VicoTas
Câu hỏi
avatar cochukg
25/06/2013 14:15

Ăn gì để phòng ngừa bệnh TRĨ?

Theo tìm hiểu và kinh nghiệm của mình việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh trĩ. Khoảng 50-60% dân số mắc bệnh này. Tuy vậy nếu ăn uống điều độ thì có thể phòng tránh được bệnh này. Mình cũng đã từng bị bệnh trĩ, nên đã tìm hiểu chia sẻ với mọi người.

1. Ăn nhiều rau xanh và chất xơ. Thường xuyên ăn mồng tơi, rau lang (khoai lang).--> phòng ngừa táo bón
2. Nên ăn nhiều rau sống như diếp cá, rau má...
3. Ăn nhiều hoa quả
4. Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày) giúp phòng chống táo bón.
5. Hạn chế ăn đồ cay nóng (tiêu, ớt ...)
6. Hạn chế uống rượu bia.

Ngoài ra
7. Tập đi đại tiện hàng ngày vào 1 giờ cố định --> giúp chống táo bón
8. Với những người công việc phải ngồi (đứng) nhiều, cần vận động đi lại lúc giải lao.
9. Vận động thể duc thể thao hoặc đi bộ 30p/ngày.

Tham khảo thêm tại: http://diendanchuakhoibenhtri.blogspot.com

(Mọi người cùng like ủng hộ nào ^^)



Danh sách câu trả lời (1)
avatar duongmanhduy 25/06/2013 14:15

Bệnh trĩ rất phổ biến. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn bị ngứa, rát, xuất huyết và đau thường báo hiệu bị bệnh trĩ.

May mắn là có các thuốc và thủ thuật hiệu quả để điều trị bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể chỉ cần tự điều trị và thay đổi lối sống.

Dấu hiệu và triệu chứng: thường phụ thuộc vào vị trí búi trĩ.

- Trĩ nội. Bạn không thể nhìn hoặc sờ thấy trĩ nội. Nhưng đau hoặc kích ứng khi đại tiện có thể gây tổn thương bề mặt mỏng manh của búi trĩ và chảy máu. Bạn có thể thấy một chút máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Vì niêm mạc phía trong thiếu các sợi thần kinh cảm giác đau, loại trĩ này thường không gây khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể có giảm giác đầy trực tràng sau khi đại tiện. Đôi khi, sự biến dạng có thể đẩy trĩ nội qua lỗ hậu môn. Nếu trĩ vẫn bị sa xuống, nó có thể gây đau liên tục, âm ỉ. Khi bị kích thích, nó có thể ngứa hoặc chảy máu.

- Trĩ ngoại. Loại trĩ này thường gây đau. Đôi khi có thể chảy máu nhiều trong trĩ ngoại và tạo thành cục máu đông (huyết khối), gây đau dữ dội và viêm. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu.

Nguyên nhân

Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm:

- Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài

- Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng

- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

- Béo phì

- Mang vác nặng

- Mang thai và sinh con

Điều trị:

Ở phần lớn các trường hợp, điều trị trĩ gồm các bước bạn có thể tự làm. Nhưng đôi khi cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thuốc:

Nếu bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kem, mỡ hoặc đệm không cần đơn chứa cây phỉ hoặc thuốc chống viêm tại chỗ chứa hydrocortison. Liệu pháp tại chỗ này, kết hợp với tắm nước ấm hằng ngày, có thể làm giảm triệu chứng.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác:

Nếu huyết khối hình thành trong trĩ ngoại, bác sĩ có thể dễ dàng cắt bỏ huyết khối bằng một đường rạch nhỏ, sẽ giảm đau nhanh chóng.

Đối với trĩ gây đau hoặc kéo dài, bác sĩ có thể khuyên:

Thắt búi trĩ. Thủ thuật đơn giản, ít đau này được thực hiện ở phòng khám, bệnh viện và có hiệu quả với phần lớn mọi người.

- Liệu pháp xơ hóa. Tiêm một dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ.

- Chiếu tia hồng ngoại. Chiếu tia hồng ngoại 1-2 giây cũng có thể làm ngừng tuần hoàn tới trĩ ngoại. Bạn có thể thấy nóng khi làm thủ thuật và xuất huyết nhẹ trong vài ngày.

- Liệu pháp laser. Trong thủ thuật này, một chùm laser làm bay hơi mô búi trĩ.

- Đông lạnh. Thủ thuật này làm lạnh mô tổn thương, ngừng tuần hoàn và phá hủy mô búi trĩ.

- Dòng điện. Dùng dòng điện làm co búi trĩ trong thủ thuật tương tự như quang đông hồng ngoại.

- Phẫu thuật. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc nếu bạn có búi trĩ lớn, bác sĩ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày - thời gian hồi phục dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.

Phòng ngừa:

- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc. Điều này sẽ làm phân mềm hơn và đại tiện dễ hơn, giúp giảm chèn ép có thể gây trĩ.

- Uống nhiều nước.

- Thử dùng chế phẩm bổ sung chất xơ. Nếu bạn dùng chế phẩm bổ sung chất xơ, phải đảm bảo uống ít nhất 8-10 cốc nước hoặc dịch khác mỗi ngày. Mặt khác, chế phẩm bổ sung chất xơ có thể gây táo bón hoặc làm cho táo bón nặng hơn. Từ từ thêm chất xơ vào chế độ ăn để tránh sinh hơi.

- Tập luyện. Tập luyện làm giảm lực ép lên tĩnh mạch, có thể xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu, và giúp ngăn ngừa táo bón. Tập luyện cũng có thể giúp giảm lượng cân thừa.

- Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

- Không nên căng thẳng. Căng thẳng và nín thở khi đại tiện làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đại tiện.

Tự chăm sóc:

Bạn có thể tạm thời giảm đau nhẹ, sưng và viêm ở phần lớn các đợt trĩ bằng các cách tự chăm sóc dưới đây:

- Bôi kem điều trị trĩ không cần đơn hoặc viên đạn chứa hydrocortison, hoặc dùng băng ép chứa cây phỉ hoặc thuốc tê tại chỗ.

- Giữ vùng hậu môn luôn sạch. Tốt nhất là hằng ngày rửa hoặc tắm nhẹ nhàng để làm sạch da quanh hậu môn bằng nước ấm. Xà bông là không cần thiết và có thể làm cho bệnh nặng hơn.

- Ngâm trong nước ấm vài lần mỗi ngày.

- Chườm đá hoặc đắp gạc lạnh lên hậu môn trong 10 phút tới 4 lần/ngày.

- Nếu trĩ bị sa xuống, đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào trong ống hậu môn.

- Dùng khăn ẩm hoặc giấy vệ sinh ướt sau khi đại tiện thay cho giấy vệ sinh khô.

Những cách tự chăm sóc này có thể làm giảm triệu chứng, nhưng chúng không làm cho búi trĩ mất đi. Hãy đi khám bệnh nếu bạn không thấy giảm bệnh trong vài ngày.

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Ngô Minh Tùng Nấm âm đạo có dễ bị ko?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

Hin Có ai biết về thực phẩm chức năng Thompson không, cho mình hỏi với

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

Lê Văn Tùng Vì sao có hiện tượng bóng đè?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Công dụng của thuốc ISOSORBIDEDINITRAAT - VASELINE CREME 1%FNA ?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Em có người nhà bi bệnh về Khớp, có cách luyện tập nào tốt cho những người bệnh đó không?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Chế độ dinh dưỡng sau đẻ mổ?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Cân nặng chuẩn của mẹ bầu và bé?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Hị.. chữa lẹo mắt thế nào ạ?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Bà bầu ăn cá quá nhiều có tốt không?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến việc có con?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Con gái thủ dâm có sợ bị vô sinh không?

Đăng lúc: 14:15 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Khả năng mang thai là bao nhiêu phần trăm nếu xuất tinh ngoài?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

Đức Vân Hỏi về bệnh Lậu?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Tập thể dục vào buổi sáng hay buổi chiều thì tốt hơn

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

MrTien Liệu e còn bị viêm không?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

MrTien Quan hệ bên ngoài và mặc đồ lót liệu có thai k?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Những thực phẩm chống ung thư da ?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Ăn gì giúp sản phụ dồi dào sữa?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Thực phẩm nào cần bổ sung khi mãn kinh?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Bà bầu “yêu” khi mang thai: Nên hay không nên?

Đăng lúc: 14:14 - 25/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

Rao vặt Siêu Vip