Câu hỏi

20/05/2013 21:24
Chưa nghiên cứu đúng mức nguồn dược liệu từ biển như nào?
Danh sách câu trả lời (1)

Nếu được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng, sinh vật biển Việt Nam không chỉ là nguồn dược liệu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong nước mà còn có thể xuất khẩu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước
Môi trường biển là một nguồn dồi dào các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao. Có nhiều kiểu hình cấu trúc mà trên cạn chưa hề thấy. Nhiều hợp chất thiên nhiên của biển là khuôn mẫu hóa học để khai thác những lớp thuốc mới trị bệnh cho người, hoặc là những công cụ quan trọng để khảo sát các quá trình tế bào ở mức độ phân tử. Từ chỗ đơn thuần chỉ tập dượt nghiên cứu hóa học để tách những cấu trúc mới, việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên của biển đã phát triển và trở thành sự nỗ lực chung của nhiều ngành khoa học: hóa sinh, hóa học biển, hải dương học, sinh học tế bào.
Trong đó, khuẩn biển có khả năng sản xuất ra những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học khác thường, chưa từng thấy ở các nguồn trên cạn. Ví dụ, từ một dòng trực khuẩn sống dưới biển sâu, nhóm nghiên cứu của TS Fenical (Mỹ) đã tách chiết được một lớp chất mới, độc tế bào và chống virus, có đặc tính hoàn toàn tự nhiên mà trên cạn chưa hề có. Chẳng hạn, chất macrolactin A có tác dụng ức chế tế bào ung thư, bảo vệ các tế bào lympho T, chống virus HIV nhân bản ở người.
Tảo xanh lam, tên khoa học là Trichodesmium erythraeum, có nhiều ở các thuỷ vực ven bờ biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận,... có thể sản sinh ra các loại độc tố có giá trị dược liệu.
Từ loài tảo lục - lam ngoài biển, người ta đã chiết ra được một chất có cấu trúc độc đáo: curacin A, có khả năng ức chế các dòng ung thư trực tràng, ung thư thận theo một cơ chế mới.
Từ các loài tảo roi chi (Prorocentrum), người ta đã phân lập ra được lớp chất có thể ức chế các enzim đặc hiệu - ức chế chọn lọc protein phosphatase trước đây con người rất ít biết tới. Vài năm gần đây, phân tử mới này đã trở thành một chất cực kỳ quan trọng để nghiên cứu các hiện tượng chuyển tín hiệu do di truyền ở các đơn bào có nhân.
Trong khi tìm kiếm kháng sinh ở ống tiêu hóa của nhiều loài động vật, người ta đã phát hiện ra một lớp kháng sinh mới từ các dịch chiết dạ dày của loài cá mập. Lớp kháng sinh này có khả năng diệt cả khuẩn gram âm và gram dương, diệt nấm, diệt động vật đơn bào.
Theo PGS TSKH Nguyễn Tác An, viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang, các nghiên cứu về đa dạng sinh học biển ở Việt Nam đã bước đầu phát hiện 12.600 loài sinh vật khác nhau, trong đó có 6.400 loài động vật không xương sống. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều nhóm sinh vật chưa nghiên cứu, hoặc chỉ mới nghiên cứu ở mức rất sơ lược.
Nghiên cứu thủy vực ven bờ biển Việt Nam, đã phát hiện ra 12 loài thuộc giống tảo giáp, 45 loài vi tảo chứa độc tố gây hại. Theo TS Nguyễn Thị Vân Thái, Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, đối với y học, những độc tố có trong các loại tảo nói trên là những dược liệu quý có thể dùng làm thuốc để chữa các bệnh nan y. Chẳng hạn, độc tố lectin từ hải sâm có khả năng gây ngưng kết một số tế bào như hồng cầu, tinh trùng.
Với lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260km, sinh vật biển Việt Nam không chỉ giàu chất lượng mà còn phong phú đa dạng về số lượng. \"Nếu được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng, sinh vật biển không chỉ là nguồn dược liệu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong nước mà còn có thể xuất khẩu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước.\" - PGS Nguyễn Tác An nói.
Môi trường biển là một nguồn dồi dào các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao. Có nhiều kiểu hình cấu trúc mà trên cạn chưa hề thấy. Nhiều hợp chất thiên nhiên của biển là khuôn mẫu hóa học để khai thác những lớp thuốc mới trị bệnh cho người, hoặc là những công cụ quan trọng để khảo sát các quá trình tế bào ở mức độ phân tử. Từ chỗ đơn thuần chỉ tập dượt nghiên cứu hóa học để tách những cấu trúc mới, việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên của biển đã phát triển và trở thành sự nỗ lực chung của nhiều ngành khoa học: hóa sinh, hóa học biển, hải dương học, sinh học tế bào.
Trong đó, khuẩn biển có khả năng sản xuất ra những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học khác thường, chưa từng thấy ở các nguồn trên cạn. Ví dụ, từ một dòng trực khuẩn sống dưới biển sâu, nhóm nghiên cứu của TS Fenical (Mỹ) đã tách chiết được một lớp chất mới, độc tế bào và chống virus, có đặc tính hoàn toàn tự nhiên mà trên cạn chưa hề có. Chẳng hạn, chất macrolactin A có tác dụng ức chế tế bào ung thư, bảo vệ các tế bào lympho T, chống virus HIV nhân bản ở người.
Tảo xanh lam, tên khoa học là Trichodesmium erythraeum, có nhiều ở các thuỷ vực ven bờ biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận,... có thể sản sinh ra các loại độc tố có giá trị dược liệu.
Từ loài tảo lục - lam ngoài biển, người ta đã chiết ra được một chất có cấu trúc độc đáo: curacin A, có khả năng ức chế các dòng ung thư trực tràng, ung thư thận theo một cơ chế mới.
Từ các loài tảo roi chi (Prorocentrum), người ta đã phân lập ra được lớp chất có thể ức chế các enzim đặc hiệu - ức chế chọn lọc protein phosphatase trước đây con người rất ít biết tới. Vài năm gần đây, phân tử mới này đã trở thành một chất cực kỳ quan trọng để nghiên cứu các hiện tượng chuyển tín hiệu do di truyền ở các đơn bào có nhân.
Trong khi tìm kiếm kháng sinh ở ống tiêu hóa của nhiều loài động vật, người ta đã phát hiện ra một lớp kháng sinh mới từ các dịch chiết dạ dày của loài cá mập. Lớp kháng sinh này có khả năng diệt cả khuẩn gram âm và gram dương, diệt nấm, diệt động vật đơn bào.
Theo PGS TSKH Nguyễn Tác An, viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang, các nghiên cứu về đa dạng sinh học biển ở Việt Nam đã bước đầu phát hiện 12.600 loài sinh vật khác nhau, trong đó có 6.400 loài động vật không xương sống. Trên thực tế vẫn còn rất nhiều nhóm sinh vật chưa nghiên cứu, hoặc chỉ mới nghiên cứu ở mức rất sơ lược.
Nghiên cứu thủy vực ven bờ biển Việt Nam, đã phát hiện ra 12 loài thuộc giống tảo giáp, 45 loài vi tảo chứa độc tố gây hại. Theo TS Nguyễn Thị Vân Thái, Viện Y học Cổ truyền Việt Nam, đối với y học, những độc tố có trong các loại tảo nói trên là những dược liệu quý có thể dùng làm thuốc để chữa các bệnh nan y. Chẳng hạn, độc tố lectin từ hải sâm có khả năng gây ngưng kết một số tế bào như hồng cầu, tinh trùng.
Với lợi thế có bờ biển dài hơn 3.260km, sinh vật biển Việt Nam không chỉ giàu chất lượng mà còn phong phú đa dạng về số lượng. \"Nếu được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng, sinh vật biển không chỉ là nguồn dược liệu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong nước mà còn có thể xuất khẩu, mang lại nguồn thu lớn cho đất nước.\" - PGS Nguyễn Tác An nói.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Môi trường
Rao vặt Siêu Vip