VicoTas
Câu hỏi
avatar phongtho
20/05/2013 21:24

tình hình sản xuất than trên thế giới và quá trình khai thác than gây ô nhiễm môi trường như thế nào? đặc biệt là môi trường đất?

ngành than việtnam

Danh sách câu trả lời (3)
avatar phukequach 20/05/2013 21:24
Ô nhiễm môi trường đất

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.

Trích dẫn:
Khai thác than gây ô nhiễm môi trường

(Bộ tài nguyên và môi trường,31/07/2006)

Kinh tế Quảng Ninh tiếp tục duy trị mức tăng truởng cao trên 12%, trong đó ngành than tăng rất nhanh về sản lượng. Than sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2006 đạt 21 triệu tấn, tăng 215% so với cùng kỳ và sản lượng than tiêu thụ trên 18 triệu tấn, tăng 24% so với cùng kỳ. Ngoài ra, việc lấn biển dọc quốc lộ 18A mở nhiều khu đô thị mới và nhiều nhà máy mới ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Đông Triều...đang thay đổi diện mạo Quảng Ninh. Tuy vậy, Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với ô nhiễm môi truờng chưa đuợc kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và cuộc sống nhân dân trên địa bàn.

Thực trạng báo động

Cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh đến Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa Ông-Mông Dương nhiều năm nay phải sống chung với bụi than, đặc biệt trên các tuyến đuờng" bão táp" Mạo Khê-Bến Cân, Vàng Danh ra cảng Điền Công, khu vực cảng km 6, khu vực cầu 4 phường Cẩm Sơn, phường Cẩm Phú, Cẩm Thịnh và từ Cửa Ông-Mông Duơng...bụi than đã quá mức báo động. Ông Nguyễn Hùng Thắng, đại biểu HĐND tỉnh thuộc tổ Đông Triều cho biết: vừa qua một số người dân tại huyện đã chặn xe chở than vì gây ô nhiễm nặng môi truờng ở khu vực các xã Bình Khê, Tràng Luơng...Ông Dương Văn Khuể, đại biểu HĐND tỉnh khu vực thị xã Uông Bí nhận xét: nguyên nhân ô nhiễm môi truờng là do sản xuất than tăng rất nhanh nhưng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp. Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ than trên địa bàn thị xã Uông Bí chỉ đáp ứng sản lượng trên 2 triệu tấn than/năm, nhưng hiện nay đang sản xuất từ 4-5 triệu tấn than, gấp đôi gấp ba so với trước, do đó gây ô nhiễm về bụi, tiếng ồn, nguồn nuớc... Các cử tri trên địa bàn thị xã Cẩm Phả-khu công nghiệp khai thác than lớn nhất nước ta cũng đề nghị ngừng việc nổ mìn quá lớn của các Xí nghiệp than Tân Lập, xí nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh than, xí nghiệp than Quảng Lợi...vì ảnh hưỏng nghiêm trọng đến môi truờng. Ngay tại thành phố Hạ Long- trung tâm đô thị và du lịch lớn nhất tỉnh cũng có nhiều khu vực như Hà Khánh, Cọc 5, Cọc 8, Hà Tu, Hà Lầm...sống chung với bụi than, bụi đất đá do sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ than và đổ đất lấn biển .

Vừa qua, Cục Bảo vệ môi truờng (Bộ Tài nguyên và Môi truờng) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi truờng Quảng Ninh kiểm tra công tác bảo vệ môi truờng của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy chất thải ra môi truờng đều vượt quá tiêu chuẩn. Tại khu công nghiệp Cái Lân, hầu hết các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đều không lập báo cáo điều tra tác động môi trường (ĐTM). Mặc dù chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nuớc thải tập trung, nhưng thực tế chưa thu gom đuợc nước thải để xử lý, nên tại thời điểm kiểm tra nuớc thải có màu đen vượt các tiêu chuẩn quy định thải ra ngoài môi truờng. Công ty dầu thực vật Cái Lân chưa tổ chức thu gom, phân loại vận chuyển đi xử lý các chất thải nguy hại, chưa thực hiện quan trắc khí thải lò hơi làm cho không khí quanh vùng có mùi khó chịu. Ở khu vực Cửa Ông, kết quả quan trắc hàm lượng bụi và tiếng ồn trong khu vực sàng tuyển than đều vượt tiêu chuẩn cho phép: nuớc thải tại cống chảy qua khu vực hồ xử lý nuớc thải có hàm luợng amôniac vượt 4,2 lần quy định cũng như hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn cũng đều vượt tiêu chuẩn cho phép!

Theo Sở Tài nguyên và Môi truờng Quảng Ninh, nguyên nhân của tình trạng trên, truớc hết là do chiến lược tăng tốc sản lượng than khai thác, tiêu thụ không đồng bộ với chiến luợc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bến cảng và các quy định của pháp luật bảo vệ môi truờng. Một nguyên nhân khác như đồng chí Bí thư tỉnh uỷ-Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Quynh và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Nguyên Nhiệm cho biết: công tác quản lý nhà nuớc các cấp còn nhiều bất cập, chưa kiên quyết trong kiểm tra, xử lý vi phạm môi truờng.

Để phát triển kinh tế vền vững

Thực trạng ô nhiễm môi truờng vùng than đòi hỏi các nhà lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam( TKV) phải có những giải pháp chiến luợc thân thiện với môi trường trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, phát triển sản xuát kinh doanh theo hướng bền vững. Hiện nay mỗi năm, TKV bốc xúc trên 160 triệu mét khối đất đá và đào trên 260.000 mét lò để sản xuất và tiêu thụ từ 35-40 triệu tấn than. TKV cần tính toán việc tăng sản lượng than với việc đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng theo hướng "chủ động bảo vệ môi truờng", không thể để tình trạng như hiện nay tiếp diễn!

Quan tâm đến công tác bảo vệ môi truờng, UBND tỉnh đã đề ra nhiều quy định và chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ môi truờng. Sở Tài nguyên- Môi truờng đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chương trình phục hồi môi truờng ở các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản; xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi truờng trên địa bàn đến năm 2010; ký chương trình phối hợp hành động bảo vệ môi truờng giai đoạn 2006-2010...Đặc biệt, tỉnh tăng cường cán bộ làm công tác môi truờng, tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp làm báo cáo và thực hiện đánh gía tác động môi truờng, không cho việc lợi dụng tận thu than làm ảnh hưởng đến môi truờng .Vừa qua tỉnh đã cho san lấp trên 200 điểm khai thác than trái phép trên địa bàn, xử lý 95 truờng hợp kinh doanh than trái phép, thu 8.480 tấn than, tịch thu 13 máy móc, thiết bị, phương tiện khai thác vận chuyển than trái phép để ngăn chặn một trong những nguyên nhân tác động xấu đến cảnh quan, môi truờng cũng như ảnh huởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Vũ Giáo
avatar lonquaha 20/05/2013 21:24
Thêm tài liệu này cho bạn nữa nhé!

Tình hình sản xuất muội than trên thế giới

Trong năm 2002, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, người ta cũng nhận thấy những dấu hiệu tăng trưởng trở lại của ngành sản xuất muội than trên thế giới mặc dù doanh số của sản phẩm này luôn đạt ở mức cao trong năm 2000 đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2001 . Sự phát triển trong tương lai của loại vật liệu này phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất các sản phẩm cao su vì ngành này tiêu thụ nhiều muội than nhất.

Theo số liệu của SRL (Viện Nghiên cứu Stanford), năm 2001 công suất muội than thế giới vào khoảng 8,5 triệu tấn, trong khi đó năm 2000, thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản chỉ tiêu thụ có 3,8 triệu tấn muội than. Khoảng 70% sản lượng muội than của thế giới được sử dụng làm chất gia cường trong lốp ô tô và các loại xe cộ khác, 20% dùng cho sản xuất các sản phẩm khác như ống cao su, dây curoa, các sản phẩm cơ khí và đúc, giầy dép. 10% còn lại được sử dụng làm bột màu trong mực in, sơn và chất dẻo. Theo SRL, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản xuất muội than vào khoảng 1 - 2%/năm, gần giống như sự tăng trưởng của ngành sản xuất các sản phẩm cao su.

Muội than được sản xuất bằng quá trình oxy hóa một phần các hyđrocacbon lỏng và khí ở nhiệt độ cao hơn 2000oF. Phụ thuộc vào kích thước hạt, cầu trúc, độ tinh khiết và phương pháp sản xuất, muội than được phân thành các loại như: muội lò, muội đèn, muội xương và muội axetylen hay còn gọi là muội nhiệt. Hơn 90% sản lượng muội than thế giới là muội lò, một vật liệu thương mại. 10% còn lại có các ứng dụng đặc biệt hoặc có giá cao hơn muội lò.

Ba nhà sản xuất muội than lớn nhất thế giới là Degussa AG, Đức; Cabot Corp., Boston (Mỹ) và Columbian Chemicals Co. Ngoài ra cũng còn một số cơ sở lớn khác như Engineered Carbon Co.; Taiwan - based China Syntheric Rubber; Tokai Carbon (Nhật Bản); và lndia`s Aitya Biria Group v.v....

Theo một nhà nghiên cứu thị trường, ngành sản xuất muội than là một ngành hiện nay vẫn đang tiếp tục đứng trước thực trạng dư thừa công suất. Năm 2001 , khi công ty Columbian thông báo đóng cửa tạm thời nhà máy sản xuất muội than 54.000 tấn/ năm của họ ở El Dorado, Ark. thì lý do mà họ đưa ra là sự tiếp tục dư thừa công suất muội than ở Bắc Mỹ (Công ty này cũng không cho biết là khi nào nhà máy này sẽ hoạt động trở lại).

Vấn đề dư thừa công suất kết hợp với nhu cầu về muội than giảm đi đã làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất. Thí dụ, Cabot nói rằng doanh số của họ đã giảm 3% so với năm 2001 , chủ yếu do giảm sản lượng. Ngoài ra, Công ty này còn thông báo là từ năm 2000 đến năm 2001, họ bị giảm 20% lợi nhuận trước thuế của sản phẩm này do kết quả suy thoái của nền kinh tế, đặc biệt ở Bắc Mỹ, cộng với chi phí về nguyên liệu tăng lên.

Để tăng lợi nhuận, vào tháng 4 năm 2002, Degussa và Engineered Carbon đã sáp nhập các cơ sở sản xuất của họ ở Bắc Mỹ thành một liên doanh 50 : 50 với tên gọi mới là Degussa Engineered Carbon, có trụ sở chính tại Parsippany.

Các nhà sản xuất muội than còn phải đứng trước những thách thức đặt ra do các chi phí liên quan đến các quy định nghiêm ngặt mới về môi trường để kiểm soát các phát thải nước và không khí tại các cơ sở sản xuất của họ. Công ty Degussa cho rằng, các chi phí về môi trường là một nguyên nhân làm cho giá của muội than hiện nay ở châu Âu tăng lên.

Trong khi đó, các sản phẩm khác, đặc biệt là silic oxit đã được các nhà sản xuất quảng cáo là một chất thay thế thân môi trường hơn so với muội than trong lốp. Người ta cũng nói rằng, silic oxit tạo ra ma sát quay nhỏ hơn vì vậy có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Silic oxit có thể nhanh chóng chiếm lĩnh 25% thị trường của muội than dành cho lốp. Công ty Degussa đã có kế hoạch tương lai là sản xuất muội than, silic oxit cấp độ dùng cho lốp và các hóa chất có tên gọi là silan, cần thiết để làm cho silic oxit tương thích được với cao su.

Theo ông Tray Hamblet, Giám đốc thông tin công nghiệp hóa chất của một hãng nghiên cứu thị trường thuộc thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), năm 2002 đã mở ra những cải thiện đáng kể trong việc kinh doanh muội than. Trong một báo cáo gửi tới các cổ đông, công ty Cabot nói rằng sản lượng muội than toàn cầu của họ trong quí 2 năm 2002 đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2001. Cũng theo ông Hamblet, một dấu hiệu đáng mừng nữa là hãng của ông đã đầu tư 283 triệu USD vào các dự án duy trì và đầu tư mới ở Mỹ và Canađa mà theo dự kiến, phần lớn sẽ được bắt đầu vào cuối năm 2003. Trong khi đó, Cabot cũng thông báo là một nhà máy sản xuất muội than có công suất 50.000 tấn/ năm, trị giá 25 triệu USD ở Thượng Hải, Trung Quốc mà họ điểu hành cùng với đối tác liên doanh là Trung Quốc sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào đầu năm 2004.

Nói chung, lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được từ muội than vẫn tiếp tục còn bị nhiều sức ép. Theo một nhà phân tích thị trường về muội than thì có thể là trong một vài năm tới, một số nhà sản xuất nhỏ vẫn sẽ phải dừng sản xuất và doanh số của muội than sẽ tăng trung bình khoảng từ 1 đến 2% hàng năm.
avatar kietkiet 20/05/2013 21:24
Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng?

Than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại:

* Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò.
* Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng.
* Ðốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.

Dầu và khí đốt trong tình trạng hiện nay đang tạo ra các vấn đề môi trường:

* Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển).
* Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ.
* Ðốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.

Thuỷ năng được gọi là năng lượng sạch. Tổng trữ lượng thế giới 2.214.000 MW, riêng Việt Nam 30.970 MW chiếm 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động môi trường như động đất kích thích, thay đổi khí hậu thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lưu, tăng độ mặn nước sông, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường.

Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân huỷ hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Theo tính toán năng lượng giải phóng ra từ 1g U235 tương đương với năng lượng do đốt 1 tấn than đá. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường do chất thải phóng xạ, khí, rắn, lỏng và các sự cố nhà máy. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Checnobưn Liên Xô là một ví dụ điển hình.

Các nguồn năng lượng khác bao gồm các loại:

* Gió, bức xạ mặt trời, thuỷ năng được xếp vào loại năng lượng sạch có công suất bé và thích hợp cho một số khu vực có trữ lượng phong phú và xa các nguồn năng lượng truyền thống khác như các hải đảo.
* Gỗ, củi thích hợp cho sử dụng quy mô nhỏ, và nền kinh tế công nghiệp kém phát triển.
* Ðịa nhiệt thích hợp với các vùng có núi lửa và hoạt động địa chất mạnh như Italia, Ailen, Kamchatka (Nga).
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Môi trường
nophoto ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường như thế nào?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto xin hỏi: ô nhiễm môi trường gây thiệt hại như thế nào đến kinh tế xã hội và sức khỏe công đồng, xin cho ví dụ ?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

Củ Chuối xin hỏi hoạt động khai thác Than ảnh hưởng đến môi trường đất như thế nào? xin cho một vài ví dụ?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than trên thế giới?

Đăng lúc: 21:24 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Giải pháp khắc phục ô nhiễm Asen trong đất?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Giải pháp khắc phục ô nhiễm Pb trong đất như thế nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Các giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường? Các biện pháp phòng chống?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Hiện trạng QL khai thác và sử dụng nước sinh hoạt tại các tỉnh miền núi phía Bắc theo hướng ptriển bền vững?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto xin hỏi : Hiện trạng môi trường tại các mỏ than của Việt Nam? Khai thác than ảnh hưởng như thế nào đến môi trường đất?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

vietnamconnection Nước đá có thể làm bỏng tay được không ?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Các vùng hồ Siberia nguồn khí thải Methanel khổng lồ như nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Lá phổi đô thị teo tóp dần như nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

Hin Một phần ba Trung Quốc bị mưa acid như nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

Mạnh Linh Nghiên cứu vai trò của Nam cực lên khí hậu Trái đất

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

Đức Cảnh Thế giới trước nguy cơ thay đổi khí hậu như nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Đông Nam Á chìm trong khói bụi như thế nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Hiện tượng El Nino đã xuất hiện lại như thế nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

nophoto Vì sao Năm 2007 nóng nhất trong lịch sử

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

Phương Nước giàu thiếu nước như nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

NgocUk Năm 2004, Bra-xin mất 20.000 km2 rừng mưa nhiệt đới như nào?

Đăng lúc: 21:23 - 20/05/2013 trong Môi trường

Rao vặt Siêu Vip