Câu hỏi

30/05/2013 01:15
Xin đường như thế nào cho đúng luật?
Tôi thấy nhiều bác tài đến ngã tư thường xin đi thẳng bằng 4 đèn nháy (công tắc hình tam giác trên ca bin). Khi học thì các thầy nói đèn này chỉ dùng khi khẩn cấp. Như vậy có đúng luật?
chicken
30/05/2013 01:15
hoanganh
30/05/2013 01:15
tuyet_nhi
30/05/2013 01:15
vnconnection
30/05/2013 01:15
harrypotter123
30/05/2013 01:15
Danh sách câu trả lời (27)

Em ở Vĩnh Phúc, em thấy CSGT ở chỗ em toàn bật 4 đèn xi-nhan khi đi thẳng qua ngã tư. Biết là cũng chả đúng lắm nhưng em thấy họ làm vậy nên cũng bắt chước. Được cái khi dừng đèn xanh đèn đỏ mà bật lên cũng gây được sự chú của xe đi sau đỡ bị húc vào đít.
Xuân Trường
Xuân Trường

Tôi lái xe đã hơn hai chục năm, được đào tạo lái xe bài bản cả của Việt Nam và của Đức. Bình quân mỗi năm tôi lái 30.000 km đường Việt Nam và cũng từng ấy km đường châu Âu. Tôi chưa thấy ở đâu có kiểu giao thông hỗn loạn, vô tổ chức như ở Việt Nam, đặc biệt là việc sử dụng hai đèn xi-nhan.
Việc nháy xi-nhan hai bên không đúng chỗ không những dễ gây hiểu lầm và tai nạn mà còn chứng tỏ người điều khiển xe thiếu hiểu biết, hoặc cố tình làm sai, hoặc thiếu văn hóa khi tham gia giao thông và thậm chí còn góp phần tạo nên một hình ảnh rất xấu về đất nước và con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài. (điều này những người Việt Nam trong nước thường không để ý, nhưng chúng tôi - những người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài luôn tự hào về những hình ảnh tốt đẹp về quê hương, đất nước mình, nhưng cũng thật buồn về những hình ảnh chưa đẹp về đất nước mỗi khi bị người nước ngoài đưa lên các phương tiện thông tin của họ, hay mỗi khi họ chọn một nơi để đi du lịch thì họ bỏ qua Việt Nam chỉ vì giao thông không an toàn. Buồn lắm!).
Theo luật giao thông ở các nước châu Âu (và chắc là nước nào cũng vậy thôi) thì đèn Hazard (4 đèn xi-nhan) là tín hiệu báo nguy hiểm hoặc sự cố. Vì thế chỉ được bật khi phía trước đang có nguy hiểm, hoặc chính xe đó khi đang tham gia giao thông có sự cố, có thể gây nguy hiểm cho những xe sau. Có thể nêu một vài ví dụ được phép bật 4 đèn xi nhan:
- Khi đang tham gia giao thông trên đường cao tốc, bỗng nhiên phía trước có tai nạn, sửa đường, tắc đường, có xe hỏng giữa đường... mà phải giảm tốc độ đột ngột thì bật 4 đèn xi nhan lên để các xe sau biết cùng giảm tốc độ, tránh tai nạn giây chuyền như thường thấy ở Việt Nam.
- Khi đang tham gia giao thông, bỗng nhiên xe đó, hoặc người lái bị sự cố thì bật 4 đèn xi nhan lên, giảm tốc độ, đi sát bên phải đường đến khi dừng hẳn, (vẫn để 4 đèn xi nhan đến khi được giải quyết xong mọi vấn đề).
- Bật 4 đèn xi nhan khi tạm dừng bên đường để giải quyết việc cấp bách. (Trên các tuyến đường liên tỉnh ở VN, thường thấy xe dừng lại ven đường để khách xuống mua quà, đi tiểu, hoặc xe hỏng nằm sửa chữa... những trường hơp này đề nghị các bác tài nên bật đèn báo nguy)
- Bật 4 đèn xi nhan khi kéo xe khác (nhưng không được kéo nhau trên đừờng cao tốc).
- Bật 4 đèn xi nhan khi tạm dừng trứơc cửa nhà để đón người lên xuống (xe con) trong những tuyến phố có biển cấm đỗ, cấm dừng.
Như vậy bật 4 đèn xi nhan lên là để báo nguy hiểm cho xe sau và tùy từng trường hợp còn là cho xe ngược chiều biết để giảm tốc độ.
Tuyệt đối không phải cho các xe tham gia giao thông phía hai bên, hoặc phía đường vuông góc với sườn xe mình để hiểu lầm là xe mình rẽ, có thể sảy ra tai nạn không đáng. Vì thế, không có lý do gì để bật 4 đèn xi nhan khi đi qua ngã tư, đặc biệt là trong phố.
Nếu trong lúc các nghành chức năng chưa có quy định cụ thể, hay có rồi mà chưa xử phạt nghiêm thì chúng ta nên trao đổi kinh nghiệm và áp dụng cho đúng, tránh những tai nạn thương tâm như vẫn thường xảy ra hàng ngày.
Thương tâm lắm những chuyến xe tại nạn thảm khốc chở các cựu chiến binh đi thăm chiến trường xưa, các cựu tù Côn Đảo thăm thủ đô Hà Nội, rồi chuyến xe chở cán bộ và nhân dân TP HCM đi làm từ thiện, thăm đồng bào bị bão lũ miền trung! Địa ngục trần gian không khuất phục được họ, bom Mỹ rải thảm họ vẫn bình yên, ấy vậy mà họ phải chết vì cái giao thông hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy ở Việt Nam!
Cám ơn các bạn đã nhẫn nại đọc hết một bài dài.
Tiến Thịnh - Berlin
Việc nháy xi-nhan hai bên không đúng chỗ không những dễ gây hiểu lầm và tai nạn mà còn chứng tỏ người điều khiển xe thiếu hiểu biết, hoặc cố tình làm sai, hoặc thiếu văn hóa khi tham gia giao thông và thậm chí còn góp phần tạo nên một hình ảnh rất xấu về đất nước và con người Việt Nam qua con mắt người nước ngoài. (điều này những người Việt Nam trong nước thường không để ý, nhưng chúng tôi - những người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài luôn tự hào về những hình ảnh tốt đẹp về quê hương, đất nước mình, nhưng cũng thật buồn về những hình ảnh chưa đẹp về đất nước mỗi khi bị người nước ngoài đưa lên các phương tiện thông tin của họ, hay mỗi khi họ chọn một nơi để đi du lịch thì họ bỏ qua Việt Nam chỉ vì giao thông không an toàn. Buồn lắm!).
Theo luật giao thông ở các nước châu Âu (và chắc là nước nào cũng vậy thôi) thì đèn Hazard (4 đèn xi-nhan) là tín hiệu báo nguy hiểm hoặc sự cố. Vì thế chỉ được bật khi phía trước đang có nguy hiểm, hoặc chính xe đó khi đang tham gia giao thông có sự cố, có thể gây nguy hiểm cho những xe sau. Có thể nêu một vài ví dụ được phép bật 4 đèn xi nhan:
- Khi đang tham gia giao thông trên đường cao tốc, bỗng nhiên phía trước có tai nạn, sửa đường, tắc đường, có xe hỏng giữa đường... mà phải giảm tốc độ đột ngột thì bật 4 đèn xi nhan lên để các xe sau biết cùng giảm tốc độ, tránh tai nạn giây chuyền như thường thấy ở Việt Nam.
- Khi đang tham gia giao thông, bỗng nhiên xe đó, hoặc người lái bị sự cố thì bật 4 đèn xi nhan lên, giảm tốc độ, đi sát bên phải đường đến khi dừng hẳn, (vẫn để 4 đèn xi nhan đến khi được giải quyết xong mọi vấn đề).
- Bật 4 đèn xi nhan khi tạm dừng bên đường để giải quyết việc cấp bách. (Trên các tuyến đường liên tỉnh ở VN, thường thấy xe dừng lại ven đường để khách xuống mua quà, đi tiểu, hoặc xe hỏng nằm sửa chữa... những trường hơp này đề nghị các bác tài nên bật đèn báo nguy)
- Bật 4 đèn xi nhan khi kéo xe khác (nhưng không được kéo nhau trên đừờng cao tốc).
- Bật 4 đèn xi nhan khi tạm dừng trứơc cửa nhà để đón người lên xuống (xe con) trong những tuyến phố có biển cấm đỗ, cấm dừng.
Như vậy bật 4 đèn xi nhan lên là để báo nguy hiểm cho xe sau và tùy từng trường hợp còn là cho xe ngược chiều biết để giảm tốc độ.
Tuyệt đối không phải cho các xe tham gia giao thông phía hai bên, hoặc phía đường vuông góc với sườn xe mình để hiểu lầm là xe mình rẽ, có thể sảy ra tai nạn không đáng. Vì thế, không có lý do gì để bật 4 đèn xi nhan khi đi qua ngã tư, đặc biệt là trong phố.
Nếu trong lúc các nghành chức năng chưa có quy định cụ thể, hay có rồi mà chưa xử phạt nghiêm thì chúng ta nên trao đổi kinh nghiệm và áp dụng cho đúng, tránh những tai nạn thương tâm như vẫn thường xảy ra hàng ngày.
Thương tâm lắm những chuyến xe tại nạn thảm khốc chở các cựu chiến binh đi thăm chiến trường xưa, các cựu tù Côn Đảo thăm thủ đô Hà Nội, rồi chuyến xe chở cán bộ và nhân dân TP HCM đi làm từ thiện, thăm đồng bào bị bão lũ miền trung! Địa ngục trần gian không khuất phục được họ, bom Mỹ rải thảm họ vẫn bình yên, ấy vậy mà họ phải chết vì cái giao thông hỗn loạn, mạnh ai nấy chạy ở Việt Nam!
Cám ơn các bạn đã nhẫn nại đọc hết một bài dài.
Tiến Thịnh - Berlin

Nháy 4 đèn là biểu tượng của xe hỏng có gắn biển báo hình tam giác hoặc trong trường hợp khẩn cấp khi đi qua vòng tròn hay ngã 3 ngã 4 không được nháy như vậy sẽ rất nguy hiểm. Cảnh sát giao thông mà cũng làm thế thì tốt nhất tự xin nghỉ việc trong trường hợp đương tắc mà bạn đang đi nhanh khi giảm tốc độ thì bật đèn nháy khoảng 4 lần để xe đằng sau biết mới là đúng.
Còn những trường hợp làm như vậy khi xảy ra tai nạn thì người nháy đèn là sai hoàn toàn vì đèn đó báo nguy hiểm.
Còn những trường hợp làm như vậy khi xảy ra tai nạn thì người nháy đèn là sai hoàn toàn vì đèn đó báo nguy hiểm.

Bản chất của việc sử dụng đèn Hazard là để cảnh báo các phương tiện đang lưu thông rằng đang có (hoặc có thể có) nguy hiểm xảy ra. Với ý nghĩa đó, việc sử dụng hay không sử dụng loại đèn này đã quá rõ ràng!...
Như vậy, theo quan điểm của một số tài xế, xe qua ngã tư là trường hợp nguy hiểm. Do đó, họ bật đèn Hazard. Theo tôi, nói rằng trường hợp này nguy hiểm là đúng, nhưng nếu sử dụng đèn Hazard, ta lại khiến cho các phương tiện khác hiểu nhầm là xe cần rẽ trái hoặc phải (do khuất tầm nhìn). Cho nên, việc báo hiệu nguy hiểm đã phản tác dụng.
Tóm lại, ta chỉ nên dùng đèn Hazard trong trường hợp khẩn cấp nhưng không gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.
Nguyễn Trực
Như vậy, theo quan điểm của một số tài xế, xe qua ngã tư là trường hợp nguy hiểm. Do đó, họ bật đèn Hazard. Theo tôi, nói rằng trường hợp này nguy hiểm là đúng, nhưng nếu sử dụng đèn Hazard, ta lại khiến cho các phương tiện khác hiểu nhầm là xe cần rẽ trái hoặc phải (do khuất tầm nhìn). Cho nên, việc báo hiệu nguy hiểm đã phản tác dụng.
Tóm lại, ta chỉ nên dùng đèn Hazard trong trường hợp khẩn cấp nhưng không gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.
Nguyễn Trực

Tôi hoàn toàn đồng ý với các bác về ý nghĩa của đèn tam giác được bật trong trường hợp nhằm cảnh báo nguy hiểm và một số trường hợp khẩn cấp khác lưu thông trên đường.
Tuy nhiên tôi không đồng ý với ý kiến của bác Hoàng Nghĩa Thắng khi cho rằng việc bật đèn xi nhan trái khi xin vượt là sai. Bởi lẽ tại khoản 2 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ: "Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải".
Vậy thử hỏi bác Thắng rằng nếu chỉ cần nhá đèn pha thì liệu xe đi sau có biết là bác đang "có tín hiệu vượt xe khác" để đừng phi lên và thúc vào đít xe của bác không.
Vì vậy tôi tin rằng việc nhá đèn pha là cần thiết để xe trước biết, và việt bật tín hiệu xi nhan là không những để xe trước biết mà đặc biệt cần thiết để xe sau biết mà giảm tốc độ, nhường hoặc ưu tiên cho mình vượt an toàn.
Không biết các bác khác có đồng ý như vậy không?
Ngọc Kim Sơn
Tuy nhiên tôi không đồng ý với ý kiến của bác Hoàng Nghĩa Thắng khi cho rằng việc bật đèn xi nhan trái khi xin vượt là sai. Bởi lẽ tại khoản 2 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ quy định rất rõ: "Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải".
Vậy thử hỏi bác Thắng rằng nếu chỉ cần nhá đèn pha thì liệu xe đi sau có biết là bác đang "có tín hiệu vượt xe khác" để đừng phi lên và thúc vào đít xe của bác không.
Vì vậy tôi tin rằng việc nhá đèn pha là cần thiết để xe trước biết, và việt bật tín hiệu xi nhan là không những để xe trước biết mà đặc biệt cần thiết để xe sau biết mà giảm tốc độ, nhường hoặc ưu tiên cho mình vượt an toàn.
Không biết các bác khác có đồng ý như vậy không?
Ngọc Kim Sơn
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Ô tô, xe máy, xe đạp
Rao vặt Siêu Vip