
Có cách nào chữa trị bệnh tay bị xước móng :P ?
![[:-*]](/images/wys/yahoo_kiss.gif)
![[:-*]](/images/wys/yahoo_kiss.gif)
![[:-*]](/images/wys/yahoo_kiss.gif)
![[:-*]](/images/wys/yahoo_kiss.gif)

Chúng ta thường phớt lờ hiện tượng xước móng rô ở trẻ vì cho rằng do trẻ nghịch ngợm gây ra xây xát. Nhưng tình trạng sức khỏe thể hiện trên móng tay có thể do bé thiếu vitamin C và acid folic.
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, có tác dụng làm tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt canxi.
Thiếu vitamin C còn có các triệu chứng đi kèm như: viêm lợi, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da; vết thương lâu lành. Trẻ sẽ mệt mỏi, biếng ăn, giảm sức đề kháng, thiếu máu…
Sự thiếu hụt acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính), có liên quan đến giảm số lương bạch cầu, làm chậm quá trình tái tạo mô và như vậy ảnh hưởng đến sự phát triển màng nhày ruột. Trẻ sơ sinh và nhũ nhi sự tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng.
Bạn cần cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luôn có trái cây và rau xanh trong thực đơn hàng ngày.
- Một số loại rau, trái cây giàu vitamin C như: bưởi, cam, quýt, dưa bở, rau cải bắp, súp lơ, ớt đỏ, nho Hy Lạp, cải Brussel, cây mùi tây (ngò tây), khoai tây, quả chua và dâu tây là những nguồn vitamin C dồi dào.
- Thực phẩm giàu acid folic như: các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, nước cam ép, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ...).
Khi trẻ bị xước móng rô bên cạnh việc phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bạn còn phải chú ý vệ sinh tay bé thật sạch, dùng kíp cắt các vết xước và bôi thuốc mỡ cho mềm vết xước và mau lành.

Xước măng rô là hiện tượng thường gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Xước măng rô thường xuất hiện ở rìa móng tay, nhiều khi gây đau, rát, khó chịu và ảnh hưởng đến công việc của người bệnh. Nguyên nhân gây xước măng rô có thể do cơ thể thiếu vitamin C hoặc có thể do trong quá trình làm việc nội trợ hằng ngày, tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa nên da dễ bị khô, bong tróc. Để khắc phục tình trạng này, chị nên bổ sung vitamin C cho cơ thể, ăn nhiều cam, chanh, bưởi… và nên chọn chất tẩy rửa có độ kiềm nhẹ, không gây hại cho da tay, đi găng tay khi phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, xà phòng. Ngoài ra, nếu muốn giữ da tay luôn khỏe mạnh, chị nên thường xuyên ngâm tay nước muối ấm vào buổi tối và sử dụng sữa dưỡng da có tác dụng tạo độ ẩm, làm mềm da tay. Chị cũng nên chú ý không tự ý xé phần da này vì dễ gây chảy máu, đau mà nên sử dụng bấm móng tay hay kìm bấm da tay để cắt tận gốc của phần da chết.

![[:-P]](/images/wys/yahoo_tongue.gif)
![[:D]](/images/wys/yahoo_bigsmile.gif)