Câu hỏi

21/05/2013 12:02
Việc đền bù tại dự án cầu Nhật Tân cần lời giải đáp!
- Báo cáo tóm tắt tình hình.
- Ngày 19/01/2006, Thủ tướng chính phủ có công văn số 128/TTg-CN, cho phép đầu tư dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu trên địa bàn quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, trong đó chỉ đạo: “Giao Bộ GTVT phối hợp với UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật, lấy ý kiến nhân dân và giới chuyên môn để xem xét, quyết định phương án kết cấu, trên nguyên tắc tiết kiệm đầu tư…”
- Ngày 15/03/2006, Bộ GTVT có quyết định số 650/QĐ-BGTVT phê duyệt Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu, trong đó đã tuân thủ ý kiến của Thủ tướng tại văn bản số 128/TTg-CN: “Giải phóng mặt bằng cho toàn bộ phạm vi cầu và hai đầu cầu theo quy mô mặt cắt ngang của dự án hoàn chỉnh”.
- Ngày 29/03/2006, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 814/QĐ-BGTVT giao Ban quản ý dự án 85 (PMU85) làm đại diện Chủ đầu tư Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu.
- II. Quá trinh xây dựng cầu Nhật Tân:
- Trong quá trình triển khai dụ án xây dựng cầu Nhật Tân tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội, các cơ quan hữu quan: Bộ GTVT, PMU85, UBND thành phố Hà Nội…chưa thực hiện đúng luật đất đai 2003, Nghị định 69/NĐ-CP của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn công tác, GPMB và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 128/TTg-CN, thậm chí có nhiều dấu hiệu sai phạm so với quy định, hướng dẫn tại các văn bản trên dẫn đến bất bình lớn, không đồng thuận trong dân, cụ thể:
- a. Không Lấy ý kiến nhân dân:
- Trong quá trình khảo sát, thiết kế thẩm định lựa chọn giải pháp kỹ thuật và phương án thiết kế để trinh Thủ tướng, Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội không lấy ý kiến người dấn sống trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp (gồm 200 người dân thuộc 3 tổ 47 B,C,D thuộc phường Phú Thượng). Công văn số 617/BQL-DANT của ban quản lý dự án 85 báo cáo lấy ý kiến của nhân dân ngày 06 và 07 tháng 08/2005 thực chất là lấy ý kiến nhân dân phường Phú Thượng về xây dựng cầu Nhật Tân, lúc đó chưa có dự án đảo cỏ (hơn 2 năm sau mới vẽ thêm dự án đảo cỏ) của khu vực 3 tổ dân phố chúng tôi. Kính đề nghị điều tra rõ việc này tại địa bàn 3 tổ 47B-C-D cụm 7 ngõ 01 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
- b. Tự ý điều chỉnh thiết kế và phạm vi giải phóng mặt bằng:
- Trong các văn bản 650/QĐ-BGTVT và 814/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT đã khẳng định việc xây dựng cầu và hai đường đầu cầu, trong đó đường dẫn phía Nam cầu chính là đường vành đai II của thành phố Hà Nội (đã có trong bản đồ quy hoạch chi tiết thành phố Hà Nội đến năm 2010), bắt đàu tại khu vực Phú Thượng, quận Tây Hồ, sau đó chạy song song cách đường Lạc Long Quân khoảng 420m (về phí Tây). Điều đó cho thấy, phương án thiết kế Cầu Nhật Tân được Thủ tướng Chính phủ và BGTVT phê duyệt tại thời điểm ban hành các quyết đinh nêu trên đúng với quy hoạch chi tiết của Thủ đô Hà nội đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, không hiểu lý do gì, PMU85 lại trình phương án điều chỉnh thiết kế, phát sinh thêm đường dẫn phụ (vòng cung) lên cầu, đắp cao từ 4 đến 8m, nối từ An Dương Vương lên cầu cắt ngang qua khu dân cư đông đúc (với vài trăm hộ dân), tạo thành một ngã ba cách ngã ba Lạc Long Quân – Âu Cơ khoảng 70m, như vậy chỉ giới đường đỏ, cách đường Lạc Long Quân từ 420m xuống còn 70m, trong lòng con đê tạo thành lòng chảo để trồng cỏ và cây cảnh (đảo cỏ), với những lý do là:
- Tránh cho các hộ dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của khói bụi, ồn và rung trong quá trình thi công và vận hành dự án.
- Đảm bảo tầm nhìn chạy xe, tạo mỹ quan thành phố và môi trường sống cho nhân dân trong khu vực (kính gửi kèm theo văn bản 167/BQL-DANT của PMU85)
- Phương án vô lý này được BGTVT chấp thuận tại văn bản số 7648/BGTVT-CGĐ ngày 27/11/2007 và UBND thành phố Hà Nội chấp thuận tại văn bản số 19/UBND-XDĐT ngày 03/01/2008. Việc này của Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội cũng không lấy ý kiến của Nhân dân trong khu vực chịu ảnh hưởng.
- Phương án điều chỉnh thiết kế của PMU85 với việc phát sinh đường dẫn phụ lên cầu Nhật Tân tại 3 tổ dân phố 47B-C-D phải xem xét lại vì không hợp lý, gây lãng phí lớn và gây bất bình cao trong nhân dân, vì làm bội chi thêm Ngân Sách nhà nước vài ngàn tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng khu vực 3 tổ dân phố 47B-C-D, ảnh hưởng nghiêm trong đời sống của hàng ngàn người trong lúc nhà nước và nhân dân đều khó khăn.
- c. Xây nhà cao tầng để mua đi, bán Lại trên đất quy hoạch công trình công cộng:
- Theo bản đồ quy hoạch của thành phố Hà Nội đến năm 2020 thì đất thuộc 3 tỏ dân phố 47B-C-D đangở thuộc vùng đất xây dựng công trình công cộng nhưng lại được UBND thành phố Hà Nội cho Sở Giao thông Hà Nội xây dựng tại đây 2 tòa nhà 8 tầng và 18 tầng để mua đi bán lại trong khi đó lại đuổi dân đi để trồng cỏ và cây cảnh. Việc làm này đang gây phản ứng tiêu cự, giảm lòng tin của dan đối với chính quyền (kính gửi kèm theo 02 bản đồ được sửa để xây 02 tòa nhà).
- d. Về giá đất đền bù:
- Theo nghị định 69/NĐ-CP của Chính Phủ thì giá đất đền bù cho dân phải sát giá thị trường, nhưng hiện nay chỉ được đền bù bằng 10% với giá đất giao dịch bình thường hiện nay trên địa bàn 3 tổ dân phố (giá hiện tại từ 150-170 triệu đồng/m2, đền bù từ 15-17 triệu đồng/m2 ( giá này đã được tăng 1.5 lần theo chính sách đặc thù áp dụng cho cầu Nhật Tân). Trong khi đó chỉ cách hàng rào bên kia khu vực CIPUTRA giá đất hiện đang giao dịch từ 180-200 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó ủy ban nhân dân quận Tây Hồ bán đất xen kẹt tại tổ 36 cụm 5, phường Phú Thượng, cách xa trung tâm hơn, là 72 triệu đồng/m2.( xin gửi kèm theo bản photo giá trúng thầu). Diện tích và chất lượng căn hộ nhà chung cư được đền bù so với diện tích đất ở, nhà ở của nhà dân bị thu hồi do GPMB là rất thấp, còn xa mới được bằng và tốt hơn nơi ở cũ như quan điểm chỉ đạo của lạnh đạo Đảng và Nhà nước. Luật đất đai năm 2003 và nghị định 69 của Chính phủ không được thực hiện nghiêm túc đối với người dân ngay tại Thủ Đô.
- Chưa công khai minh bạch thông tin, như: mập mờ quy hoạch, quy đổi đền bù sàn căn hộ tái định cư tạo điều kiện cho tham nhũng, ban hành các quyết định hành chính đơn phương áp đặt, không quan tâm đến ý kiến của nhân dân. Một số lãnh đạo có trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền còn phát ngôn trên báo chí đổ lỗi cho dân làm chậm tiến độ dự án nhưng nguyên nhân chính là chế độ chính sách GPMB còn nhiều bất cập, tạo cơ hội cho một số cán bộ tham nhũng, làm tổn hại rất nhiều đến quyền lợi chính đáng của dân, ba tổ dân phố chúng tôi đã mời lãnh đạo Quận Tây Hồ, ban GPMB họp để nghe ý kiến nhân dân ( xin đính kèm theo biên bản cuộc họp).
III. Từ thực tế trên, chúng tôi xin kiến nghị Phó thủ tướng quan tâm kiểm tra và can thiệp kịp thời các vấn đề sau:
- Nghiên cứu, xem xét từ nhu cầu cấp thiết của dự án xây dựng cầu và đường dẫn hai đầu cầu, đặc biệt là đường dẫn đầu cầu phía Nam để điểu chỉnh lại thiết kế quy hoạch tại khu vực đảo cỏ, tránh lãnh phí tiền của Nhà nước và gây xáo trộn cuộc sống của nhân dân thuộc 3 tổ dân phố 47B, 47C, 47D thuộc cụm 7, phường Phú Thượng.
- Đề nghị thực hiện đúng quy định của luật Đất đai số 13 năm 2003 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ về giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, cụ thể:
- Đối với những hộ có đất (nhà) bị thu hồi thực hiện bồi thường bằng việc giao đất mới với diện tích tương ứng, có cùng mục đích sử dụng, địa điểm đất mới tại địa bàn phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.
- Trường hợp không bồi thường bằng đất thì giá đất bồi thường bằng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại thời điểm thu hồi đất ( hiện tại là 150 -170 triệu đồng/m2).
- Tiền xây dựng nhà bồi thường trên cơ sở thực tế từng nhà, giá theo giá tại thời điểm thu hồi đất.
Nhân dân chúng tôi kính mong được Phó thủ tướng quan tâm giải quyết và xin trân trọng cảm ơn.
Thay mặt nhân dân 3 tổ dân phố
Các tổ trưởng ký tên
Danh sách câu trả lời (0)
Chưa có câu trả lời nào. Bạn hãy là người đầu tiên!
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Nhà cửa, đất đai
Rao vặt Siêu Vip