
Vì sao thị trường bán buôn ở việt nam kém phát triển?

Mình chỉ có bài viết về bản lẻ thôi hic bạn tham khảo rồi rút ra kết luận bạn nhé
Thấy gì từ thị trường bán lẻ Việt Nam ?
Sức hấp dẫn lớn từ một thị trường mới nổi: Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney vừa công bố Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 (GRDI) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ và Nga, Trung Quốc.Chỉ số phát triển bán lẻ chung của Việt Nam năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ bảy (lần lượt sau Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia). Năm 2005 Việt Nam vươn lên đạt 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ tám. Năm 2006, với bước nhảy vọt đạt 84 điểm, Việt Nam đã vượt qua năm nước đứng trên liền kề là Ucraina, Trung Quốc, Slovenia, Latvia và Croatia để đại nhảy vọt lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới. Chỉ số phát triển bán lẻ chung do AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được xếp hạng là một trong bảy thị trường sinh lợi nhiều nhất trên thế giới, do vậy các nhà phân phối trong nước và nước ngoài đang xếp hàng dài để nắm lấy thị phần tại thị trường này. Hầu hết các nhà sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ hàng đầu đã bước đầu có mặt tại Việt Nam bao gồm Metro Cash & Carry, Big C..v.v và Wal-mart cũng đang đặt sự chú ý rất nhiều vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Việt Nam đang trong tầm ngắm của các đại gia bán lẻ toàn cầu. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh. Metro Cash&Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000-15000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Big C đang hoạt động với 5 siêu thị tại thành phố HCM, Hà Nội, và Đồng Nai. Trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza ...đang hoạt động tại thành phố HCM. Điểm thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài: Hạn chế: Bên cạnh những con số và những điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài khá ấn tượng thì thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại trong mình nhiều hạn chế, yếu kém, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nó, như: Thực tế : Khi nghiên cứu số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2005 bình quân tăng 16,86%/năm; mức tăng 2006 Trong khi đó, đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã nẫng từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân có lẽ bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn. Mặt khác, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và thông thường thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh khỏi. Cuộc chiến giành thị phần: Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng ... đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia Mỹ nổi tiếng là năng động và tiềm lực mạnh. Trước sức ép đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã liên kết nhau lại nhằm nâng cao thế và lực trên. Đi tiên phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng đầu Việt Nam: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát Các doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ được sự cố gắng của mình: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-Saigon Coopmart đang phấn đấu đến năm 2010 xây dựng được hệ thống 40 siêu thị trên cả nước và đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý. Hapro (Tổng công ty Thương mại Hà Nội) khai trương hệ thống gần 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích tại Thủ đô ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công ty TNHH Phú Thái cũng có chiến lược riêng nhằm phát triển thành tập đoàn phân phối hàng đầu của Việt Nam vào năm 2007. Công ty Trung Nguyên đang triển khai dự án G7 Mart với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối trên cả nước gồm 100 trung tâm phân phối, 500 cửa hàng tiện lợi và 9500 cửa hàng thành viên trong giai đoạn đầu. Đâu là phần kết? Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém... Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài; nhìn lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng. Phân phối giống như chiếc chìa khóa trong nền kinh tế. Hệ thống phân phối là những huyết mạch của tổng thể nền kinh tế. Nếu như bị nước ngoài nắm giữ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nhất là khi đã gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoài được dọn đường tràn vào trong nước sẽ đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở tay không kịp và nguy cơ mất trắng thị trường trong tương lai. Tránh lặp lại bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc phá sản hoặc thua lỗ lớn.khoảng 23%. Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng cục Thống kê và các chuyên gia kinh tế, thì tác nhân gây tăng doanh thu từ thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng là do sự tăng giá của hàng hóa (năm 2004 mức tăng là 7,7%, năm 2005 mức tăng 8,3%, mức tăng 2006 gần 10%). Còn tốc độ tăng thực chất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 còn 10,85%, năm 2005 là 11,29%. Như vậy doanh thu cao là do sự tăng giá của hàng hóa chứ chưa phải là do sự tăng lên của thị phần.
Mặt khác, một thực tế đáng lo ngại là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Metro ... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. triển hệ thống phân phối (VDA). Mục tiêu của VDA là trở thành tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và logistics. Để đạt được điều ấy, ngoài việc phát huy thế mạnh của từng thành viên, VDA đã ký ngay văn bản hợp tác chiến lược với Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV).