Câu hỏi

20/05/2013 21:24
Hành tinh không thể đáp ứng nhu cầu của con người như nào?
Danh sách câu trả lời (1)

húng ta đang tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn 20% mức mà trái đất có thể tạo ra, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) vừa cảnh báo. “Chúng ta đang vay nợ hệ sinh thái những thứ mà chúng ta không thể trả nổi, trừ phi các chính phủ khôi phục lại sự cân bằng giữa mức tiêu thụ những nguồn tài nguyên và khả năng phục hồi chúng của trái đất”, Tổng giám đốc WWF quốc tế Claude Martin nhận xét trong bản báo cáo Living Planet.
Công bố mỗi năm một lần, bản báo cáo về tình hình môi trường thế giới năm nay cho thấy sự đòi hỏi không ngừng của con người về khả năng làm sạch khí quyển, khả năng cung cấp thức ăn, năng lượng và các nguyên liệu thô sơ của trái đất.
Trung bình, mỗi người trong chúng ta chiếm cứ một “lãnh địa sinh thái” tương đương với 2,2 hecta xét về khả năng gây ô nhiễm, tiêu thụ năng lượng và các nguồn tài nguyên khác như thức ăn. Nhưng thực tế hành tinh lại chỉ có thể cho mỗi người 1,8 hecta, nếu muốn giữ cung cầu cân bằng. “Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ăn lẹm vào phần vốn sinh thái của hành tinh duy nhất của mình”, Martin nói.
WWF cho biết đặc biệt đáng báo động là tình trạng gia tăng sử dụng các nhiên liệu hoá thạch gây ô nhiễm (dầu, than, khí) trong công nghiệp và trong tiêu dùng cá nhân, tăng vọt 700% từ giữa năm 1961 và 2000. Quốc gia có lãnh địa sinh thái tổng cộng cao nhất vào năm 2001 là Các Tiểu vương quốc Ảrập, với gần 10 hecta mỗi người, chủ yếu do tiêu thụ năng lượng chiếm hơn 70% trong số đó. Tiếp theo là Mỹ và Kuwait, với điểm số trên 9 hecta. Quốc gia vùng Vịnh này cũng có tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trên đầu người cao nhất thế giới, khoảng 80% tổng số lãnh địa sinh thái.
Australia đứng thứ tư với 7,7 hecta, tiếp đến là Thụy Điển và Phần Lan (7 hecta). Bản thân hai quốc gia Bắc Âu này tiêu thụ tương đối ít năng lượng, khoảng 15% trong số nhu cầu sinh thái. Nhưng họ có đòi hỏi cao về “thực phẩm và củi đốt” (5 hecta), chủ yếu do việc chặt rừng để phục vụ ngành công nghiệp khai thác gỗ. 1,2 triệu dân Trung Quốc đang sở hữu trung bình 1,5 hecta, vừa đúng với mức trung bình bền vững của thế giới.
Các quan chức WWF cũng cho biết bàn ăn toàn cầu bị thống trị bởi các quốc gia công nghiệp và các nhà sản xuất dầu. Nếu không có những hành động sửa sai, thì các mục tiêu phát triển dành cho các nước nghèo sẽ gần như trở thành vô vọng.
Một tác giả khác của báo cáo, Jonathan Loh, cho rằng giá dầu cao có thể có một ảnh hưởng tích cực, nhờ việc thúc đẩy các nền kinh tế chuyển qua sử dụng những nguồn tài nguyên mới. Việc giá dầu tăng vào giữa thập kỷ 1970 và đầu 1980 đã làm giảm việc tiêu thụ nguồn năng lượng này và giảm tạm thời ô nhiễm carbon dioxit.
Công bố mỗi năm một lần, bản báo cáo về tình hình môi trường thế giới năm nay cho thấy sự đòi hỏi không ngừng của con người về khả năng làm sạch khí quyển, khả năng cung cấp thức ăn, năng lượng và các nguyên liệu thô sơ của trái đất.
Trung bình, mỗi người trong chúng ta chiếm cứ một “lãnh địa sinh thái” tương đương với 2,2 hecta xét về khả năng gây ô nhiễm, tiêu thụ năng lượng và các nguồn tài nguyên khác như thức ăn. Nhưng thực tế hành tinh lại chỉ có thể cho mỗi người 1,8 hecta, nếu muốn giữ cung cầu cân bằng. “Điều đó có nghĩa là chúng ta đang ăn lẹm vào phần vốn sinh thái của hành tinh duy nhất của mình”, Martin nói.
WWF cho biết đặc biệt đáng báo động là tình trạng gia tăng sử dụng các nhiên liệu hoá thạch gây ô nhiễm (dầu, than, khí) trong công nghiệp và trong tiêu dùng cá nhân, tăng vọt 700% từ giữa năm 1961 và 2000. Quốc gia có lãnh địa sinh thái tổng cộng cao nhất vào năm 2001 là Các Tiểu vương quốc Ảrập, với gần 10 hecta mỗi người, chủ yếu do tiêu thụ năng lượng chiếm hơn 70% trong số đó. Tiếp theo là Mỹ và Kuwait, với điểm số trên 9 hecta. Quốc gia vùng Vịnh này cũng có tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trên đầu người cao nhất thế giới, khoảng 80% tổng số lãnh địa sinh thái.
Australia đứng thứ tư với 7,7 hecta, tiếp đến là Thụy Điển và Phần Lan (7 hecta). Bản thân hai quốc gia Bắc Âu này tiêu thụ tương đối ít năng lượng, khoảng 15% trong số nhu cầu sinh thái. Nhưng họ có đòi hỏi cao về “thực phẩm và củi đốt” (5 hecta), chủ yếu do việc chặt rừng để phục vụ ngành công nghiệp khai thác gỗ. 1,2 triệu dân Trung Quốc đang sở hữu trung bình 1,5 hecta, vừa đúng với mức trung bình bền vững của thế giới.
Các quan chức WWF cũng cho biết bàn ăn toàn cầu bị thống trị bởi các quốc gia công nghiệp và các nhà sản xuất dầu. Nếu không có những hành động sửa sai, thì các mục tiêu phát triển dành cho các nước nghèo sẽ gần như trở thành vô vọng.
Một tác giả khác của báo cáo, Jonathan Loh, cho rằng giá dầu cao có thể có một ảnh hưởng tích cực, nhờ việc thúc đẩy các nền kinh tế chuyển qua sử dụng những nguồn tài nguyên mới. Việc giá dầu tăng vào giữa thập kỷ 1970 và đầu 1980 đã làm giảm việc tiêu thụ nguồn năng lượng này và giảm tạm thời ô nhiễm carbon dioxit.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Môi trường
Rao vặt Siêu Vip