VicoTas
Câu hỏi
avatar phukequach
21/05/2013 07:57

Báo chí viết về chứng khoán

Không nhớ tên công ty, mã chứng khoán

Báo Kinh tế và Đô thị ngày 7-6, tác giả Trang Hà bình luận “Tiếp sau BMC là TTC tăng 16.000đ lên mức 336.000đ. Ở vị trí tiếp theo là SJS và NAV cùng tăng 10.000đ. CP của Cty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGH) ở vị trí thứ 5, với mức tăng 7.000 đồng/CP”.

Đúng ra là CTCP Cáp treo núi Bà Tây Ninh (TCT) tăng 16.000 đồng chứ không phải TTC, TTC là mã chứng khoán của CTCP Gạch men Thanh Thanh, còn SGH là mã chứng khoán của CTCP Khách sạn Sài Gòn tăng giá 7.000 đồng chứ không phải CTCP XNK Sa Giang với mã chứng khoán SGC. Nếu tác giả này mua cổ phiếu với giá đặt là “giá trần” hoặc “giá sàn” chứ không ghi mức giá cụ thể thì sẽ mua lộn cổ phiếu là cái chắc (*).

Cũng trong bài này, Trang Hà còn viết tiếp “Thông tin KDC (Kinh Đô) sáp nhập với KIDO không làm CP này tăng”. Thông tin chính xác là KIDO, NKD và TRI sẽ sáp nhập vào Kinh Đô.

Báo Tiền Phong ngày 16-1, tác giả Khánh viết “PVD tăng 11 ngàn đồng; SAM: 10 ngàn đồng/CP; KDE và BMI”.

Ở sàn TP.HCM không có mã chứng khoán nào là KDE, BMI, có lẽ tác giả muốn nói KDC, BMP. Viết như tác giả Khánh, đố ai biết KDE, BMI tăng giá bao nhiêu?

Thanh Niên tuần san tháng 10-2006, Ngọc Minh viết cổ phiếu REF xuyên suốt bài viết của mình, có lẽ tác giả nói đến cổ phiếu REE, một cổ phiếu niêm yết đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam mà ghi nhầm thì hết biết. Cuối bài viết, Ngọc Minh khuyên những nhà đầu tư mới chưa biếtbaochi01.jpg gì về chứng khoán nên mua trái phiếu REF, VNM, SAM, GMD nữa chứ!

Báo Thành Đạt tháng 6-2007, có đoạn “Công ty cổ phiếu chứng khoán Sài Gòn (SSI)”. Giám đốc của SSI nghe công ty mình được đổi tên chắc giựt mình.

Chưa có kiến thức về thị trường chứng khoán

Báo Kinh tế và Đô thị ngày 17-5, Hoàng Trang viết “hầu hết các cổ phiếu chủ chốt đều giảm giá rất mạnh như FPT (-18.000 đồng), NAV (-5.000 đồng)”.

NAV với khối lượng cổ phiếu lưu hành chỉ có 2,5 triệu, một con số rất nhỏ so với toàn thị trường nên không gọi NAV là cổ phiếu chủ chốt được và sự tăng giá hay giảm giá của NAV ảnh hưởng đến chỉ số VN Index không đáng kể.

Báo Tiền Phong ngày 16-1, tác giả Khánh viết “Chỉ số P/E (mức định giá được tính bằng tổng tài sản trên giá trị lợi nhuận)”.

Chỉ số P/E là tỷ số giữa giá (P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS). TTGDCK TPHCM tính EPS trong 4 quý gần nhất.

Báo CA TPHCM ngày 22-5, Trung Anh – Ngọc Anh viết “Hôm qua, giá FPT giảm thê thảm, mất đến 169.000 đồng (-45,43%)/cổ phiếu, xuống còn 372.000 đồng/cổ phiếu. Dù trước đó vài ngày, FPT công bố thành lập thêm Công ty Chứng khoán, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng vẫn không cứu vãn nổi đà “xuống dốc” của của cổ phiếu này. Đây cũng là mức giảm kỷ lục của thị trường đối với một cổ phiếu kể từ ngày thị trường ra đời đến nay”.

Tại TTGDCK TPHCM (HoSTC) biên độ dao động giá cổ phiếu nằm trong phạm vi ±5% nên khi một cổ phiếu giảm giá nhiều hơn 5% thì chắc chắn nguyên nhân giảm giá là do điều chỉnh kỹ thuật như trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng hay quyền mua cổ phiếu mới. Nhà đầu tư nào nắm giữ cổ phiếu FPT, không nắm rõ về thị trường chứng khoán và đọc bài này chắc khóc ròng vì giá cổ phiếu FPT “giảm thê thảm”. Ở đây, tác giả chưa rành về thống kê, với sự giảm 169.000 đồng thì FPT chỉ mất giá có (541-372)/541 = 31,24% còn tác giả tính 169/372 = 45,43% và không ai lại ghi “169.000 đồng (-45,43%)/cổ phiếu”. Dị chết được. Nếu tác giả này viết bài bình luận cho SJS vào ngày 15-1, chắc cổ đông của SJS bỏ ăn bỏ ngủ vì hôm đó là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:3, và kết quả giao dịch của ngày hôm đó là SJS giảm 538.000 đồng, tương đương -73,9%.

Thiếu chú ý đến diễn biến của thị trường

Báo Kinh tế và Đô thị ngày 21-5, Hoàng Hà viết “Cổ phiếu BMC tăng cả 5 phiên trong tuần, trong đó 3 phiên kịch trần, hầu hết các phiên đều được mua vét sạch, có số dư mua bằng 0”.

Sự thật là BMC tăng giá đến 14 phiên, trong đó 9 phiên gần nhất so với ngày 21-5 đều tăng trần; một cổ phiếu được mua vét sạch thì dư bán bằng 0 chứ!

Báo Thanh Niên ngày 13-6, Hoàng Ly viết “Đây cũng là lần đầu tiên khối lượng khớp lệnh của BMC đạt mức kỷ lục là 34.330 CP và vẫn còn dư bán”.

Tuy nhiên, cổ phiếu BMC có khối lượng giao dịch đạt mức cao nhất là 88.610 cổ phiếu vào ngày 11-6, diễn ra trước ngày 13-6.

Báo Thanh Niên ngày 10-6, Mai Phương viết “Chuỗi tăng giá liên tục của TCT chỉ bắt đầu từ tháng 5 đến nay”.

Thực tế, giá TCT tăng liên tiếp từ ngày 20-4 ở mức giá 88.000 đồng.

Báo Thanh Niên ngày 14-6, Ngọc Minh viết “Ngày 11.6, giá cổ phiếu BMC vẫn tăng 27 nghìn đồng so với ngày hôm trước, nhưng đến ngày 12.6 thì BMC đã giảm 28 nghìn đồng, mức giảm mạnh nhất trong các mã chứng khoán từ trước đến nay”.

Giá giảm mạnh nhất cũng chỉ trong phạm vi 5%, còn về số tuyệt đối thì thuộc về cổ phiếu FPT vào ngày 28-2, rớt 33.000 đồng/cổ phiếu.

Báo CA TPHCM ngày 22-5, Trung Anh – Ngọc Anh viết “Ngày 21-5, cổ phiếu BMC tăng 40.000 đồng/cổ phiếu, đạt 847.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá của BMC đã bỏ xa mức kỷ lục thời hoàng kim của FPT (đạt 700.000 đồng/cổ phiếu) và theo dự đoán đây chưa phải là mức cuối cùng”.

Thật ra cổ phiếu từng lập kỷ lục giá cao nhất là SJS với giá 728.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 11-1-2007, còn giá cao nhất của FPT chỉ đạt 665.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 27-2. Và dự đoán của tác giả về giá BMC là cảm tính và thiếu thông tin vì ngày 22-5 là ngày giao dịch không hưởng quyền cổ phiếu thưởng của BMC, tỷ lệ 1:2 nên giá BMC được điều chỉnh kỹ thuật, giảm 3 lần nên mức giá 847.000 đồng/cổ phiếu là mức giá cuối cùng và còn rất lâu mới có một phiếu phá kỷ lục này. baochi02.jpg

Nhận định phiếm diện

Báo Thanh Niên ngày 14-6, Ngọc Minh viết “nếu bán toàn bộ BMC thì số tiền thu được sẽ lên đến gần 2.400 tỉ đồng; chỉ tính lãi gửi ngân hàng theo mức lãi suất hiện tại cho số tiền đó, thì mỗi năm cũng thu được tới trên 235 tỉ đồng, gấp 6 lần mức vốn điều lệ hiện tại hay là lãi 600%/năm.”

Thật ra, BMC có số lượng cổ phiếu là 1.311.400 cổ phiếu, giá cao nhất nếu quy về lúc chưa chia tách là 1.725.000 đồng/cổ phiếu thì vốn hóa của BMC là 2.262 tỷ đồng chứ không phải 2.400 tỷ đồng như tác giả đã nêu. Tác giả so sánh rất lạ, vì theo tác giả phân tích thì FPT nên bán hết cổ phiếu của mình vào ngày 27-2 (giá cổ phiếu FPT đạt đỉnh 665.000 đồng/cổ phiếu) được 40.400 tỷ đồng, ngừng hoạt động và lấy tiền gửi ngân hàng cho khỏe vì một năm cũng thu về 3.959 tỷ đồng, gấp 6,5 lần vốn điều lệ và gấp 7,38 lần lợi nhuận năm 2006 của FPT. Theo cách đó, có phải tất cả các công ty nên bán hết cổ phiếu của mình rồi gửi ngân hàng sẽ tốt hơn cong lưng ra sản xuất kinh doanh? Thật ra, giá cổ phiếu có được là nhờ công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả và được nhà đầu tư tin tưởng, kỳ vọng còn nếu công ty ngừng hoạt động thì giá cổ phiếu sẽ chẳng còn như vậy.

Chú thích:

(*): tại Công ty cổ phần chứng khoán Đại Việt (DVSC), nhà đầu tư chỉ cần ghi mã cổ phiếu và giá trần hoặc giá sàn là có thể mua bán cổ phiếu được.
(**): Các đoạn in nghiêng trong bài viết này được trích nguyên văn trên báo

Danh sách câu trả lời (1)
avatar MrCuong 21/05/2013 07:57
Theo mình báo Thanh niên viết vậy chỉ đến tính đến việc định giá cổ phiếu thôi, giả sử như ban giám đốc BMC chỉ bán một nửa hay một phần ba số cổ phiếu của họ thôi thì sao đây hoặc thậm chí 1/5 thì sao, sự phân tích của báo Thanh niên chỉ nhằm nói đến sự lên giá phi lý của BMC mà thôi. Tương tự như vậy cổ phiếu của AGF mà mình mới phân tích kết quả lợi nhuận kinh doanh 2 quý đầu năm tăng khoảng 61% so với 2 quý đầu năm 2006, với cách phân tích như của báo Thanh niên thì nếu AGF bán toàn bộ số cổ phiếu đi với giá hiện nay và đem gửi ngân hàng thì mỗi năm công ty sẽ thu được lợi nhuận khoảng 74 tỉ đồng, như vậy với tốc độ tăng lợi nhuận như thế công ty chỉ mất khoảng 2 năm là đạt được (lợi nhuận năm 2006 của AGF là 46 tỉ đồng). Từ sự phân tích trên ta thấy giá cổ phiếu của AGF được định giá gần đúng với giá trị thật nhất còn cổ phiếu của BMC và FPT thì có vẻ như đã xa giá trị thật của nó...
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
nophoto Nội Dung phiếu bầu cử của ĐHCĐ gồm những mục nào?

Đăng lúc: 07:57 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Giá trị quyền sử dụng đất khi CPH DNNN?

Đăng lúc: 07:57 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Cách Tạo User Account bảo mật ?

Đăng lúc: 07:57 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Củ Chuối Hỏi một số câu hỏi liên quan đến TC - TT

Đăng lúc: 07:57 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Vốn trong hay vốn ngoài?

Đăng lúc: 07:57 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Thẩm Định giá Bất động sản

Đăng lúc: 07:57 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Trao đổi thêm về thẩm định giá bất động sản

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hỏi về Microsoft Outlook

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Xin giúp tôi tìm sách

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Đức Cảnh Tài liệu về UCP 600

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hai câu hỏi vể căn bệnh của Computer

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Chuyển đổi doanh nghiệp từ TNHH sang CTCP

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Các lý thuyết động viên

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Hin Abraham Maslow

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Cần thông tin thống kê TTCK

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Tính toán vốn đầu tư

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Định biên nhân sự

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Phân tích kỹ thuật - đối phó với ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Lãi Suất Bình Quân

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Mối quan hệ giữa thương hiệu và cổ phiếu

Đăng lúc: 07:56 - 21/05/2013 trong Câu hỏi khác

Rao vặt Siêu Vip