
Bệnh lậu lây qua những đường nào?
1. Quan hệ tình dục: 95% người mắc bệnh lậu thông qua đường tình dục, bao gồm hoạt động giao hợp, hôn, tiếp xúc cơ thể. Chúng ta đều biết rằng, phần niêm mạc da của bộ phận sinh dục rất mỏng manh, bên dưới có mạng lưới huyết quản rất phong phú, khi giao hợp ở trạng thái phấn khích cực độ, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị xước da do cọ xát, cào cấu, dù chỉ là một vết xước rất nhỏ. Tuy nhiên, cũng là điều kiện đủ để vi khuẩn lậu xâm nhập vào bên trong cơ thể.
2. Lây truyền tiếp xúc gián tiếp: sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc bệnh lậu như: quần áo, chăn đệm, vật dụng, bồn cầu vệ sinh, khăn tắm đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, những người có tiếp xúc gần gũi với người bệnh lậu, trong trường hợp trên người có vết xước rất nhỏ nếu tiếp xúc với đồ dùng có vi khuẩn lậu thì khả năng bị lây bệnh lậu và điều hoàn toàn có thể xảy ra.
3. Lây nhiễm qua đường máu: bệnh lậu có giai đoạn ủ bệnh, người mắc bệnh lậu trong giai đoạn này hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu biểu hiện bệnh lâm sàng nào, tuy nhiên nếu như người bình thường hoặc bệnh nhân khác được truyền máu từ nguồn máu của người mắc bênh lậu thì sẽ bị nhiễm bệnh.
4. Lây từ mẹ sang con: thai phụ mắc bệnh lậu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng không triệt để, thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền qua thai nhi thông qua hệ thống tuần hoàn, dẫn đến hậu quả, trẻ sinh ra đã mắc bệnh lậu.
5. Trẻ nhiễm bệnh lậu qua đường sản: trong trường hợp sinh thường, trẻ ra đời thông qua cửa mình của người mẹ, tuy nhiên tại bộ phận cửa mình (âm đạo) có rất nhiều vi khuẩn lậu, vi khuẩn này sẽ lây sang trẻ sơ sinh, làm cho trẻ mắc bệnh lậu ngay sau khi ra đời.

Bài viết rất hay. Bạn cho tôi hỏi có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh này không? Cảm ơn bạn!