
Cách bóp côn Exciter côn?

Bóp côn hay âm côn thì bờm không biết, tiếng lóng dân đia phương gọi, chỗ gọi thế này chỗ gọi thế khác
bờm chỉ chia sẻ chút ít kinh nghiệm về việc chạy xe côn tay..
trước giờ bờm đi rất nhiều xe côn tay, chiếc xe đầu tiên của bờm đi học là 67
học xong ra đi làm thì mua Fx (lúc đó cũng gần 40tr)
làm 1 thời gian thì mua SF400 và Shadow 400
làm thêm 1 thời gian nữa thì... bán Shadow 400 mua Haya...te (muốn mua Hayabusa lắm mà không mua nổi, mới mua đc 2 chữ thôi)
không phải bờm khoe khoang, mà để các bạn biết bờm đã nhiều năm gắn bó với xe côn tay
1. chỉnh côn cho phù hợp:
- không nên chỉnh côn tay căng quá: bóp rất nặng, rất mệt khi kẹt xe, phản xạ và kiểm soát sự lăn bánh của xe kém (VD như leo lên thềm, vượt qua vũng bị mắc kẹt...) và 1 điều chắc chắn là dây côn mau bị đứt hơn (vì thường xuyên bị kéo căng)
- cách canh cho phù hợp (theo kinh nghiệm của bờm): leo lên xe, nổ máy, bóp côn khoảng 20s (buổi sáng cũng nên làm như vậy để nhớt vào đc giữa những lá bố, tránh tình trạng nổ máy chạy liền sẽ làm cho bố nhanh bị mòn, chai)
sau đó vẫn bóp côn, vào số 1, vẫn giữ côn và chỉnh ốc tăng giảm côn sao cho côn nhẹ nhất mà xe không bị chết máy
nếu làm như vậy, khi chạy xe, côn sẽ rất nhẹ, mà khi thả côn 1 khoảng nhỏ là bố nồi bắt liền
2. tránh ép côn:
- ép côn là tình trạng cắt côn không hoàn toàn, bóp côn lưng lửng
- hại: tình trạng này kéo dài sẽ làm cháy lá bố, nồi sẽ không bắt tốt nữa
- ưu: khả năng vượt dốc, lún, leo thềm của xe tăng lên
VD như đang chạy lên dốc hay chở nặng mà xe sắp chết máy thì chỉ cần hơi bóp côn và rồ ga là xe vượt đc
3. Kinh nghiệm:
- bóp côn nổ máy vài giây cho nhớt vào đc các khe giữa những lá bố trước khi vào số để chạy
- luôn luôn về số thấp khi chạy tốc độ thấp, khi dừng đèn đỏ phải về số 1 để đề-pa, không nên dùng số 2
- khi giảm ga nên bóp hết côn cho xe chạy trớn, lúc này nhớt sẽ bôi trơn, làm sạch và làm mát bề mặt các lá bố
- khi sang số mà bị kẹt, nặng thì đứng cố dùng sức đạp mạnh, mà khi sang số chỉ cần ấn nhẹ cần số, khi thấy khựng lại thì chỉ cần nhả nhẹ côn là có thể sang số liền. Xe bây giờ hộp số dày nên không đáng ngại lắm, chỉ làm giảm tuổi thọ hộp số, còn 67 hồi xưa mà dùng sức đạp quá là bể hộp số luôn.
** Tại sao bóp côn thì nhớt vào đc khe giữa các lá bố để bôi trơn, làm sạch, làm mát...?
theo kết cấu kỹ thuật, khi ta bóp côn vào, thì sẽ có 1 tay đòn đẩy các lá bố rời ra, tức là giữa các lá bố có khe hở. Còn khi không bóp côn, thì lò xo nồi sẽ ép các lá bố lại với nhau. Dưới lực ép đó, lực ma sát sẽ truyền chuyển động từ động cơ sang hộp số, để truyền đến bánh xe.
(tâm bờm)
Thank bác đã chỉ kinh nghiệm đi xe của mình cho mọi người đều biết có cái mình muốn hỏi thêm là cắt côn hoàn toàn có hại hay là ko hại nếu để xe tốc độ cao chạy trớn nhìu thì máy móc sẽ như thế nào.......vấn đề này thấy bác chưa đề cập tới.

Bóp côn hay âm côn thì bờm không biết, tiếng lóng dân đia phương gọi, chỗ gọi thế này chỗ gọi thế khác
bờm chỉ chia sẻ chút ít kinh nghiệm về việc chạy xe côn tay..
trước giờ bờm đi rất nhiều xe côn tay, chiếc xe đầu tiên của bờm đi học là 67
học xong ra đi làm thì mua Fx (lúc đó cũng gần 40tr)
làm 1 thời gian thì mua SF400 và Shadow 400
làm thêm 1 thời gian nữa thì... bán Shadow 400 mua Haya...te (muốn mua Hayabusa lắm mà không mua nổi, mới mua đc 2 chữ thôi)
không phải bờm khoe khoang, mà để các bạn biết bờm đã nhiều năm gắn bó với xe côn tay
1. chỉnh côn cho phù hợp:
- không nên chỉnh côn tay căng quá: bóp rất nặng, rất mệt khi kẹt xe, phản xạ và kiểm soát sự lăn bánh của xe kém (VD như leo lên thềm, vượt qua vũng bị mắc kẹt...) và 1 điều chắc chắn là dây côn mau bị đứt hơn (vì thường xuyên bị kéo căng)
- cách canh cho phù hợp (theo kinh nghiệm của bờm): leo lên xe, nổ máy, bóp côn khoảng 20s (buổi sáng cũng nên làm như vậy để nhớt vào đc giữa những lá bố, tránh tình trạng nổ máy chạy liền sẽ làm cho bố nhanh bị mòn, chai)
sau đó vẫn bóp côn, vào số 1, vẫn giữ côn và chỉnh ốc tăng giảm côn sao cho côn nhẹ nhất mà xe không bị chết máy
nếu làm như vậy, khi chạy xe, côn sẽ rất nhẹ, mà khi thả côn 1 khoảng nhỏ là bố nồi bắt liền
2. tránh ép côn:
- ép côn là tình trạng cắt côn không hoàn toàn, bóp côn lưng lửng
- hại: tình trạng này kéo dài sẽ làm cháy lá bố, nồi sẽ không bắt tốt nữa
- ưu: khả năng vượt dốc, lún, leo thềm của xe tăng lên
VD như đang chạy lên dốc hay chở nặng mà xe sắp chết máy thì chỉ cần hơi bóp côn và rồ ga là xe vượt đc
3. Kinh nghiệm:
- bóp côn nổ máy vài giây cho nhớt vào đc các khe giữa những lá bố trước khi vào số để chạy
- luôn luôn về số thấp khi chạy tốc độ thấp, khi dừng đèn đỏ phải về số 1 để đề-pa, không nên dùng số 2
- khi giảm ga nên bóp hết côn cho xe chạy trớn, lúc này nhớt sẽ bôi trơn, làm sạch và làm mát bề mặt các lá bố
- khi sang số mà bị kẹt, nặng thì đứng cố dùng sức đạp mạnh, mà khi sang số chỉ cần ấn nhẹ cần số, khi thấy khựng lại thì chỉ cần nhả nhẹ côn là có thể sang số liền. Xe bây giờ hộp số dày nên không đáng ngại lắm, chỉ làm giảm tuổi thọ hộp số, còn 67 hồi xưa mà dùng sức đạp quá là bể hộp số luôn.
** Tại sao bóp côn thì nhớt vào đc khe giữa các lá bố để bôi trơn, làm sạch, làm mát...?
theo kết cấu kỹ thuật, khi ta bóp côn vào, thì sẽ có 1 tay đòn đẩy các lá bố rời ra, tức là giữa các lá bố có khe hở. Còn khi không bóp côn, thì lò xo nồi sẽ ép các lá bố lại với nhau. Dưới lực ép đó, lực ma sát sẽ truyền chuyển động từ động cơ sang hộp số, để truyền đến bánh xe.
(tâm bờm)