VicoTas
Câu hỏi
Lê Thị Hoa Hồng hoahong
20/05/2013 21:25

Xin hỏi về tổng quan hoạt động khai thác than ở Việt nam?

1. khai thác than pham vi cả nước?
2. Khai thác than tại tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

Danh sách câu trả lời (2)
avatar 01668686303 20/05/2013 21:25

Bạn ơi link die rồi, bạn có thể share thêm ko, mình cũng đang quan tâm vấn đề này

make cash

avatar hothot 20/05/2013 21:25
Điểm qua tình hình tài nguyên than
Than ở Việt Nam có 5 loại chính:

- Than antraxit

- Than mỡ

- Than bùn

- Than ngọn lửa dài

- Than nâu.

1. Than antraxit (than đá)

Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu - 300m); còn lại gần 200 tr.T là nằm rải rác ở các tỉnh: Thái nguyên, Hải Dương, Bắc giang,...

a) Than antraxit Quảng Ninh: than ở Quảng Ninh được phân theo các vùng và cấp trữ lượng như bảng 1:

Bảng 1: Trữ lượng than antraxit Quảng Ninh Đơn vị:Triệu tấn
(Bảng xem trong link bên dưới)
Qua bảng trên, ta nhận thấy:

- Cấp A+B: 466 triệu tấn, chiếm 14%

- Cấp C1: 1.813 triệu tấn, chiếm 54,5%

- Cấp C2: 1.046 triệu tấn, chiếm 31,5%.

Như vậy, cấp A+B/A+B+C1 chỉ chiếm 20,4%, chưa đạt 50%, thể hiện mức độ tin cậy chưa cao, nhiều khoáng sàng cần phải thăm dò bổ sung trước khi đầu tư hoặc khai thác.

Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương lai, sản lượng than khai thác từ các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản lượng than toàn quốc.

Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than:

- Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6á 8 vỉa có giá trị công nghiệp.

- Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công nghiệp là 10-15 vỉa.

Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh:

- Vỉa rất mỏng <0,5m chiếm 3,57% tổng trữ lượng.

- Vỉa mỏng: 0,5-1,3m, chiếm 27%

- Vỉa trung bình: 1,3-3,5m chiếm 51,78%

- Vỉa dày >3,5-15m chiếm 16,78%

- Vỉa rất dày >15m chiếm 1,07%.

Tính chất đặc trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt quãng dọc theo phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay đổi từ dốc thoải đến dốc đứng (9o-51o). Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày vỉa thay đổi đột ngột.

Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn 60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015-2020 có mỏ không còn sản lượng; các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới 0,5-1 tr.T/n. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, nói lên điều kiện khai thác khó khăn tăng, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010-2020 mới ở mức 500-600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -150m. Còn từ -150m đến -300m, cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ được xem xét vào sau năm 2020.

Do đó, đối với than Antraxit Quảng Ninh, để đảm bảo khai thác bền vững, thì sản lượng khai thác tối đa hợp lý cũng chỉ nên là 15 tr.T/n ở giai đoạn 2010-2015.

b) Than antraxit ở các vùng khác.

Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam, với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. ở các nơi này, quy mô khai thác thường từ vài nghìn tấn đến 100-200 ngh.T/n. Tổng sản lượng hiện nay không quá 200 ngh.T/n.

2. Than mỡ

Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An).

Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ.

Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khó khăn. Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2-0,3 tr.T/n, trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5-6 tr.T/n vào giai đoạn 2010-2020.

3. Than bùn

Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U-Minh-Thượng và U-Minh-Hạ).

Cụ thể: - Đồng bằng Bắc Bộ: 1.650 tr.m3

- Ven biển Miền Trung: 490tr.m3

- Đồng bằng Nam Bộ: 5.000tr.m3

Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đã phá huỷ đi rất nhiều trữ lượng than.

Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng với quy mô nhỏ, khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n. Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó khăn.

4. Than ngọn lửa dài

Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm Sơn với sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng Hải Phòng sẽ ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với công nghệ mới, nên không dùng than Na dương từ 1999 trở đi. Than Na dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tổng Công ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này. Vì nếu không khai thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn đến môi trường.

5. Than nâu

Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn. Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng và công nghiệp hoá học.

Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái châu Hưng Yên, để đánh gía một cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác v.v... Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015-2020 trở đi.

Bạn vào đây nhé!
http://www.mpi.gov.vn/ttkt-xh.aspx?Lang=4&mabai=1442
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Môi trường
nophoto Bạn thấy xăng Made In Việt Nam thế nào?

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Mình muốn làm 1 cuốn sổ tay về vấn đề Biến đổi khí hậu dài 10 trang. Các bạn giúp mình với ?

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

Lê Văn Tùng Vì sao Pin thân thiện môi trường

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

vietnamconnection Máy tính của bạn có thể giúp dự báo khí hậu tương lai không?

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Vì sao Trung Quốc thực hiện tổng điều tra ô nhiễm môi trường?

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Thiết bị xử lý flour quy mô hộ gia đình như thế nào?

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto VN đứng thứ 3 về triển vọng đầu tư về xanh -sạch -đẹp như nào

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

Củ Chuối Giải pháp đơn giản xử lý đất nhiễm thạch tín như thế nào

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

Chip chip Thế giới cần thêm cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp

Đăng lúc: 21:25 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Hành tinh không thể đáp ứng nhu cầu của con người như nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Chưa nghiên cứu đúng mức nguồn dược liệu từ biển như nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Một thiên thạch lớn sắp gây họa cho trái đất như thế nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Tại sao mắt bão là nơi yên tính nhất?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Nghiên cứu mới về tác động của mặt trời như nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Nhật Bản hỗ trợ bảo vệ môi trường VN như thế nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Bàn chuyện “Trái đất ấm dần” như thế nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Lỗ thủng ozone ở Nam Cực to kỷ lục như nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Tại sao mắt bão là nơi yên tính nhất?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Lũ cát xuất hiện do đâu?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Việt Nam đã có biện pháp và chính sách gì để đối phó với tình hình biến đổi khí hậu?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

Rao vặt Siêu Vip