
Ai nên gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh?
Thưa bác sĩ, Em mang thai lần đầu và đang chuẩn bị sinh. Em nghe nói hiện nay có thủ thuật gây tê ngoài màng cứng với sản phụ trong giai đoạn chuyển dạ với mục đích giảm đau.
Vậy xin bác sĩ cung cấp cho em những kiến thức cơ bản về thủ thuật này và nó có tiềm ẩn tác dụng phụ gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Mình mới sinh 1 bé thôi, và cũng sinh bằng phương pháp gây tê màng cứng ở viện C. Có tí kinh nghiệm bản thân như sau.
Lúc đầu khi chuẩn bị sinh thì nhất quyết ko dùng vì sợ tác dụng phụ, đến khi mở 6 -7 phân thì ko chịu đc nữa xin bs gây tê luôn. Bs đồng ý, trộm vía là tiêm ko có vấn đề j, nhưng cung khuyến cáo các mẹ chỉ nên tiêm khi mở tầm 4 phấn thôi vì lúc đó cơn co chưa dồn dập, vẫn còn những khoảng lặng để tiêm. Chứ như mình có khi đang chuẩn bị tiêm thì cơn co lại đến đau quá ko ngồi đc lại xin bs từ từ. Trong lúc tiêm đau run người do cơn co cũng phải bám chặt giường ngồi im vì sợ tiêm chệch liệt thì tiêu, rất nguy hiểm.
Sau khi tiêm một lúc thì người lạnh toát, rét run lên ý. Còn việc chuyển dạ lâu thì ko lo lắng đâu bác sĩ sẽ truyền thêm thuốc kích đẻ để đẻ nhanh hơn. Đến lúc gần sinh những cơn co vẫn dữ dội, và mình cảm nhận được luôn. Đau khủng khiếp. Tuy nhiên mình thấy đỡ mất sức hơn nhiều so với ko tiêm và hồi phục khá nhanh. Bé nhà mình trộm vía ko có vấn đề về giấc ngủ, sũa của mình sau cung ko nhiều lắm và đến 10 tháng thì gần hết hẳn, cái này một phần do cơ địa nữa. Khi chuẩn bị tiêm mình có hỏi bs về tác dụng phụ, chị bs còn nói kiểu:" chẳng biết có tác dụng phụ j ko, mà toàn bộ bs nữ trong viện khi sinh thg đều chọn pp này." hic hic nói thế thôi, bây giờ mình bị đau lưng hơn, và cái chỗ tiêm mối khi tập hay xoa bop chạm vào vãn thấy đau đấy ( sau 2 năm).
Túm lại theo mình, mẹ nào chịu đau tốt thì cố chịu, đừng tiêm ^^. còn nếu đã có ý định tiêm thì các mẹ nên đi học lớp tiền sản để biết cách xử lý các cơn co, biết cách rặn để sinh nhanh và dễ dàng hơn. Như chị dâu mình tiêm, ko biết cách rặn con ko ra đc, phải lôi lại lên bàn mổ đấy. Ngoài ra sử dụng cái này thì sau khi sinh các mẹ kiêng vận động lâu hơn một chút, để tránh đau lưng sau này. mình nhà ko có nhiều người, ko kiêng đc, 3 tháng sau đau đến độ nằm ko trở mình đc, ko thể tự ngồi dậy cho con bú đc toàn phải nhờ chồng đỡ dậy thôi.

Thực ra bất cứ phương pháp nào cũng có những tác dụng phụ.
Trước đây mình từng làm ở VPDD của sữa bột Meiji, đã tổ chức hội thảo để nói về vấn đề này. Hôm đó có mời anh Trưởng khoa gây mê hồi sức của BV Phụ Sản HN thuyết trình.
Theo anh ấy nói thì bên cạnh rất nhiều ưu điểm, pp này cũng có 1 số tác dụng phụ mà có thể xảy ra (các mẹ tham khảo để tự quyết định), trong đó có 1 vấn đề là khi chọc ống vào tủy sống, nếu nhân viên y tế ko có kỹ thuật thành thạo hoặc thiếu cẩn thận có thể dẫn đến tụt não thủy => sau này sẽ gây ra chứng đau đầu và phần nhiều là không thể chữa được.
Ngoài ra thì thực tế chị bạn mình sinh con ở Việt Pháp đã chọn PP này và bây giờ di chứng là chị ấy thường đau lưng, ko ngồi lâu được.
Các mẹ cứ tham khảo rùi cân nhắc.

Mình đẻ cả hai đứa đều dùng phương pháp này. Nếu ko có có chắc ko có sức mà đẻ vì những cơn chuyển dạ đau khủng khiếp, càng về cuối càng đau. Tuy nhiên, mọi người đừng hiểu là tiêm thuốc gây tê màng cứng sẽ khiến cho đẻ không đau, nó chỉ đánh lừa hệ thần kinh được một lúc thôi, tức là các cơn co vẫn có nhưng mình không thấy đau, đó chính là khoảng thời gian dưỡng sức để rặn con ra. Còn những cơn co cuối, vẫn cảm nhận được và vẫn đau tê tái. Nhưng trước đó đã có khoảng thời gian thư giãn vì không thấy đau rồi. Hồi sinh đứa thứ nhất, lúc con sắp chui ra, mình đau quá kêu ầm lên là bác sỹ tiêm nhầm thuốc hay sao mà em vẫn đau, bác sỹ nói những cơn co cuối thì vẫn đau, vì lúc ấy tử cung co bóp dữ dội để đứa trẻ có thể được đẩy ra ngoài. Đau đẻ quả là một trải nghiệm kinh khủng và rùng rợn, đau ko có gì tả nổi.

Mình sinh 2 đứa cách nhau 14 tháng đều dùng phương pháp này hết. Nếu không có chắc không dám làm đứa thứ 2 lẹ dữ vậy đâu . Nhiều người cứ nói là cứ phải đau đẻ để được trải nghiệm, chỉ có đàn bà mới có cơ hội để biết đau đẻ là gì thôi... nhưng mình lại quan niệm là đau đẻ đến khi CTC mở được 4-5cm là cũng đủ biết mùi rồi, rồi sau đó giữ tinh thần và sức khỏe thật tốt để vượt cạn an toàn và quan trọng hơn hết là sau đó mình khỏe rất nhanh. Đẻ xong phải nằm trên bàn sinh 2 tiếng, sau đó được về phòng. Mình về phòng lúc 11h thì 1h sáng đã xuống giường đi tới đi lui để vệ sinh bản thân rồi. Nhưng cái cảm giác khi phải cong lưng hết mức để cây kim bằng cỡ ống hút chọc thẳng vào cột sống thì quả là sợ thật, bụng thì to, cơn gò đau liên tục mà mấy cô y tá cứ đè người mình gập lại, lần thứ 1 thì được nằm nghiêng rồi cong người lại, lần thứ 2 nằm mãi mà không chọc được nên bắt mình ngồi dậy. Ôi trời ơi co mãi mà chẳng lộ cái xương sống ra bị mấy em y tá dọa nạt đủ kiểu, đến khi tìm ra chỗ chọc kim vào 1 phát giống như rớt xuống địa ngục, và sau đó 2p thì lại được lên thiên đàng
. Cơn đau biến mất hoàn toàn, cơn gò vẫn cảm nhận được nhẹ nhẹ. Y tá kêu chị ngủ đi, khi nào đến lúc thì tụi em kêu chị dậy, lần thứ 1 mình mất 7 tiếng để mở hoàn toàn, lần thứ 2 chỉ có 1h30p.
Túm lại là mình hoan hô và ủng hộ phương pháp này. Nếu các sản phụ có đủ các yếu tố về thể chất và sức khỏe để áp dụng thì mình khuyên chân thành là nên.

Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp giảm đau trong quá trình lâm bồn vì nó làm tê liệt các dây thần kinh do đó bạn sẽ không có cảm giác quá đau đớn.
Chị em sinh mổ sẽ được áp dụng liệu pháp này như một thủ thuật quan trọng trong quá trình mổ lấy thai nhi, hay những ca sinh khó còn ngoài ra khi áp dụng phương pháp này cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau với khoảng một nửa phần cơ thể bên dưới, vì thế chị em phụ nữ trong giai đoạn vượt cạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn thay vì cảm giác đau đớn tột cùng khi sinh con.
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thường được áp dụng khi cổ tử cung mở khoảng 4 – 5 cm trở lên. Khi gây tê ngoài màng cứng thì quá trình lâm bồn của bạn sẽ chậm hơn và các cơn co tử cung cũng sẽ chậm và yếu hơn.
Gây tê ngoài màng cứng không chỉ phát huy tác dụng trong quá trình sinh nở mà ngay cả sau khi đã vượt cạn thành công, thủ thuật này vẫn phát huy tác dụng. Cụ thể là nếu không áp dụng thủ thuật gây tê màng cứng thì sau khi sinh bạn thường có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức và đau đớn nhưng với thủ thuật này sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn, không phải chịu đựng cảm giác quá đau đớn và nhanh chóng bình phục hơn.
Tuy nhiên, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng cũng có những tác dụng phụ không mong muốn này.
Ví như thủ thuật gây tê màng cứng có thể khiến cho huyết áp sụt giảm bất ngờ, chính vì lý do này nên trong quá trình gây tê cũng như vượt cạn, các bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi chặt chẽ mức huyết áp của bạn để chắc chắn rằng lượng máu trong cơ thể bạn vẫn đảm bảo cho sự tồn tại bình thường của thai nhi.
Trong trường hợp huyết áp đột ngột giảm bạn sẽ được điều trị bằng thuốc, thở oxy ngay lập tức.
Hơn thế nữa, gây tê ngoài màng cứng cũng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và giảm khả năng co bóp tử cung, các cơ bắp khác cũng sẽ phải gánh chịu những hệ lụy không mong muốn, trong khi đó các cơ rất cần thiết cho việc đẩy thai nhi ra bên ngoài.
Bạn cũng có thể sẽ có cảm giác đau đầu trong thời gian này là bởi sự rò rỉ của chất lỏng của cột sống, Có khoảng dưới 1% chị em phụ nữ sẽ phải chịu đựng cảm giác này.
Ngoài ra bạn cũng có thể phải chịu đựng cảm giác run lẩy bẩy, ớn lạnh, buồn nôn hay khó đi tiểu cũng là hiện tượng mà bạn có thể phải đối mặt. Một số phụ nữ cũng cho biết rằng họ gặp khó khăn trong giai đoạn cho con bú vì lý do này.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Australia cho biết những sản phụ gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ luôn gặp một số vấn đề trong tuần đầu tiên sau khi sinh và thường sớm cai sữa cho bé.
Thủ phạm là chất fentanyl trong thuốc gây tê ngoài màng cứng. Chất này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và gây khó khăn cho việc thiết lập mối qua hệ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ai không nên gây tê màng cứng?
Mặc dù thủ thuật gây tê màng cứng có tác dụng giảm đau rõ rệt nhưng những bà bầu sau đây không nên áp dụng thủ thuật này:
-Người có chỉ số tiểu huyết cầu thấp
-Đang bị xuất huyết
-Mắc chứng nhiễm trùng máu
-Khi độ giãn nở của tử cung chưa mở được ít nhất 4 cm
-Nếu việc lâm bồn diễn ra quá nhanh và không đủ thời gian gây tê.
Với những kiến thức cơ bản nói trên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi quyết định liệu pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh nở.