Câu hỏi

13/07/2013 17:10
Xin mọi người tư vấn giúp em về việc sử dụng kính áp tròng
hiện em bị loạn viễn mỗi mắt là 3,5 độ vậy em có thể mổ đc ko ạ nếu ko thì có loạ kính áp tròng nàp phù hợp với mắt của em ko ạ nếu có xin mọi người bày chỗ cho em đc ko , em đang ở đông anh .xin cảm ơn
quyen112
30/05/2013 08:27
Danh sách câu trả lời (1)

Kính áp tròng có rất nhiều loại:
- Kính áp tròng cứng: loại kính áp tròng cứng có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc và trong nhiều trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng kính này vào ban đêm để chỉnh hình giác mạc
- Kính áp tròng mềm: đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam bởi loại kính này ít kích thích mắt hơn, ít thay đổi chỉ số bức xạ của mắt.
Tuy nhiên, hai loại kính áp tròng cứng và mềm không có trao đổi khí nên nếu đeo liên tục sẽ khiến giác mạc không trao đổi được khí, gây mờ mắt, có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt nên không nên đeo thường xuyên.
- Kính áp tròng có trao đổi khí: đây là loại kính tốt nhất cho mắt hiện này. Vì bản thân giác mạc có màng phim có 3 lớp là nước (gồm dinh dưỡng, khoáng… để nuôi dưỡng giác mạc); lớp nhầy có tác dụng bôi trơ; lớp mỡ để hạn chế tình trạng bay nước. Như vậy, bản thân giác mạc cũng cần có sự hô hấp, do vậy, loại kính áp tròng có trao đổi khí là tốt nhất cho mắt.
Mặc dù kính áp tròng mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ trước khi dùng. Vì bản chất kính áp tròng là 1 hợp chất, nó có thể gây dị ứng, kích ứng với từng người, không phải ai cũng có thể đeo được kính áp tròng.
Hơn nữa, việc đeo kính áp tròng có chỉ định rất chặt chẽ. Chỉ có thể sử dụng loại kính này khi bạn có đôi mắt hoàn toàn khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm, không bị khô mắt. Nếu mắt đang bị viêm, bị bụi, sạn sạn vôi mắt hột mà vẫn đeo kính áp tròng thì nguy cơ bị tổn thương mắt, nhiễm khuẩn… dẫn đến giảm thị lực là khó tránh khỏi.
Dù có một đôi mắt khỏe, việc sử dụng kính áp tròng cũng cần rất thận trọng. Vì trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi của nước ta, việc đeo kính áp tròng có thể gây nhiều nguy cơ, có thể khiến mắt người dùng bị khô, đỏ, cảm giác vướng, viêm loét, nhiễm khuẩn... Do vậy, nếu không cần thiết, bạn không nên đeo kính áp tròng. Còn nếu đeo, cần thận trọng tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tổn thương cho mắt. Người đeo kính áp tròng nên khám định kỳ để phát hiện kịp thời những vi chấn thương ở mắt. Chỉ sử dụng khi thật cần thiết và nên xen kẽ giữa kính áp tròng và kính gọng để đôi mắt được nghỉ ngơi, đủ dinh dưỡng.
- Kính áp tròng cứng: loại kính áp tròng cứng có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc và trong nhiều trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng kính này vào ban đêm để chỉnh hình giác mạc
- Kính áp tròng mềm: đây là loại phổ biến nhất ở Việt Nam bởi loại kính này ít kích thích mắt hơn, ít thay đổi chỉ số bức xạ của mắt.
Tuy nhiên, hai loại kính áp tròng cứng và mềm không có trao đổi khí nên nếu đeo liên tục sẽ khiến giác mạc không trao đổi được khí, gây mờ mắt, có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt nên không nên đeo thường xuyên.
- Kính áp tròng có trao đổi khí: đây là loại kính tốt nhất cho mắt hiện này. Vì bản thân giác mạc có màng phim có 3 lớp là nước (gồm dinh dưỡng, khoáng… để nuôi dưỡng giác mạc); lớp nhầy có tác dụng bôi trơ; lớp mỡ để hạn chế tình trạng bay nước. Như vậy, bản thân giác mạc cũng cần có sự hô hấp, do vậy, loại kính áp tròng có trao đổi khí là tốt nhất cho mắt.
Mặc dù kính áp tròng mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ trước khi dùng. Vì bản chất kính áp tròng là 1 hợp chất, nó có thể gây dị ứng, kích ứng với từng người, không phải ai cũng có thể đeo được kính áp tròng.
Hơn nữa, việc đeo kính áp tròng có chỉ định rất chặt chẽ. Chỉ có thể sử dụng loại kính này khi bạn có đôi mắt hoàn toàn khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm, không bị khô mắt. Nếu mắt đang bị viêm, bị bụi, sạn sạn vôi mắt hột mà vẫn đeo kính áp tròng thì nguy cơ bị tổn thương mắt, nhiễm khuẩn… dẫn đến giảm thị lực là khó tránh khỏi.
Dù có một đôi mắt khỏe, việc sử dụng kính áp tròng cũng cần rất thận trọng. Vì trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi của nước ta, việc đeo kính áp tròng có thể gây nhiều nguy cơ, có thể khiến mắt người dùng bị khô, đỏ, cảm giác vướng, viêm loét, nhiễm khuẩn... Do vậy, nếu không cần thiết, bạn không nên đeo kính áp tròng. Còn nếu đeo, cần thận trọng tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây tổn thương cho mắt. Người đeo kính áp tròng nên khám định kỳ để phát hiện kịp thời những vi chấn thương ở mắt. Chỉ sử dụng khi thật cần thiết và nên xen kẽ giữa kính áp tròng và kính gọng để đôi mắt được nghỉ ngơi, đủ dinh dưỡng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip