lên là xong.
Nếu bạn không tiếc tí mồ hôi, thì bạn có thể tiết kiệm được vài chai để thay thế những cái ống rỉ sét không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm bằng những cái mới. Thông thường thì chỉ cần thay một đoạn nào đó trong hệ thống thôi, ví dụ cái ống giảm thanh đã bị mục hoặc ghép bình xúc tác. Chỉ cần mở mấy con ốc và cưa (có thể dùng tay hoặc dùng máy) để tháo bỏ cái đoạn hỏng đi và thay cái đoạn mới vào, rồi siết chặc ốc ác lại. Vấn đề chính là không cần phải uốn nắn gì thêm cả, những bộ phận "một cỡ vừa tất cả" đã được uốn cong sẵn và sẵn sàng cho việc lắp ráp và sẽ vừa khít với vị trí định trước. Ngoài ra, nếu bạn còn có khả năng tự thay dầu máy và bugi thì cứ tự làm lấy.
Dây cua roa "vòng vèo": Có rất nhiều xe ô tô và xe tải mới chỉ dùng một sợi dây cua roa "vòng vèo" để dẫn động tất cả các phụ tải (bơm nước, máy phát điện, trợ lực lái, lốc nén máy lạnh) thay vì dùng vài sợi cua roa riêng cho từng phụ tải như vẫn làm trước đây. Cái dây cua roa "vòng vèo" này thoạt trông khá hãi hùng, nhưng việc thay thế nó lại dễ hơn loại cua roa đời cũ rất nhiều. Thay vì phải nới lỏng mấy con ốc ở những vị trí khó mà mò tới và bẩy từng món phụ tải một để tháo từng dây ra rồi lại căng dây mới vào, thì giờ đây chỉ cần thao tác trên một cục tăng-đưa. Tháo dây cũ ra chẳng có gì là phức lạp quá ngoài việc dùng một cái mỏ lết, tháo cục tăng đưa ra và kéo trượt dây cũ ra khỏi pu-li.
Cái pu-li tăng đưa thường rất dễ thấy - đó là một cái pu-li "ở không", chẳng có dẫn động món đồ chơi nào như là bơm trợ lực hay máy phát,..Nó có một con bù loong và bạn dùng mỏ lết để bẩy mạnh sẽ di chuyển cái pu-li làm cho dây chùng xuống để bạn dễ dàng lấy ra. Lắp dây mới cũng dễ như thế. Sau khi lau sạch bụi bẩn bám trên các puli, thử tìm kiếm xem bên dưới nắp cabô có bảng hướng dẫn cách chạy dây không, nếu không thì ghi nhớ cách chạy dây cũ trước khi tháo nó ra và lắp mới vào y như thế.
Bước cuối cùng là dùng mỏ lết để điều chỉnh tăng đưa đủ để đưa dây vào các puli rồi thả tăng đưa ra một khi dây đã vào đúng vị trí của nó. Phải kiểm tra dây cua roa đã nằm chính giữa các puli hay chưa, và căn cho thẳng nếu cần..trước khi bạn khởi động máy. Bộ phận tốt nhất là bộ phận không cần phải điều chỉnh gì thêm; puli tăng đưa sẽ tự xử lý nếu dây bị chùng và bạn có thể đi ngon lành. Bạn cũng vừa mới tiết kiệm cho mình được nửa giờ công, trị giá khoảng gần triệu bạc - nếu như bạn đang ở Mỹ!
Phụ tùng mới và phụ tùng đã qua sử dụng: Chủ những xe cũ thường gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan là liệu có phải là "kinh tế" khi thay một cái hộp số mới tinh giá gần 1500 USD cho con xe vốn chỉ còn giá trị tầm 2000 USD. Nhưng cái giải pháp - quẳng chiếc xe đi và "cày" tích cực hơn để mua xe mới - có thể gây lãng phí hơn là ngậm đắng nuốt cay để sửa cái bạn đang có. Tuy nhiên còn có một cách khác là dùng những phụ tùng cũ nhưng vẫn còn trong tình trạng làm việc hoàn hảo.
Bạn có thể mua bất cứ thứ gì từ một cả một cái động cơ cũ (với các giắc cắm dây điện và toàn bộ các phụ tải) đến những món nhỏ nhặt như máy phát, chụp đèn hậu ở các cửa hàng bán đồ cũ. Nhưng cửa hàng này "chẻ" những con xe bị tai nạn để nhặt nhạnh lấy những bộ phận còn hoạt động tốt và bán chúng lại cho những ai đang tìm của rẻ để thay thế vào xe của họ. Những phụ tùng này thường có giá chỉ bằng số lẻ so với giá của nó khi còn mới tinh trong hãng và cũng thường được các cửa hàng này "bao chạy". Bạn có thể đổi cái khác hoặc lấy lại tiền nếu như mua phải cái tậm tịt. Bằng cách thay một món đồ còn tốt với giá 500 đô từ chiếc xe còn mới mà bị tai nạn so với việc mua một cái mới tinh với giá 1500 đô từ cửa hàng để lắp vào con xe “ghẻ” trị giá không còn cao thì quả là tiết kiệm đáng kể. Hãy hỏi bác sỹ Automatic nếu cần tìm chỗ bán những món hàng cũ nêu trên.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip