Câu hỏi

30/05/2013 00:04
Xin cho tôi hỏi về cơ chế hoạt động của bộ đánh lửa sớm chân không.?
Xin cho tôi hỏi về cơ chế hoạt động của bộ đánh lửa sớm chân không. Khi nào cơ cấu này mới hoạt động, lúc có tải hay không tải, lúc động cơ chạy nhanh hay chậm. Xin cám ơn.
ChinaGirl
30/05/2013 00:04
Danh sách câu trả lời (1)

Bộ đánh lửa sớm chân không là một bộ phận cho phép điều chỉnh tự động góc đánh lửa của động cơ xăng, phụ thuộc vào tải của động cơ.
Nguyên lý làm việc của nó dựa trên độ chênh áp suất (độ chân không) sau bướm ga để tạo lực làm xoay mâm tiếp điểm đi một góc đối với cam điều khiển đánh lửa. Cấu tạo, các trạng thái làm việc của bộ điều chỉnh này trình bày trên hình vẽ. Màng 5 ngăn bấu chân không thành hai buồng. Buồng phía bên trái nối với họng hút của động cơ (dưới bộ CHK) bằng ống dẫn 3, buồng bên phải thông với khí trời. Lò xo có xu hướng đầy màng về phía bên phải. Thanh kéo 4 một đầu được nối với màng 5 và đầu kia nối với mâm tiếp điểm 2. Mâm tiếp điểm được đặt trên mâm cố định (gắn với vỏ bộ chia điện) thông qua ổ bi và có thể được quay tương đối với mâm cố định và cam tiếp điểm.
Khi động cơ làm việc với tải nhỏ, tốc độ động cơ tăng cao, độ chân không ở họng hút động cơ và ở buồng bên trái màng 5 tăng lên, kéo màng và thanh kéo 4 về phía bên trái. Mâm tiếp điểm 2 được kéo quay đi một góc theo chiều ngược chiều quay của cam 5. Các vấu cam sẽ gặp cần tiếp điểm động sớm hơn và góc đánh lửa sớm tăng lên.
Khi động cơ làm việc với tải lớn, bướm ga mở lớn, tốc độ động cơ giảm dần, độ chân không tại họng hút động cơ giảm đi, màng 5 bị lò xo đẩy về phía bên phải, thanh kéo 4 đưa mâm tiếp điểm 2 quay đi một góc cùng chiều với chiều quay của trục cam và góc đánh lửa sớm giảm đi.
Nguyên lý làm việc của nó dựa trên độ chênh áp suất (độ chân không) sau bướm ga để tạo lực làm xoay mâm tiếp điểm đi một góc đối với cam điều khiển đánh lửa. Cấu tạo, các trạng thái làm việc của bộ điều chỉnh này trình bày trên hình vẽ. Màng 5 ngăn bấu chân không thành hai buồng. Buồng phía bên trái nối với họng hút của động cơ (dưới bộ CHK) bằng ống dẫn 3, buồng bên phải thông với khí trời. Lò xo có xu hướng đầy màng về phía bên phải. Thanh kéo 4 một đầu được nối với màng 5 và đầu kia nối với mâm tiếp điểm 2. Mâm tiếp điểm được đặt trên mâm cố định (gắn với vỏ bộ chia điện) thông qua ổ bi và có thể được quay tương đối với mâm cố định và cam tiếp điểm.
Khi động cơ làm việc với tải nhỏ, tốc độ động cơ tăng cao, độ chân không ở họng hút động cơ và ở buồng bên trái màng 5 tăng lên, kéo màng và thanh kéo 4 về phía bên trái. Mâm tiếp điểm 2 được kéo quay đi một góc theo chiều ngược chiều quay của cam 5. Các vấu cam sẽ gặp cần tiếp điểm động sớm hơn và góc đánh lửa sớm tăng lên.
Khi động cơ làm việc với tải lớn, bướm ga mở lớn, tốc độ động cơ giảm dần, độ chân không tại họng hút động cơ giảm đi, màng 5 bị lò xo đẩy về phía bên phải, thanh kéo 4 đưa mâm tiếp điểm 2 quay đi một góc cùng chiều với chiều quay của trục cam và góc đánh lửa sớm giảm đi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip