
Cách phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường?

Kiểm soát tốt đường huyết là điều hết sức quan trọng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đái tháo đường như là bệnh về mắt (cụ thể gây mù); bệnh thận (suy thận, chạy thận nhân tạo), tổn thương thần kinh, loét và hoại tử chi, bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại biên. Những biến chứng như vậy có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và làm tăng chi phí điều trị.
{reg} Đái tháo đường (ĐTĐ) có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nào?
Có tới 50% bệnh nhân ĐTĐ bị tử vong ở lần nhồi máu cơ tim đầu tiên, do vậy phòng ngừa tiên phát các biến chứng tim mạch là một trong những mục tiêu điều trị chính ở các bệnh nhân ĐTĐ. Bên cạnh tăng đường máu, các bệnh nhân ĐTĐ thường có một số bất thường khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tình trạng tăng đông máu... Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bao gồm: Tiền sử hút thuốc lá, tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên; Khám lâm sàng đánh giá mạch ngoại biên; Đo huyết áp mỗi lần thăm khám; Định lượng lipid máu lúc đói ít nhất mỗi năm 1 lần; Định lượng albumine niệu hay đạm niệu ít nhất mỗi năm 1 lần; Các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có các triệu chứng bệnh động mạch vành không điển hình do vậy nên làm điện tâm đồ lúc nghỉ cho tất cả các bệnh nhân.
Liệu pháp thay đổi lối sống
Cai thuốc lá: Luôn cố gắng động viên bệnh nhân ĐTĐ ngừng hút thuốc.
Liệu pháp dinh dưỡng: Bên cạnh việc duy trì một trọng lượng cơ thể tối ưu và kiểm soát chặt chẽ đường máu, mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng còn nhằm làm giảm lượng lipid máu và giảm huyết áp.
Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.
Kiểm soát trị số huyết áp
Tăng huyết áp rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bị các biến chứng vi mạch (bệnh võng mạc và bệnh thận) cũng như các biến chứng tim mạch (đột quỵ, bệnh động mạch vành và mạch máu ngoại biên). Mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 130/80 mmHg. Thay đổi lối sống và dùng thuốc được áp dụng cho các bệnh nhân có huyết áp trên 130/80 mmHg. Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác dụng phụ. Có 5 nhóm thuốc thông dụng điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân ĐTĐ bao gồm thuốc lợi tiểu, chẹn bêta giao cảm, chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
Điều trị rối loạn lipid máu
Các bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra lipid máu, bao gồm LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng 1 lần. Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100 mg/dl), triglycerid dưới 2,3 mmol/l (200 mg/dl) và HDL-C là 1,0 mmol/l (40 mg/dl).
Để phòng ngừa các biến chứng tim mạch cần ưu tiên đạt nồng độ LDL-C mục tiêu trước. Sau đó là nồng độ HDL-C và triglycerid. Có một ngoại lệ là những bệnh nhân có nồng độ triglycerid trên 4,5 mmol/l (400 mg/dl) sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp. Với các bệnh nhân này, điều trị ưu tiên lại là làm giảm nồng độ triglycerid xuống để phòng ngừa viêm tụy cấp và thuốc fibrat nên được ưu tiên lựa chọn. Các bệnh nhân ĐTĐ còn lại có LDL trên 2,6 mmol/l (100 mg/dl), thuốc được ưu tiên lựa chọn là statin. Điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Liều thuốc được tăng dần đến khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu. Statin cũng làm giảm nồng độ triglycerid và làm tăng HDL-C. Nếu HDL-C vẫn thấp (dưới 1,0 mmol/l hay 40 mg/dl) sau khi đạt được nồng độ LDL-C mục tiêu bằng statin, việc điều trị phối hợp có thể cân nhắc ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh động mạch vành. Sự kết hợp statin với fibrat làm tăng nồng độ HDL-C nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm cơ vân, do vậy nên thận trọng.
Điều trị tình trạng tăng đông
Tình trạng tăng đông ở bệnh nhân ĐTĐ có thể ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Điều trị bằng aspirin có lợi trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân ĐTĐ. Liều điều trị nên lựa chọn là liều có hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất. Các bệnh nhân trên 45 tuổi hay những người có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, đột quỵ hay bệnh mạch máu ngoại biên) nên được điều trị bằng aspirin 75-100 mg/ngày. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với aspirin, các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu khác như clopidogrel 75 mg/ngày có thể được dùng thay thế ở các bệnh nhân có nguy cơ cao.
(Theo TS.BS. Nguyễn Quang Tuấn - SK&ĐS)


Bệnh tiểu đường có một sô triệu chứng thường găp là:suy nhược, thèm ăn, sụt cân , tiểu nhiều, buồn nôn, khát nươc, đau bụng và yếu. Khi bạn bị tiểu đường nặng , một trong những triệu chứng có thể thấy là là hiện tương lỡ loét chân tay, và bị biến chứng khác như tim mạch, suy gan,tai biến ,….
-Nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng hệ miễn dịch và nội tiết. Nó phá hủy toàn bộ các tế bào bêta, điều này làm ảnh hưởng đến số lượng , chất lượng và tác dụng của insulin trên tuyến tụy trong cơ thể.
-Sản phẩm Noni juice có tác dụng trên tuyến tụy và hệ miễn dịch, noni giúp điều hòa hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách củng cố các hệ cơ quan đã hoạt động chậm chạp. Noni làm vững chắc và duy trì cấu trúc tế bào, Noni juice giúp các tế bào bệnh tự sữa chữa và phục hồi.Cuối cùng, Noni juice giúp tăng khả năng kích thích cơ thể sản xuất scopoletin và gián tiếp tạo ra nitric oxide giúp tuần hoàn mô và thị giác .
-Một lưu ý là khi bạn đang tiêm insulin thì không nên sử dụng Noni juice.
Bạn hãy liên hệ với mình để biệt thêm Noni juice nhé,
CÔNG TY TNHH TAHITIAN NONI
16, TRƯƠNG ĐỊNH , QUẬN 3, TP.HCM.
ĐIỆN THOẠI: A.DUY-0913828131
Email: hoaiduynoni@yahoo.com.vn

KIỂM TRA HUYÊT ÁP THƯỜNG XUYÊN
Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số huyết áp không nên vượt quá 135/85 mm Hg.
Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì thường không thấy có biểu hiện triệu chứng. Đa số các trường hợp, bệnh được phát hiện ngẫu nhiên trong kiểm tra sức khoẻ, một số ít trường hợp được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với các biểu hiện triệu chứng khác nhau, tình trạng sức khoẻ giảm sút trầm trọng.
Khuyến cáo nên kiểm tra huyết áp tối thiểu 1 lần/tháng, thậm chí cả khi huyết áp không vượt quá 135/85 mm Hg và bạn vẫn cảm thấy khoẻ mạnh bình thường.
2. KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
Nếu bị thừa cân thì nguy cơ bị bệnh huyết áp cao ở bệnh nhân bị tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Nếu tích mỡ chủ yếu tập trung ở bụng-béo bụng (đặc biệt là ở phụ nữ) thì nguy cơ càng cao. Béo bụng ở phụ nữ là dấu hiệu của hội chứng chuyển hoá.
Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra cân nặng, nếu cân nặng vượt quá tiêu chuẩn sinh lý thì phải áp dụng các biện pháp ăn uống và tập luyện để giảm cân về mức hợp lý.
3. DUY TTRRIF CHẾ ĐỘ DINH DƯỜNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
Trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế tối đa bánh kẹo ngọt và đường, không ăn thịt mỡ, không ăn quá 3 quả trứng/tuần và ăn cách ngày, ăn đủ chất tinh bột, chất đạm, uống sữa không béo (đã tách bơ), đặc biệt là tăng cường ăn rau, trái cây. ăn nhiều trái cây và rau quả, ăn gạo lựt, bánh mỳ đen sẽ giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường vì chúng chứa nhiều vitamin C và E và chất xơ là những chất giúp cơ thể loại bỏ bớt LDL-cholesterol (cholesterol xấu) - là nguyên nhân gây bệnh tim mạch.
4. HẠN CHẾ TỐI ĐA SỬ DỤNG MUỐI TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN
Ăn thức ăn mặn sẽ dẫn đến giữ nước trong cơ thể và tăng khối lượng máu lưu thông, kết quả là tăng huyết áp. Cố gắng từ bỏ thói quen ăn mặn (dùng không quá 6 gam muối ăn/ngày), Thậm chí khuyến cáo không dùng muối ăn vì trong rau quả và gạo đã chứa một lượng natri đảm bảo tương đối nhu cầu của cơ thể.
5. KHÔNG DÙNG NƯỚC CHÈ CÀ PHÊ ĐẶC
Vì chúng làm tăng huyết áp. Sau khi uống một cốc cà phê huyết áp có thể tăng thêm 5 mm Hg.
Ảnh hưởng của chất caffein sẽ đạt đỉnh điểm sau 30-60 phút sử dụng. Caffein còn chứa trong sôcôla, nước coca-cola, bột ca cao, chè. Bệnh nhân tiểu đường tốt nhất là tránh sử dụng tất cả các thứ đồ này.
6. TÂPFJ LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO THƯỜNG XUYÊN
Chủ yếu sử dụng các bài tập luyện rèn sức bền chung như đi bộ nhanh, bơi và chạy bước nhỏ.
Các bài tập này giúp cải thiện lưu thông máu, cải thiện trạng thái chức năng của hệ thống tim mạch, hô hấp. Đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ còn có tác dụng giảm béo tuyệt, bởi khi thực hiện các bài tập này quá trình cung cấp năng lượng cho cơ thể đa phần do đốt cháy mỡ.
Các bài tập này tác động lên các yếu tố gây bệnh như xơ vữa động mạch (giảm hàm lượng cholesterol máu), giảm cân ở những người bị thừa cân, giảm huyết áp; nâng cao sức khoẻ; điều hoà lượng đường glucose trong máu thông qua việc tăng cường chuyển hoá glucose, cải thiện sử dụng glucose của các tổ chức mô, đặc biệt là của hệ thống cơ
7. KHÔNG HÚT THUỐC LÁ
Thuốc lá làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tim mạch, đặc biệt là ở bệnh nhân tim mạch có tiểu đường thì nguy cơ này tăng gấp đôi.
8. BIẾT CÁCH KIỂM SOÁT STRESS
Giữa stress và bệnh huyết áp cao có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý người ta thường cảm thấy đau đầu, mặt nóng bừng, thậm chí đau nhói ở ngực, đó chính là biểu hiện huyết áp tăng cao, bởi vậy nếu con người thường xuyên trong trạng thái stress thì không thể tránh khỏi bệnh huyết áp cao.
Nên tránh những lo toan, căng thẳng không cần thiết. Nếu thấy căng thẳng cần phải áp dụng các biện pháp giải toả ngay (nghe nhạc nhẹ, đi dạo, tập thể thao, tăng thời gian ngủ nghỉ…).
Trong trường hợp bệnh nhân huyết áp cao kết hợp có tiểu đường, thì việc điều trị huyết áp cao phải thận trọng. Không dùng các thuốc lợi tiểu, chọn thuốc hạ huyết áp không gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường máu, không tự ý dùng các loại thảo dược, và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đã trình bày ở trên.


Bạn có thể tham khảo cách này ngày ăn: sáng 1 gói MIN 21 gram và trưa ăn 1 gói UMI 21 gram. Uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày: 0.4lít/10kg trọng lượng cơ thể (Ví dụ người 60kg nên uống 2,4lít nước/ngày, uống đều trong ngày). Sau 3 tháng chỉ số sinh hoá sẽ trở lại bình thường.
Thân mến: Ngọc Bích- 0987 958 644