
Ủy quyền khi mua xe hay làm hợp đồng mua bán ?
Tôi chuẩn bị mua xe đã qua sử dụng, đang phân vân không biết nên làm hợp đồng ủy quyền hay hợp đồng mua bán?
Trường hợp nào thì nên ủy quyền , trường hợp nào thì cần hợp đồng. Mua xe chỉ cần giấy viết tay có nên không? Ai có kinh nghiệm về vấn đề này xin chỉ giáo?
Cám ơn nhiều!

Tôi xin góp ý cho anh trường hợp nào làm uỷ quyền và trường hợp nào làm mua bán như sau: Ủy quyền có nghĩa là mình đi làm giúp người chủ xe chứ không có nghĩa là xe trở thành của mình, anh đựơc làm những gì theo nội dung uỷ quyền và anh có trách nhiệm giao lại tài sản khi thực hiện xong công việc ủy quyền. Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi thực hiện xong công việc uỷ quyền hoặc khi một trong hai bên có người bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc 1 trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (theo luật).
Rủi ro của hợp đồng uỷ quyền là có thể bị chấm dứt bất kỳ lúc nào và khi hợp đồng uỷ quyền chưa chấm dứt và tài sản chưa chuyển tên cho người khác thì có thể bị kê biên bất kỳ lúc nào (chủ xe bị kiện đòi nợ và bị cơ quan có thẩm quyền kê biên tài sản thì chiếc xe vẫn bị kê biên) lúc đó thì hợp đồng uỷ quyền k thể bảo vệ cho mình được.
Do đó chỉ nên làm uỷ quyền khi mua đi bán lại trong thời gian ngắn cỡ chừng 1 tháng trở lại lúc đó ít rủi ro, còn chuyện mua xe để sử dụng thì không nên làm hợp đồng uỷ quyền.

ôi hiện cũng đang sử dụng một chiếc xe mua lại từ chủ cũ. Theo tôi thì bạn nên trao đổi với chủ xe để họ làm cho bạn cả hai thứ (cả Hợp đồng mua bán và giấy ủy quyền).
- Hợp đồng: Nhằm đảm bảo quyền lợi cho bạn trong việc bạn đã mua xe nhưng chưa muốn sang tên, nghĩa là về mặt pháp lý thì vẫn là tài sản của chủ xe. Vì vậy bạn đừng nên sử dụng Hợp đồng mẫu (thường dùng để kẹp vào hồ sơ đi đăng ký sang tên) mà phải tự soạn cho chặt chẽ. Theo quy định tại Thông tư 36/2010 của Bộ công an thì Hợp đồng phải có chứng thực chữ ký của UBND xã, phường, thị trấn đó.
- Giấy ủy quyền: Là nhằm giúp bạn đối phó với Công an hay trong trường hợp cần thiết để thể hiện dù không phải là người đứng tên nhưng bạn đã được chủ xe ủy quyền cho phép thực hiện toàn bộ các quyền của Chủ sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt).
Giấy ủy quyền cũng phải chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn. Lưu ý: Nếu bạn mua xe mà không làm thủ tục sang tên luôn thì bạn phải chấp nhận rủi ro, đặc biệt nếu bên bán là Doanh nghiệp thì dù có ủy quyền rồi vẫn phải gắn liền với con dấu, hóa đơn của DN nên nếu không may DN đó biến mất thì bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, mua bán sau này. Vài ý trao đổi với bạn như vậy.
Chúc bạn sắm được vợ 2 như ý.

Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên làm uỷ quyền vì các lý do sau:
Bạn được uỷ quyền toàn bộ các quyền thì bạn có thể thay mặt chủ xe làm nhữnng việc đã được uỷ quyền như: quản lý, sử dụng, mua bán, cho tặng, thế chấp ....
Nếu bạn là uỷ quyền thì bạn sẽ không phải nộp lệ phí trước bạ (tính theo trị giá đời xe) theo thông tư 124 năm 2011 thị xe ô tô chịu mức thuế từ 10-20% trị giá xe.
Tuy nhiên nó cũng có rủi ro nếu chủ xe bị cơ quan chức năng ngăn chặn không cho giao dịch hoặc khi chủ xe chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì uỷ quyền đương nhiên hết hiệu lực.
Vì vậy nếu giá trị xe cao và bạn có ý định sử dụng chiếc xe lâu dài thì nên làm hợp đồng mua bán, còn muốn đổi xe sớm thì nên làm uỷ quyền. vài lời gửi bạn

Tôi là người đã từng bán xe cho một người khác và được đề nghị làm hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hợp đồng uỷ quyền do Văn phòng công chứng lập tôi đã không đồng ý vì thấy nhiều rủi ro cho cả hai phía:
- Về phía bán: Đây chỉ là hợp đồng uỷ quyền việc sử dụng chiếc xe, bên nhận uỷ quyền (bên mua xe) cho thể cho tặng hoặc bán chiếc xe nhưng trước pháp luật bên uỷ quyền (tức bên bán xe) vẫn là người chủ của chiếc xe. Do vậy, mọi trách nhiệm liên quan đến chiếc xe vẫn do bên bán xe chịu trách nhiệm. Nói như vậy có nghĩa nếu chiếc xe đó gây tai nạn hoặc sử dụng để thực hiện gây án thì trước tiên bên uỷ quyền phải là người đầu tiên cơ quan điều tra tìm đến. Lúc đó thì giải trình rắc rối lắm...
- Về phía mua: Hợp đồng uỷ quyền chỉ có hiệu lực khi cả hai bên còn sống. Như vậy trường hợp tự dưng bên uỷ quyền lăn đùng ra chết thì coi như bên mua ko còn được uỷ quyền nữa. Thế nên cứ làm hợp đồng mua bán cho nó lành. Có thể không cần làm giấy tờ ngay vì sẽ mất lệ phí trươc bạ. Coi như xe đi mượn. Lúc nào cần bán thì liên hệ với chủ cũ đề nghị huỷ hợp đồng mua cũ đi và làm lại hợp đồng mới cho người mua sau.

Liên quan đến băn khoăn của bạn, tôi xin lưu ý với bạn 2 điều để bạn cân nhắc xem liệu nguy cơ rủi ro đó có đến với bạn khi bạn lập hợp đồng ủy quyền ko nhé.
Thứ nhất, người ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hoặc yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền trong thời hiệu của hợp đồng ủy quyền. Thật vậy, pháp luật mặc nhiên công nhận quyền đó của họ, pháp luật ko thể suy luật rằng bản chất đó là mua bán. Và về nguyên tắc quyền sở hữa chiếc xe đó vẫn là của người ủy quyền, trừ phi nội dung ủy quyền được thực hiện là bạn bán xe đó cho người khác.
Thứ hai, hợp đồng ủy quyền mặc nhiên hết hiệu lực theo pháp luật mà điển hình là khi người ủy quyền chết hoặc mất năng lực hành vi. Như vậy, nếu hợp đồng ủy quyền còn hiệu lực thì rõ ràng bạn có thể đối mặt với ít nhất hai rủi ro pháp lý nêu trên. Thân ái!