
Chồng ngủ ngáy, ''xử lý'' ra sao?
Rõ khổ cho cái thân mình các mẹ ạ, càng ngày chồng mình càng ngáy (kéo gỗ) một cách quá quắt làm mình bị tra tấn giấc ngủ, vốn mình đi vào giấc ngủ chẳng dễ tý nào, chồng mình ngáy to đến nỗi lắm hôm con mình thức giấc đấy là nó còn ngủ phòng riêng chứ ngủ chung thì còn tèo nữa. Trước mắt mình chỉ có hai cách để chống ngáy cho chồng mình nhưng đều thất bại
1. Ngủ nắm ngửa, nhưng than ôi anh chồng lại ưa nằm ghé, hay giãy giụa như con sâu ý. Chả nhẽ em lại đóng đinh như chúa Jê - su.
2. Thứ hai: dùng thuốc xịt hai hộp : 1 mũi, một họng (22 euros cho 04 tuần bình yên) thế mà mình chả được bình yên một tối nào cả. Trông tờ giấy ghi là 9/10 người đều thành công với loại thuốc xịt này. Thế mà chồng mình xịt vào chưa được 03 phút đã ngáy như sấm. Nhiều hôm, bị xì trét quá mình còn đề nghị dọn dường cho con trai mình ngủ sau này (hiện giờ nó đang ngủ dường cũi) để mình ngủ riêng nhưng anh trai không đồng ý. Thế là thôi đành doạ nạt hắn ta trước khi đi ngủ là nếu ngáy là tát cho không thương tiếc, biết thân phận khi mình đập đập lại giật nảy mình cua lấy lọ thuốc xịt, xịt lấy xịt lể.
Các mẹ ơi, mình hết cách rồi, có ai có kinh nghiệm trong vụ này cứư mình với. Ai biết ở đâu (trên mạng cũng được) bán các dụng cụ hay gì gì đấy để chống kéo gỗ cho mình với. Đội ơn các mẹ nhiều

Khi ngủ, phần mềm của hàm ếch và lưỡi nhỏ sẽ chùng xuống và rung lên mỗi lần không khí chạy qua, gây nên tiếng ngáy. Một số nguyên nhân dẫn đến ngáy khi ngủ:
- Hút thuốc lá làm cho niêm mạc ở cuống họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí.
- Bệnh viêm xoang và nghẹt mũi mãn tính khiến người bệnh phải thở bằng miệng.
- Uống rượu và dùng thuốc ngủ nhiều.
- Khi béo mập, các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí. Ở người béo, cổ bạnh hoặc giáp trạng bị viêm sưng cũng dễ bị ngủ ngáy.
- Trong gia đình có nhiều người ngáy khi ngủ.
Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày...
Cách chữa trị:
- Giảm cân nếu là người béo phì.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa để giảm cân nặng vừa tăng oxy cho não.
- Tránh uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ
- Không nên dùng thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống.
- Tránh ăn nhiều vào bữa tối.
- Cần chữa dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng.
- Khi ngủ, nằm ngủ nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.
- Nếu xuất hiện các biến chứng ở tim và phổi, người bệnh cần được đeo máy bơm không khí cao áp, đưa không khí vào mũi và phổi, giúp thở được bình thường.
- Có thể dùng một dụng cụ nha khoa làm cho hàm ếch không chùng xuống và lưỡi nhỏ không bít khí quản.
- Nếu bệnh quá nặng, cần phẫu thuật bằng laser, đốt các phần mềm cuống họng. Thủ thuật này rất nhanh mà không cần gây mê, chỉ điều trị khoảng 3-5 lần là có hiệu quả

Có mấy cách để "sống chung với lũ" mà em rút ra được sau mấy năm ngủ chung với mamy em đây:
- Dùng bông (lấy miếng bông tẩy trang, gập đôi lại rồi cuộn tròn nhét vào tai là vừa nhất)
- Cố gắng đi ngủ trước khi người kia ngủ, như thế đến lúc người kia ngáy thì mình đã ngủ trc rồi. Đến lúc này nhờ bông bịt tai từ trước nên nếu người kia ngáy ko quá to và mình cũng ko dễ bị đánh thức quá thì sẽ rất có hiệu quả.
- Nếu bị đánh thức bởi tiếng ngáy thì dùng cách như mẹ nào trong này đã nói là hãy lay người kia, để người ta thay đổi tư thế nằm sẽ bớt "làm ồn" một lúc đấy.
Nói chung là đến giờ này em thấy mấy cách trên rất hiệu quả. Thậm chí em còn quen đi ngủ là phải lấy bông bịt tai lại rồi, chẳng ảnh hưởng gì mà lại được ngủ rất ngon do ko bị tiếng động đánh thức nữa.

Nguyên nhân
Ngáy có thể được gây ra bởi một mô mỡ lớn dày cộm lên trong cổ họng và miệng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí. Kích thước mô tăng khi trọng lượng cơ thể tăng, đó là lý do tại sao những người thừa cân có nguy cơ mắc bệnh ngáy cao hơn.
Những người uống rượu hoặc thuốc an thần trước khi ngủ có thể ngáy trong lúc ngủ vì các mô trong cổ họng và miệng bị giãn nhiều hơn.
Ngoài ra, với một số người, ngáy có thể là triệu chứng của một loại rối loạn giấc ngủ có tên gọi là ngưng thở khi ngủ.
Ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm
Phụ nữ mang thai có thể bắt đầu bị ngáy trong ba tháng giữa của chu kỳ bầu bí. Nguyên nhân là do sự tăng huyết áp, một điều rất nguy hiểm khi mang thai. Vì vậy, nếu phụ nữ mang thai xuất hiện hiện tượng ngáy thì cần sớm được kiểm tra huyết áp.
15% trẻ em ngáy do amiđan và vòm họng mở rộng. Những trẻ em mắc bệnh ngáy thường có chỉ số thông minh thấp hơn và các vấn đề hành vi cao hơn những đứa trẻ không ngáy khác. Nếu trẻ ngáy 2-3 lần/tuần, thì nên đưa trẻ đến bác sỹ khám sớm.
Ngáy có thể điều trị thông qua sự kết hợp thay đổi lối sống bao gồm:
- Giảm cân
- Tránh hút thuốc lá
- Ngủ nằm nghiêng
- Không nên dùng thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống.
- Điều trị tắc nghẽn cổ họng và miệng
Thuốc xịt: Những loại thuốc xịt theo toa bạn có thể mua để làm ngừng ngáy.
Máy lọc khí: Thay đổi không khí trong phòng ngủ có thể có ích trong trường hợp bạn bị ngáy là do tắc nghẽn bởi các chất gây dị ứng trong không khí.
Các bài tập cho miệng và họng: Bài tập để mở miệng, họng và hở răng hàm có thể giúp một số người điều trị chứng ngáy.